Dạ dày không khỏe thường có triệu chứng đau âm ỉ và nóng rát vùng thượng vị. Cơn đau dạ dày thường dữ dội vào ban đêm và gần sáng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy cách giảm đau dạ dày nào nhanh nhất, đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà? Làm gì khi lên cơn đau dạ dày? Đau bao tử làm gì cho hết nhanh? Cách làm dịu cơn đau dạ dày nào hiệu quả? Trong bài viết này, CumarGold Newsẽ chia sẻ giúp bạn trả lời các câu hỏi trên!
Mục lục
- 1. Đau dạ dày – những cơn đau quằn quại, âm ỉ
- 2. Cách giảm đau dạ dày nhanh, cấp tốc và hiệu quả nhất tại nhà
- 2.1 Chườm nóng
- 2.2 Massage bụng
- 2.3 Hít thở sâu
- 2.4 Uống nước hoặc sữa ấm
- 2.5 Yoga giúp giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà
- 2.6 Thuốc Tây y
- 3. Lưu ý khi giảm đau dạ dày
- 4. Biện pháp phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát
- 4.1 Tránh căng thẳng thần kinh
- 4.2 Điều chỉnh chế độ ăn
- 4.3 Ngủ sớm và đủ giấc
1. Đau dạ dày – những cơn đau quằn quại, âm ỉ
Dạ dày có 2 chức năng chính là co bóp, nghiền trộn cho thức ăn thấm dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị. Dưới tác động của môi trường và chế độ dinh dưỡng, dạ dày có thể bị tổn thương. Cơn đau có thể âm ỉ tại vùng bụng, lúc có lúc không, gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Khi bạn thấy xuất hiện những cơn đau quằn quại kèm nóng rát vùng thượng vị, hãy đến gặp bác sĩ để có kết luận chính xác và điều trị kịp thời, đúng cách.
2. Cách giảm đau dạ dày nhanh, cấp tốc và hiệu quả nhất tại nhà
2.1 Chườm nóng
Chườm nóng là mẹo giảm đau dạ dày tại nhà hiệu quả và nhanh chóng. Sức nóng từ nước nóng, muối,… giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu trên bề mặt da và cải thiện lượng máu đến bụng. Dưới đây là cách giảm cơn đau dạ dày tức thời bằng nước nóng và muối mà bạn có thể tham khảo.
Cách 1: Nước nóng
- Cho nước nóng vào chai thủy tinh hoặc túi giữ nhiệt
- Lăn qua lăn lại vùng bụng đặc biệt là vị trí đau quằn quại
Cách 2: Chườm muối
- Cho muối vào rang
- Cho ra và bọc vào khăn mỏng, mềm
- Chườm lên vị trí đau
- Nếu muối nguội bạn cho vào rang lại rồi tiếp tục chườm cho đến khi hết đau
2.2 Massage bụng
Trong các cách giảm đau bao tử không thể bỏ qua massage bụng. Đây cũng là cách giúp tăng lưu lượng máu lưu thông đến vùng bụng hiệu quả. Để giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng, bạn thực hiện như sau:
- Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau
- Ấn lên bụng với lực vừa phải
- Xoa theo chiều kim đồng hồ
- Dùng ngón cái ấn nhẹ nhàng lên vùng bị đau
(Lưu ý: Khi massage bụng người bệnh nên nằm ngửa, trước khi massage nên thoa dầu gió để tăng hiệu quả giảm đau)
2.3 Hít thở sâu
Hít thở sâu cũng là cách giảm đau dạ dày đơn giản và hiệu quả. Hít thở sâu giúp kích thích quá trình co thắt dạ dày, giảm thiểu acid dư thừa có trong dạ dày, từ đó giúp người bệnh giảm được các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn và đặc biệt là các cơn đau.
