Đau Dạ Dày Có Uống Thuốc Tẩy Giun Được Không? [HỎI – ĐÁP] – CumarGold New
CumarGold New
No Result
View All Result
  • Sản phẩm
  • Nano Curcumin
  • Bệnh Đau Dạ Dày
    • Đau Dạ Dày
    • Vi Khuẩn HP
    • Viêm Loét Dạ Dày
    • Tư vấn viêm hang vị
  • Chia sẻ người dùng
  • Điểm Bán
Đặt hàng
CumarGold New
No Result
View All Result
  • Sản phẩm
  • Nano Curcumin
  • Bệnh Đau Dạ Dày
    • Đau Dạ Dày
    • Vi Khuẩn HP
    • Viêm Loét Dạ Dày
    • Tư vấn viêm hang vị
  • Chia sẻ người dùng
  • Điểm Bán
Đặt hàng
Cumargold New
No Result
View All Result

Đau Dạ Dày Có Uống Thuốc Tẩy Giun Được Không? [HỎI – ĐÁP]

Dược sĩ Nguyễn Huệ bởi Dược sĩ Nguyễn Huệ
31/12/2020
in Tư vấn Đau Dạ Dày
Đau Dạ Dày Có Uống Thuốc Tẩy Giun Được Không? [HỎI – ĐÁP]

Điều trị đau dạ dày và tẩy giun đều là những việc quan trọng và cần thiết đối với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc đau dạ dày có uống thuốc tẩy giun được không? Để trả lời chi tiết về câu hỏi này, hãy cùng Cumargold tìm hiểu ngay trong những thông tin dưới đây nhé!

Mục lục

  • 1. Đau dạ dày có uống thuốc tẩy giun được không?
  • 2. Tại sao bị đau dạ dày vẫn có thể tẩy được giun?
  • 2.1 Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit trong dịch vị dạ dày
  • 2.2 Thuốc giảm tiết axit giúp giảm tiết axit
  • 2.3 Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL
  • 2.4 Thuốc tạo màng bọc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
  • 2.5 Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả

1. Đau dạ dày có uống thuốc tẩy giun được không?

Bị đau dạ dày có uống thuốc tẩy giun được không?. Câu trả lời là Có. Bởi lẽ, việc làm này sẽ giúp loại bỏ giun sán trong dạ dày, tạo cho dạ dày môi trường tốt nhất để thực hiện chức năng của nó. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng bệnh nhân đau dạ dày cần có lịch tẩy giun phù hợp để không bị ảnh hưởng đến bệnh đau dạ dày.

2. Tại sao bị đau dạ dày vẫn có thể tẩy được giun?

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau dạ dày như: nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, chế độ ăn uống không phù hợp,… Ngay khi biết mình mắc đau dạ dày, bệnh nhân cần phải được điều trị bằng các sản phẩm thuốc đặc hiệu. Có 5 nhóm thuốc thường sử dụng trong điều trị đau dạ dày bao gồm:

2.1 Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit trong dịch vị dạ dày

Các loại thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa axit trong dịch vị, nâng pH của dạ dày lên gần 4. Thuốc tạo điều kiện thuận lợi cho sự tái tạo lớp niêm mạc vốn đang bị tổn thương ở dạ dày.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người dùng cần hết sức chú ý. Bởi lẽ nhóm thuốc kháng axit thường có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là loại thuốc điều trị triệu chứng, giảm cơn đau mà không mang lại hiệu quả triệt để. Thông thường, khi dạ dày rỗng, các thuốc kháng axit sẽ mất công hiệu sau 30 phút, và sau khoảng 2 giờ khi có thức ăn.

Việc sử dụng thuốc kháng axit làm tăng pH trong dạ dày hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác, trong đó có các loại thuốc tẩy giun. Vì vậy, cần cân nhắc thứ tự hay thời gian sử dụng cho phù hợp. Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên dùng thuốc kháng axit tốt nhất là sau bữa ăn từ 1 – 3 giờ trước khi đi ngủ, 3 – 4 lần trong một ngày. Ngoài ra, các loại thuốc kháng axit dạng lỏng thường hiệu quả hơn dạng rắn.

Những người bị suy tim sung huyết, phù, xơ gan, suy thận, người mới bị chảy máu đường tiêu hóa cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng các thuốc này.

