Đau dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
-
Ngày đăng:
15/07/2020 -
Lần cập nhật cuối:
24/07/2023 -
Số lần xem
820
Nội dung bài viết
ToggleBệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến. Ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm nhiều đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên về lâu dài các cơn đau dai dẳng, âm ỉ càng khiến cho người khác khó chịu và dẫn tới nhiều biến chứng. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau dạ dày là gì? Hiện tượng đau dạ dày có nguy hiểm không? Để có thể hiểu rõ hơn hãy cùng CumarGold tìm hiểu rõ về chứng dạ dày này.
1. Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày hay đau bao tử (trong tiếng anh là stomach aches) là tình trạng dạ dày bị tổn thương gây ra cơn đau bụng vùng thượng vị. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, không liên tục, khó chịu. Cơn đau sẽ xuất hiện khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói, hoặc khi làm việc căng thẳng,…
Đau dạ dày được chia làm 2 giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạtn cấp tính, triệu chứng của bệnh có xu hướng tiến triển nhanh chóng. Nếu không điều trị kịp thời có thể tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, gây nên mãn tính.
2. Vị trí đau dạ dày ở đâu?
Đau dạ dày ở vị trí nào phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của từng bệnh nhân. Người bệnh có thể đau tại vùng thượng vị, vùng bụng giữa và dạ dày phía trên bên trái.
2.1 Đau vùng thượng vị
Vùng thượng vị là vùng bụng ở phía trên rốn và dưới xương sườn. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ, khó chịu kèm theo triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, nóng rát, chán ăn và giảm cân đột ngột.
2.2 Đau dạ dày phía trên bên trái
Các cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, sau đó lan rộng ra hai bên và khu vực sau lưng. Người bệnh cảm thấy đau nhiều ở vùng bụng phía trên bên trái kèm theo tình trạng nóng ruột và xót bụng.
2.3 Đau vùng bụng giữa
Đây là vị trí đau dạ dày khá phổ biến. Cơn đau sẽ bắt đầu từng vùng quanh rốn rồi dần lan rộng ra vùng bụng bên phải. Tuy nhiên, vùng bụng giữa là nơi tập trung các cơ quan tiêu hóa quan trọng trong cơ thể người. Bệnh dạ dày thường dễ nhầm lẫn các bệnh lý khác như: viêm tụy, viêm ruột thừa… Vì vậy, khi thấy xuất hiện cơn đau tại vị trí này, bạn cần đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh.
3. Các triệu chứng đau dạ dày
Dấu hiệu đau dạ dày được biểu hiện như thế nào? Đau bao tử có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người bệnh chủ quan, khiến bệnh tiến triển nặng rồi mới được phát hiện và điều trị. Cùng tìm hiểu các triệu chứng đau dạ dày dưới đây:
3.1. Cảm giác đầy bụng
Cảm giác đầy bụng là triệu chứng của đau dạ dày phổ biến ở mức độ nhẹ. Người bệnh sẽ cảm giác đầy hơi, chướng bụng khó chịu trong khi ăn và sau khi ăn.
3.2. Bụng cồn cào
Niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nồng độ axit tăng cao, kích ứng dạ dày và tạo cho người bệnh cảm giác cồn cào.
3.3. Suy nhược cơ thể, chán ăn
Tình trạng cơ thể suy nhược, chán ăn là biểu hiện đau dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Dạ dày bị tổn thương thời gian dài dần dần sẽ không thể hoạt động bình thường được nữa, khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn kém đi. Tiêu hóa kém dẫn tới tình trạng chán ăn, hấp thu kém và làm cơ thể bị suy nhược.
>> Tìm hiểu thêm: Thực Đơn Cho Người Đau Dạ Dày TỐT NHẤT Hiện Nay
3.4. Đau thượng vị
Đau thượng vị là cơn đau ở vùng trên rốn. Tần suất và mức độ của các cơn đau thượng vị ở người bệnh khá thất thường và sẽ càng ngày càng tăng khi tổn thương trong dạ dày nghiêm trọng hơn. Những cơn đau thượng vị có thể trở nên dữ dội và sinh hơi nóng lan đến cổ họng.
3.5. Nôn buồn nôn, ợ chua, ợ hơi
Cách nhận biết đau bao tử khác là buồn nôn, ợ chua thường rất phổ biến ở người bị đau dạ dày. Khi gặp phải triệu chứng này, người bệnh cần phải hết sức lưu ý và cần xử lý sớm. Tránh trường hợp để bệnh kéo dài, gây rách niêm mạc thanh quản, mất nước và tụt huyết áp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe…
3.6. Đi tiêu ra phân đen, nôn ra máu
Hiện tượng đi tiêu ra phân đen, nôn ra máu là hiện tượng rất nguy hiểm ở người bị đau dạ dày, có thể khiến người bệnh tử vong. Hiện tượng này xảy ra khi tổn thương ở dạ dày quá lớn, lan đến vùng có mạch máu, làm máu thoát khỏi thành dạ dày và chảy vào ống tiêu hóa. Vậy nên khi gặp dấu hiệu đau bao tử này, bạn cần đến bác sĩ thăm khám để có chẩn đoán và cách điều trị kịp thời.