2.4 Uống nước hoặc sữa ấm
Cách 1: Dùng sữa ấm
Sữa nếu sử dụng với liều lượng nhỏ sẽ giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là do sữa có khả năng kích thích tiết acid. Cách giảm đau bao tử bằng sữa đơn giản, không làm mất quá nhiều thời gian của bạn:
- Pha một cốc sữa ấm
- Uống từng ngụm nhỏ
Cách 2: Dùng nước gừng
Trong gừng có hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, hạn chế sản sinh gốc tự do. Bên cạnh đó, gừng còn thúc đẩy hoạt động của ruột, giảm đau dạ dày tại nhà hiệu quả. Chỉ nên dùng gừng tươi, người bị táo bón, trĩ, sốt cao không nên sử dụng gừng. Cách giảm cơn đau dạ dày tại nhà bằng gừng được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 10g gừng tươi
- Rửa sạch, để ráo nước
- Thái thành từng lát mỏng
- Cho lát gừng đã thái lát vào cốc nước sôi, đậy kín trong khoảng 15 phút
- Uống khi nước gừng vẫn còn ấm
Cách 3: Dùng nghệ và mật ong
Nghệ có chứa hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn nên tốt với bệnh lý dạ dày. Mật ong có tác dụng giảm đau bụng và làm lành tổn thương do viêm loét dạ dày gây nên, giảm đau bụng. Dân gian thường kết hợp mật ong và nghệ để chữa và giảm đau bao tử tạm thời. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị khoảng 15gr nghệ tươi cùng 1 thìa mật ong
- Hòa tan lượng nghệ và mật ong đã chuẩn bị vào 150ml nước ấm
- Khuấy đều trước khi uống, uống trước khi ăn
2.5 Yoga giúp giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà
Yoga có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện vóc dáng hoặc duy trì sắc đẹp, nhiều bài tập yoga còn có tác dụng kích thích hoạt động của các cơ quan vùng bụng. Cách giảm đau dạ dày bằng yoga là một trong những phương pháp khá hay và làm dịu các cơn đau dạ dày khá hiệu quả. Tập yoga 30p 1 ngày sẽ giúp hơi thở của bạn nhịp nhàng hơn, giúp chức năng tiêu hóa của dạ dày tốt hơn, làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua và giảm cơn đau dạ dày hiệu quả và lâu dài. Dưới đây là 2 bài tập yoga giảm đau đao tử mà bạn có thể tham khảo:
Bài tập 1: Tư thế Yoga dạng cây cầu
- Nằm trên sàn, đầu gối co, bàn chân đặt chắc chắn trên mặt sàn như ở tư thế ngồi.
- Hịt thở dâu, dùng bàn chân và cánh tay làm điểm tựa để nâng hông lên cho đến khi bắp đùi song song với mặt sàn.
- Giữ nguyên tư thế trong một phút. Nếu cảm thấy động tác quá khó, bạn có thể kê thêm gối chống dưới xương cụt.
Bài tập 2: Tư thế Yoga tam giác
- Bước chân phải về phía trước tạo tư thế nhún người thấp và sau đó duỗi thẳng chân.
- Bước chân trái về phía sau khoảng 15cm và xoay bàn chân 1 góc 45 tới 60 độ về phía chân trước sao cho gót chân vẫn giữ nguyên trên sàn.
- Tựa nhẹ tay phải lên cẳng chân phải hoặc trên sàn và duỗi thẳng tay trái lên cao, lòng bàn tay hướng về phía trước.
- Duỗi thẳng đầu về phía trước khi xương cụt hướng về hông trái.
2.6 Thuốc Tây y
Sau khi áp dụng các biện pháp tự nhiên, nếu cơn đau không có khuynh hướng thuyên giảm, bạn có thể sử dụng thuốc Tây y giảm đau, chẳng hạn:
- Aspirin
- Acetaminophen
- Paracetamol
- Ibuprofen
- Naproxen…
Lưu ý: Bạn có thể áp dụng thuốc Tây y làm giảm cơn đau dạ dày tức thời nhanh chóng, nhưng bạn không nên sử dụng quá nhiều. Việc lạm dụng thuốc sẽ có khả năng gây táo bón hoặc thậm chí là tắc ruột.