2.2 Thuốc giảm tiết axit giúp giảm tiết axit

Các loại thuốc giảm tiết axit thường được dùng trong 5 trường hợp:

  • Thuốc có tác dụng trong một số trường hợp loét đường tiêu hóa khác có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày.
  • Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bởi thừa axit trong dịch vị.
  • Dạ dày bị loét dạng lành tính, hay léo do dùng thuốc chống viêm.
  • Bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Bị hội chứng tăng tiết axit dịch vị dạ dày.

Tuy nhiên, loại thuốc làm giảm bài tiết axit cũng chỉ có tác dụng làm giảm đau, giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn. Thuốc không mang lại hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm.

2.3 Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL

Thuốc ức chế bơm proton bao gồm: Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole,… Bên cạnh khả năng ức chế dạ dày tiết axit, nhóm thuốc này cũng mang đến khả năng chống trào ngược dạ dày thực quản một cách hiệu quả.

Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng, khi kết hợp nhóm thuốc ức chế bơm proton với các loại thuốc Clarithromycin, Metronidazole và Amoxicilline sẽ có công dụng tiêu diệt vi khuẩn xoắn HP hiệu quả.

2.4 Thuốc tạo màng bọc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nhóm thuốc này thường bao gồm các biệt dược sau: Silicate Al, Silicate Mg, Bismuth: CBS hay Subcitrate Bismuth, Sucralfate gồm muối Aluminium của Sucrose-octasulfat, Mucosta hoặc Rebamipide,…

Với những người thắc mắc viêm dạ dày, loét dạ dày hay viêm hang vị dạ dày, thuốc tạo màng bọc là loại thuốc nên được dùng. Khi vào dạ dày, thuốc tạo kết dính với dịch dạ dày thành một lớp bảo vệ quanh ổ loét cũng như toàn bộ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, thuốc hạn chế tình trạng viêm loét lan rộng hay ăn sâu vào lớp niêm mạc.

2.5 Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả

Nhóm thuốc này sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP. Các thuốc thường dùng bao gồm:

  • Amoxicilline. Việc sử dụng thuốc này hầu như không có các phản ứng phụ nguy hiểm nào và được khuyến cáo nên sử dụng 2 gram mỗi ngày, kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
  • Clarithromycin là thuốc có độ nhạy cảm cao với HP nên thường được sử dụng trong phác đồ ba thuốc. Dòng thuốc này không bị ảnh hưởng của pH dịch vị, lan tỏa nhanh vào lớp nhầy và thấm tốt vào niêm mạc dạ dày, dễ hấp thu. Các bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân viêm hang vị dạ dày nên sử dụng 1g/ ngày, kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
  • Imidazole. Kháng sinh này tập trung ở niêm mạc dạ dày nên không làm ức chế các chất nhầy ở niêm mạc. Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra thường gặp ở người bệnh có thể kể đến: buồn nôn, dị ứng, đi ngoài… Do đó, tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng 1g/ ngày và kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc loại nào và thời gian dùng thuốc là bao lâu. Thông thường, thuốc được sử dụng theo đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 tuần.

Sau khi hết một đợt dừng điều trị, bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra theo chỉ định. Nếu tình trạng bệnh không tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định tiếp tục điều trị, tăng liều lượng hoặc thay đổi thuốc tùy theo từng trường hợp.

Bệnh nhân đau dạ dày cũng có nguy cơ nhiễm giun sán như người bình thường. Chính vì vậy, tẩy giun là hoạt động cần thiết phải được tiến hành nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Các thuốc thường dùng bao gồm:

  • Mebendazol là thuốc tẩy giun 500mg, thường dùng cho cả người lớn và trẻ em dùng để tẩy các loại giun thông thường. Thuốc dùng 1 liều duy nhất.
  • Albendazol thường sử dụng 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun phổ biến thường mắc phải và là loại thuốc thường dùng cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, dùng albendazole 200mg cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Pyrantel là thuốc tẩy giun đặc hiệu giúp loại bỏ giun kim, giun đũa và giun móc. Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh có thể sẽ gặp phải một vài các phản ứng phụ như: nôn; đau bụng, tiêu chảy, giảm cảm giác thèm ăn ít khi xảy ra. Thuốc không dùng được cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng và phụ nữ có thai và người mắc bệnh về gan. Ngoài ra, liều lượng cũng do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Đối với điều trị bệnh giun sán và cần phải dùng thuốc tẩy giun, bạn nên sử dụng những loại thuốc được khuyến cáo trên đây. Mặc dù không có thời gian cụ thể về lịch tẩy giun nhưng thông thường đối với người lớn khoảng cách giữa những lần tẩy giun định kỳ cách nhau từ 4 – 6 tháng để có thể loại bỏ giun hiệu quả.