3.7. Sụt cân đột ngột
Dạ dày bị tổn thương làm cho khả năng tiêu hóa giảm đi, người bệnh không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn tới việc sụt cân. Tình trạng mất máu dạ dày cũng làm cho sức khỏe của người bệnh suy giảm, cơ thể bị thiếu máu, suy nhược. Đây có thể coi là triệu chứng đau bao tử rõ nhất ở bệnh nhân.
Nếu đã mắc đau dạ dày ở mức độ nhẹ hoặc nặng. Để được tư vấn, vui lòng liên hệ tổng đài 1800-1796 hoặc để lại thông tin tư vấn ngay TẠI ĐÂY, đội ngũ dược sĩ chuyên môn sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
4. Nguyên nhân đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày kéo dài và thường xuyên hình thành do sự ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây ra đau dạ dày mà bạn nên biết để phòng tránh:
4.1 Vi khuẩn HP
80% số bệnh nhân đau, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori gây nên. Trong dạ dày người, vi khuẩn HP sống ở lớp nhầy bao phủ vùng niêm mạc, phá hủy lớp nhầy này và khiến thành dạ dày bị dịch vị ăn mòn. Sau một thời gian nó sẽ gây tổn thương cho thành dạ dày, dẫn đến tình trạng loét, teo và bắt đầu căn bệnh.
4.2. Lạm dụng thuốc tây
Uống thuốc không đúng cách, không đủ nước, lạm dụng thuốc… có thể là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sự tiết axit ở dạ dày, khiến bệnh dạ dày phát sinh. Do đó, khi cần sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và chỉ định rõ ràng.
4.3. Stress
Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột. Hệ quả là làm tăng axit HCl và pepsin trong dạ dày, khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
4.4 Thuốc lá
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nên đau dạ dày. Nhiều người sẽ nghĩ thuốc lá chỉ gây ra bệnh phổi, nhưngmà ta không thể không nhắc đến đó là bệnh dạ dày.
Chất độc hại Nicotine có trong thuốc lá thúc đẩy sự bài tiết các acid clohydric và pepsin. Đây là nguyên nhân làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc khiến dạ dày bị tổn thương.
4.5 Rượu bia và các chất kích thích
Chất cồn trong rượu bia sẽ khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá huỷ, dẫn đến việc bị viêm loét, chảy máu dạ dày thậm chí là thủng dạ dày nếu không chữa trị kịp thời. Các chất kích thích này có thể gây ra xơ gan, viêm tuyến tụy… khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch,, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.
4.6. Thói quen xấu trong sinh hoạt
Ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói, uống nhiều rượu bia, thức khuya, ngủ không đủ giấc hay sống trong tình trạng căng thẳng kéo dài là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đau dạ dày, dù người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay sau sinh. Vậy nên, bạn đọc hãy lưu ý những nguyên nhân trên để phòng tránh cho bản thân, gia đình không bị mắc nhé!
5. Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày ở thể nhẹ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng đau dạ dày kéo dài và liên tục không được kiểm soát có thể gây các biến chứng nguy hiểm: viêm dạ dày, thủng dạ dày (do thành dạ dày bị bào mòn quá nhiều, vết viêm loét quá sâu) hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày người bệnh nên đến với các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày
Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán đau dạ dày phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán đau dạ dày hiệu quả.
- Nội soi dạ dày: Bác sĩ đưa camera vào dạ dày và quan sát tình trạng dạ dày. Đây là phương pháp giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương trong dạ dày và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Siêu âm dạ dày: Siêu âm dạ dày là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm (có tần số cao) để có thể phát hiện được những bất thường của dạ dày, đồng thời có thể tầm soát ung thư dạ dày.
- Xét nghiệm vi khuẩn HP: Nếu nghi ngờ người bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu, phân, test hơi thở.
- Chụp MRT dạ dày: MRT dạ dày là kỹ thuật sử dụng các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh thật chi tiết dạ dày của bạn
- Chụp CT dạ dày: Đây là phương pháp sử dụng các tia X để tạo nên các hình ảnh lát cắt trong cơ thể. Từ đó thu về các hình ảnh của dạ dày nhằm chẩn đoán về mức độ, các khối u và túi thừa phía bên trong bộ phận này.