3. Lưu ý khi giảm đau dạ dày
Các bài thuốc dân gian thường có tác dụng chậm, cần kiên trì trong một thời gian dài mới hiệu quả. Bên cạnh đó, các bài thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng đau dạ dày chứ không thể khỏi hoàn toàn. Nếu uống không đúng cách có thể gây tác dụng phụ, mất thời gian, công sức và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Đối với các loại thuốc Tây y, nếu lạm dụng có thể dẫn đến táo bón/tiêu chảy, đau đầu, loãng xương, gãy xương,…
Năm 2013, Viện Hóa Học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố ứng dụng thành công công nghệ Nano được bào chế từ Nano Curcumin, chuyển giao cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI sản xuất viên nang mềm. Với kích thước siêu nhỏ, khả năng hấp thu vào máu tốt, Nano Curcumin đã phát huy hiệu quả hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày vượt trội so với nghệ hay Curcumin thông thường. Đi đầu trong ứng dụng Nano Curcumin được bào chế dưới dạng viêm nang mềm là sản phẩm CurmaGold.
Kể từ khi có mặt trên thị trường, CurmaGold đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi tình trạng viêm loét dạ dày, giảm bệnh lý mạn tính, cải thiện sức khỏe. CumarGold có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, làm lành vết thương nhanh chóng, tăng tiết chất nhầy mucin, bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bên cạnh đó, CurmaGold còn có tác dụng làm đẹp da, chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi sức khỏe, vóc dáng cho phụ nữ sau sinh. Giữ nguyên công thức đã thực chứng hiệu quả trong những năm qua, kết hợp với chiết xuất gừng chuẩn hóa được nhập khẩu tại Naturex Pháp CVI Pharma đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm CumarGod New. Sự hiệp đồng tác dụng giúp giảm nhanh triệu chứng đau dạ dày, làm lành tổn thương vết loét, cải thiện chức năng tiêu hóa, nâng cao miễn dịch cơ thể và giảm nguy cơ mắc ung bướu.
Lưu ý trước khi sử dụng: Sản phẩm là thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Để điều trị nhanh, hiệu quả đau dạ dày thì người bệnh cần sử dụng kết hợp Cumargold với thuốc kê đơn của bác sĩ.
4. Biện pháp phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát
4.1 Tránh căng thẳng thần kinh
Kiểm soát căng thẳng, thư giãn là cách hữu hiệu để phòng ngừa và giảm cơn đau dạ dày. Tham khảo các kỹ thuật sau để kiểm soát căng thẳng thần kinh:
- Tập trung giải quyết các vấn đề đã và đang gặp phải
- Hướng bản thân suy nghĩ tích cực
- Lên kế hoặc những việc bạn muốn thực hiện
- Đi dạo, tập thể dục hoặc gặp gỡ bạn bè
- Hít thở sâu mỗi khi căng thẳng…
4.2 Điều chỉnh chế độ ăn
Giảm cơn đau dạ dày bằng cách điều chỉnh chế độ ăn khoa học là việc cần thiết đối với người bị đau dạ dày. Một số giải pháp đơn giản mà người đau dạ dày có thể áp dụng như:
- Ăn sáng đầy đủ
- Ăn đúng giờ và cố định thời gian ăn các bữa
- Ăn chín, uống sôi
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
- Không nên ăn quá no, chia bữa chính thành các bữa phụ
- Không nên uống quá nhiều nước trước và sau khi ăn
- Không nên uống nhiều nước có ga, rượu, bia, café
- Nhai kỹ trước khi nuốt để kích thích bài tiết nước bọt, giảm áp lực cho dạ dày
- Hạn chế ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn có vị mặn, cay nóng, trái cây chua
4.3 Ngủ sớm và đủ giấc
Thức khuya và căng thẳng kéo dài khiến sức khỏe suy giảm. Đây cũng là “hung thủ” gây đau và viêm loét dạ dày. Vì vậy, ngủ sớm, đủ giấc là một trong những cách phòng ngừa đau dạ dày mà bạn nên áp dụng. Các chuyên gia cho biết, đi ngủ sớm sẽ giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh và nâng cao hiệu quả của sự trao đổi chất.
Các cơn đau dạ dày thường xuất hiện bất thường, vì vậy, người bệnh cần nắm được biện pháp khắc phục tạm thời. Bài viết đã giúp bạn biết được cách cách giảm đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà. Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ tổng đài 1800 1796 để được tư vấn miễn phí hoặc comment bên dưới bài viết. Truy cập cumargoldnew.com thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bệnh lý dạ dày, viêm hang vị, vi khuẩn HP, sức khỏe phụ nữ sau sinh và sản phẩm hiệu quả nhé!