Tẩy giun nên sau đợt điều trị đau dạ dày

Do các nhóm thuốc tẩy giun thường chỉ dùng 1 liều duy nhất cho 1 lần tẩy nên chúng không thực sự quá khắt khe về thời gian sử dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng bệnh nhân nên ưu tiên điều trị đúng liều với các thuốc đau dạ dày trước thuốc tẩy giun.

Sau khi kết thúc đợt điều trị đau dạ dày, sẽ chuyển sang tẩy giun để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Điều này đồng thời cũng như tránh được những tác dụng phụ không mong muốn do tương tác thuốc gây ra.

Hi vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp độc giả có thể trả lời cho mình câu hỏi đau dạ dày có uống thuốc tẩy giun được không một cách tốt nhất. Hãy sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để có thể mang lại hiệu quả sử dụng thuốc tối đa nhé! Thường xuyên truy cập vào https://cumargoldnew.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!

Liên quan Bài viết

Giải pháp xử lý viêm xung huyết hang vị dạ dày hiệu quả tại nhà
Tư vấn Đau Dạ Dày

Giải pháp xử lý viêm xung huyết hang vị dạ dày hiệu quả tại nhà

12/08/2021
Viêm xung huyết môn vị có triệu chứng thế nào? Cách điều trị ra sao?
Tư vấn viêm hang vị

Viêm xung huyết môn vị có triệu chứng thế nào? Cách điều trị ra sao?

26/07/2021
Cú “lội ngược dòng” với bệnh đau dạ dày, viêm hang vị 20 năm của bà giáo Yên Bái
Chia sẻ người dùng

Cú “lội ngược dòng” với bệnh đau dạ dày, viêm hang vị 20 năm của bà giáo Yên Bái

29/07/2021
Viêm hang vị có khuẩn HP 50 năm gặp biến chứng, người cựu chiến binh Hà Nam nỗ lực tìm lối thoát
Chia sẻ người dùng

Viêm hang vị có khuẩn HP 50 năm gặp biến chứng, người cựu chiến binh Hà Nam nỗ lực tìm lối thoát

05/08/2021
Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết – 4 biến chứng nguy hiểm bạn không ngờ tời
Tư vấn Đau Dạ Dày

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết – 4 biến chứng nguy hiểm bạn không ngờ tời

26/07/2021
Viêm xung huyết hang vị – Nguyên nhân và cách điều trị
Tư vấn Đau Dạ Dày

Viêm xung huyết hang vị – Nguyên nhân và cách điều trị

23/07/2021

CHUYÊN GIA TƯ VẤN

( miễn phí )

Đi khám nhiều nơi và sử dụng nhiều phương pháp nhưng vẫn chưa hiệu quả? Để lại thông tin, chuyên gia sẽ tư vấn giải pháp tối ưu

Đăng ký tư vấn

Thông báo

x
GS, TS Nguyễn Khánh Trạch
Nguyên trưởng khoa tiêu hóa
Bệnh viện Bạch Mai

Tham vấn chuyên môn

►GS, TS, BS Nguyễn Khánh Trạch – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
►GS. TS Đào Văn Phan – Phó chủ nhiệm BM Dựơc lý ĐH Y HN
► TS, BS Nguyễn Thị Quỹ – Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội

Quy chế hoạt động

  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng

Mạng xã hội

Facebook Youtube Twitter

Hỗ trợ

1800 1796
đã thông báo bộ công thương DMCA.com Protection Status


CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Trụ sở chính: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Văn phòng Miền Bắc: Tòa nhà Comatce, số 61 Ngụy Như Kon Tum, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội Điện thoạị: 024.3668.6938
Văn phòng Miền Nam: Công ty Cổ Phần CVI Miền Nam Số 28 Phạm Vấn, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh/ Tel: 028 3861 0162
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 05/08/2011
----------------------------
(*) Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người
(**) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

No Result
View All Result
  • Sản phẩm
  • Nano Curcumin
  • Bệnh Đau Dạ Dày
    • Đau Dạ Dày
    • Vi Khuẩn HP
    • Viêm Loét Dạ Dày
    • Tư vấn viêm hang vị
  • Chia sẻ người dùng
  • Điểm Bán
GỌI 1800.1796
NHẬN TƯ VẤN