7. Cách điều trị bệnh đau dạ dày
Hiện nay với công nghệ phát triển thì cách nhiều cách để chữa bệnh đau dạ dày khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị đau dạ dày mà bạn đọc có thể tham khảo:
7.1. Điều trị đau dạ dày bằng thuốc tây
Khi bị đau dạ dày, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định điều trị đau dạ dày bằng các loại thuốc Tây sau:
- Thuốc kháng sinh: Các thuốc kháng sinh điều trị bệnh đau dạ dày có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày, giúp hoạt động của dạ dày cân bằng trở lại.
- Thuốc giảm tiết acid: Thuốc giảm tiết acid khiến dạ dày tiết ra ít acid hơn, từ đó mà khiến cho các vết viêm loét ít bị ảnh hưởng hơn và giúp giảm các cơn đau dạ dày
- Thuốc trung hòa acid: Thuốc trung hòa acid được sử dụng nhằm trung hòa bớt lượng acid thừa trong dạ dày, giúp làm giảm đau nhanh và tạo cơ hội cho các vết thương trong dạ dày mau lành hơn..
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được dùng nhằm tạo một lớp màng bao phủ niêm mạc, hạn chế sự tiếp xúc giữa acid dịch vị và các vết viêm loét.
Mặc dù, sử dụng các loại thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng nhưng lại không giải quyết được triệt để, các cơn đau tái phát nhiều lần và ngày một nặng. Không chỉ vậy, nếu sử dụng thuốc Tây dài ngày có thể gây tác dụng phụ như: sôi bụng, khô miệng, chán ăn, giảm ham muốn,… gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.
>> Tìm hiểu thêm về các điều trị bệnh đau dạ dày tại nhà tại đây: Cách Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà
7.2. Các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
Ngoài cách điều trị bệnh đau dạ dày bằng thuốc Tây, người bệnh có thể tham khảo thêm một số bài thuốc dân gian dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Bài thuốc 1: Mật ong pha bột nghệ
Mật ong và bột nghệ đều là các thành phần có tác dụng tốt đối với dạ dày, đặc biệt là nghệ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị tinh bột nghệ, mật ong nguyên chất, nước ấm
- Pha 12gr tinh bột nghệ (2 thìa cà phê tinh bột nghệ) với 6gr mật ong nguyên chất (1 thìa cà phê mật ong nguyên chất) cùng với nước ấm. Nên lấy nước dưới 50 độ C, không sử dụng nước đun sôi hoặc nước nguội
- Nên sử dụng nước mật ong pha bột nghệ vào sáng sớm mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Bài thuốc 2: Bột chuối xanh
Bột chuối xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể tác động đến lớp màng nhầy của niêm mạc dạ dày, làm cho lớp nhầy niêm mạc dày lên và có khả năng chống lại các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Cách làm
- Chuối xanh rửa sạch, tước vỏ, ngâm nước cho bớt nhựa
- Thái chuối thành lát mỏng, phơi khô
- Nghiền chuối khô thành bột
- Trộn bột chuối với mật ong nguyên chất sao cho tạo thành hỗn hợp khô vừa đủ. Vo bột lại thành viên nhỏ.
- Mỗi ngày ăn 2 lần trước bữa ăn chính, mỗi lần ăn vài viên, nhai kĩ để bột chuối mật ong nhuyễn ra mới nuốt.
Bài thuốc 3: Nước bắp cải
Nước bắp cải có tác dụng rất tốt trong việc giúp giảm bớt các tình trạng đau dạ dày.
Cách thực hiện:
- Bắp cải đem bóc từng lá, không bỏ lá xanh, rửa nhiều lần nước cho sạch.
- Dọc đôi từng lá theo sống lá, chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước.
- Ép bắp cải lấy nước, bỏ đi phần bã.
- Người đau dạ dày có thể dùng nước bắp cải thay nước uống, ngày uống nhiều lần, mỗi lần uống khoảng 200 – 250 ml. Nước bắp cải sẽ dùng được lâu hơn khi được bảo quản bằng tủ lạnh.
Bài thuốc 4: Nước lá mơ lông
Lá mơ lông có tác dụng ổn định đường tiêu hóa cực kì tốt.
Cách làm nước lá mơ lông:
- Lá mơ lông rửa sạch, chọn lá to dày.
- Giã nát khoảng 2-3 lá mơ rồi vắt lấy nước uống, uống 1 lần trong ngày.
Việc sử dụng các bài thuốc dân gian tuy có hiệu quả nhưng rất chậm, lại mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị nên ít người kiên trì sử dụng. Hơn nữa, một số bài thuốc còn gây một vài tác dụng phụ. Ví dụ như tinh bột nghệ còn chứa nhiều nhựa và tạo chất nên nếu dùng nhiều thường bị nóng, vàng răng, nổi mụn, đôi khi là táo bón…
Vậy, đâu là giải pháp an toàn, hiệu quả lâu dài nhất cho người đau dạ dày?
