Thay vì dùng thuốc Tây, nhiều bệnh nhân sử dụng các thảo dược từ đông y chữa viêm loét dạ dày. Bởi tính an toàn, tiện lợi, dễ sử dụng và được áp dụng trong dân gian rất nhiều. Vậy bài thuốc đông y chữa viêm loét dạ dày có tốt không? Có những cách chữa viêm loét dạ dày bằng Đông y nào tốt, hiệu quả? Cùng CumarGold tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây!
Mục lục
1. Ảnh hưởng của viêm loét dạ dày đối với sức khỏe
Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện sau hoặc trước bữa ăn, nhiều người còn cảm thấy đau nhiều vào ban đêm. Cơn đau từ âm ỉ dần trở nên dữ dội, dồn dập, liên tục và kéo dài. Người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn…
Khi các vết loét lớn và sâu, ăn vào các mạch máu có thể gây ra tình trạng chảy máu ở dạ dày.
2. Cách chữa viêm loét dạ dày bằng Đông y
Các loại thảo dược đông y đặc trị viêm dạ dày đang được xem là lựa chọn mà nhiều người hướng đến sử dụng, mang đến nhiều hiệu quả.
2.1 Thể huyết ứ
- Triệu chứng: đau dữ dội ở một vị trí nhất định ở vùng thượng vị, cự án. Có thể có nôn ra máu, đi ngoài phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, hữu lực.
- Pháp điều trị: thông lạc hoạt huyết hay lương huyết chỉ huyết.
- Nguyên liệu: Ngũ linh chi 12g, bồ hoàng 12g. Tán bột mỗi ngày uống 10g chia 2 lần.
2.2 Can khí phạm vị
- Triệu chứng: bụng trên đầy trướng, vùng thượng vị đau xuyên ra hai bên hông, ợ hơi, ợ chua, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm huyền.
- Nguyên liệu: Sơ can lý khí, hòa vị chỉ thống.
- Nguyên liệu: Sài hồ 8g, bạch thược 12g, cam thảo 4g, chỉ xác 8g, hương phụ 8g, xuyên khung 8g. Sắc ngày uống 1 thang.
2.3 Tỳ vị hư hàn
- Triệu chứng: đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi, thích xoa bóp và chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện phân nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế
viêm loét dạ dày Ôn trung tán hàn. - Nguyên liệu: Hoàng kỳ 8g, gừng sống 5 lát, hương phụ 12g, quế chi 12g, bạch thược 10g, đại táo 16g, cao lương khương 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
2.4 Thể hỏa uất
- Triệu chứng: vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô đắng, hay ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác
- Pháp điều trị: Sơ can, tiết nhiệt, dưỡng âm, hòa vị
- Nguyên liệu: Sa sâm 12g, đương quy 12g, câu kỷ tử 12g, mạch đông 12g, sinh địa 14, xuyên luyện tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
3. Chữa viêm loét dạ dày bằng Đông y có hiệu quả không?
So với thuốc Tây y, các bài thuốc Đông y từ thảo dược tự nhiên lại giúp người bệnh an toàn hơn, hạn chế được tối đa việc có tác dụng phụ và thích hợp với trị bệnh viêm loét dạ dày lâu dài. Không chỉ vậy, nếu thuốc Tây y tập trung vào điều trị triệu chứng bệnh, thì thuốc Đông y sẽ tập trung vào trị bệnh từ gốc, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, thuốc chữa viêm loét dạ dày trong Đông y một mặt vừa trị bệnh, mặt khác lại giúp bồi bổ cơ thể, từ đó tăng sức đề kháng và giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Các thành phần trong bài thuốc Đông y cũng có thể được bổ sung trong món ăn hàng ngày của người bệnh, vừa lành tính, vừa bổ dưỡng.
Tuy nhiên điều trị viêm loét dạ dày bằng Đông y đòi hỏi người bệnh kiên trì sử dụng liên tục trong một thời gian dài mới có thể đem lại kết quả cao. Bên cạnh đó từ xưa đến nay có rất nhiều bài thuốc đông y trị viêm loét dạ dày, mỗi bài thuốc cần kiên trì trong thời gian dài do đó gây những tâm lý hoang mang cho người bệnh không biết cần sử dụng bài thuốc nào mới hiệu quả.
Thêm nhược điểm về việc cần sắc, đun kì công, không tiện cho những người trẻ tuổi, công việc bận rộn…
Ngoài ra, chữa bệnh viêm loét đạ dày bằng Đông y chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới tái phát, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và xoa dịu tổn thương dạ dày. Còn trường hợp viêm loét dạ dày nặng thì phương pháp trên ít có hiệu quả hơn.