7.3 Giải pháp toàn diện từ Nano Curcumin Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam
Theo BSCKII Nguyễn Ngọc Lưu Phương – Trưởng Khoa Nội soi – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: “Để đẩy lùi viêm loét dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ tái phát người bệnh cần phải giải quyết được đồng thời cả 3 yếu tố: giảm các yếu tố tấn công (acid dịch vị, vi khuẩn HP, các yếu tố gây viêm), tăng các yếu tố bảo vệ (lớp chất nhày Mucin, Bicarbonat) và đẩy nhanh phục hồi vết loét. Việc sử dụng các thuốc Tây chỉ cho tác dụng giảm nhanh cơn đau tạm thời mà không hồi phục, tái tạo niêm mạc đã bị tổn thương. Vì vậy cần có 1 giải pháp tác động lâu dài, giải quyết được cả 3 yếu tố trên. Và hiện nay, CumarGold New đã làm được điều đó.“
Bạn đọc có thể xem trải nghiệm của người dùng CumarGold tại đây:
CumarGold New chứa Nano Curcumin và chiết xuất gừng chuẩn hóa, Piperine chiết xuất từ hạt tiêu đen,… đạt chất lượng tương đương với chế phẩm Nano Curcumin của Mỹ. CumarGold New đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm vào ngày 28/3/2019. với hiệu quả vượt trội:
- Chống viêm mạnh, phục hồi nhanh tổn thương viêm loét.
- Bao vết loét, tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Làm lành vết loét, ngăn ngừa tái phát và biến chứng nguy hiểm.
Đặt mua CumarGold hoặc đăng ký tư vấn về sản phẩm CumarGold TẠI ĐÂY hoặc liên hệ tổng đài (miễn phí cước gọi) 1800-1796
8. Các cách phòng ngừa đau dạ dày
Để phòng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện những điều sau.
- Ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ, cần bằng đủ các nhóm chất.
- Tránh xa các món cay, nhiều gia vị, các thực phẩm chứa nhiều axit, chất kích thích…
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau
- Tránh tình trạng căng thẳng kéo dài
- Duy trì cân nặng hợp lý để phòng bệnh dạ dày
Bên trên là một số thông tin cơ bản về chứng đau dạ dày, một căn bên không còn xa lại với nhiều người. Các nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách khắc phục chứng đau dạ dày mà chúng tôi vừa nêu, mong sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình cải thiện tình trạng của bệnh dạ dày.
>> Tìm hiểu thêm: Khám Đau Dạ Dày Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội Và Hồ Chí Minh?
9. Một số câu hỏi liên quan
9.1 Đau dạ dày gây hôi miệng không?
Người bị đau dạ dày thường thay bị trào ngược thực quản. Thức ăn sau khi vào tới dạ dày dễ bị trôi ngược trở lại thực quản và có thể đẩy lên khoang miệng kéo theo dịch vị và vi khuẩn HP. Khi loại vi khuẩn này kí sinh trong miệng, nó sẽ bám vào lưỡi, lợi hay các kẽ răng gây nên mùi hôi khó chịu.
9.2 Đau dạ dày có lây không?
Đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua đường miệng, đường phân, đường dạ dày.
Vì vậy, hạn chế nguy cơ lây nhiễm đau dạ dày, mỗi cá nhân cần phải chủ động phòng ngừa:
- Rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Sử dụng riêng những vật dụng cá nhân
- Không nhai mớm cơm cho trẻ
>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em – Nguyên nhân và Cách chữa
9.3 Đau dạ dày có chữa được không?
Các vết viêm loét ở dạ dày thường rất khó lành, do dạ dày là nơi lưu trữ và tiêu hóa thức ăn, luôn luôn hoạt động khiến cho các vết viêm loét không ngừng bị tác động vào. Môi trường bên trong dạ dày cũng là môi trường thường xuyên ẩm ướt nên rất dễ cho vi khuẩn sinh sôi. Tuy nhiên, nếu được chữa trị kịp thời với phương pháp đúng đắn thì bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể được chữa khỏi.
Bên trên là một số thông tin cơ bản về bệnh đau dạ dày – một căn bên không còn xa lại với nhiều người. Các nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách khắc phục chứng đau dạ dày mà CumarGold vừa chia sẻ, mong sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình cải thiện tình trạng của bệnh dạ dày. Thường xuyên truy cập vào CumarGold để cập nhật những thông tin mới nhất nha!
[elementor-template id=”60478″]
>> Tìm hiểu thêm: Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Giảm Đau?
Cảm ơn bạn, mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Đau dạ dày uống nước dừa được không ak? Em thèm nước dừa quá mà không dám uống chỉ sợ bị đau nặng.
Cám ơn admin cung cấp thông tin về đau dạ dày hữu ích.