Skip to main content

4 nhóm có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao nhất

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    80

Theo thống kê, có đến 70% người Việt có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày. Vậy những đối tượng nào dễ mắc bệnh này nhất chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Xem thêm: 

1. Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là gì
Loét dạ dày-tá tràng

Viêm loét dạ dày là chứng bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây nên tình trạng đau dạ dày. Bệnh xảy ra khi chất acid và pepsin kích thích khiến lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, loét và đau.

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh này là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị hoại tử. Mức độ tổn thương và kích thước của vết loét bằng hoặc lớn hơn 0.5cm.

Tùy theo vị trí xuất hiện các vết loét mà viêm loét dạ dày có tên gọi khác nhau. Một số tên bệnh thường gặp: Viêm hang vị, loét hang vị, viêm dạ dày.

Theo bác sĩ Nguyễn Kiếm, nguyên phó giám đốc bệnh viện E (Hà Nội), bệnh viêm loét dạ dày nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng thành ung thư dạ dày. Tùy mức độ bệnh mà áp dụng những lộ trình chữa trị phù hợp.

Bên cạnh thuốc Tây y, bạn có thể sử dụng thảo dược nấm lim xanh để điều trị bệnh. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong nấm lim xanh có chứa Letinan, Lingzhi-8, germanium, Polysaccharides… Các chất này có dược tính chống viêm loét, tăng sức đề kháng với vi khuẩn HP.  Đặc biệt, thảo dược qúy hiếm này còn có tác dụng dung hòa và ngăn cản các dịch tiết gây viêm loét, bảo vệ niêm mạc.

2. 4 nhóm người điển hình có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là ăn bệnh nguy hiểm, dễ tái phát. Dưới đây là 4 nhóm người điển hình có nguy cơ mắc bệnh cao nhất:

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày xuất hiện ở nhóm sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên

Trong thuốc lá có chứa hơn 200 hóa chất độc hại. Đặc biệt, nicotin trong thuốc lá kích thích cơ thể tiết cortisol. Chất này làm tăng tiết acid HCl và pepsine ăn mòn niêm mạc, dẫn đến viêm loét dạ dày.

Nicotine còn ngăn cản sự tổng hợp Prostaglandin – Chất  bảo vệ, phục hồi và sửa chữa niêm mạc dạ dày. Trên thực tế, có đến 41% nam giới mắc bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân hút thuốc lá thường xuyên.

Sử dụng các chất cồn như rượu, bia, cũng phá hủy lớp niêm mạc dạ dày. Men rượu kích thích dạ dày tiết nhiều acid dịch vị, làm tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày và các bệnh lý khác ở gan, thận.

Nhóm người có thói quen sinh hoạt không khoa học dẫn đến viêm loét dạ dày

Sinh hoạt chưa khoa học là một trong những nguyên nhân gây viêm loét nhiều người mắc phải. Việc ăn uống vội vàng, ăn quá no, hay để quá đói, vừa ăn vừa xem tivi,… khiến dạ dày hoạt động quá mức.

Khi quá trình tiêu hóa bị đảo lộn, cơ thể xuất hiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Trong trường hợp quá trình tiêu hóa không được lưu thông, thức ăn ứ trệ kích thích dạ dày tiết nhiều acid HCl. Acid được tiết quá mức sẽ ăn mòn niêm mạc, gây viêm loét và các bệnh khác.Bạn cần hiểu được nguyên nhân viêm loét dạ dày này để hạn chế tối đa tình trạng bệnh do sinh hoạt thiếu khoa học.

Viêm loét dạ dày do thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid

Các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp và mãn tính. Thuốc kháng viêm không chứa steroid làm ức chế tổng hợp prostaglandin, khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn.

3. Nhóm nguyên nhân viêm loét dạ dày khác

Căng thẳng thần kinh ( stress) tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày
Các nguyên nhân viêm loét dạ dày khác

Ngoài ra, những người thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố sau cũng làm niêm mạc dạ dày bị suy yếu và ăn mòn.

Căng thẳng thần kinh ( stress) tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các bệnh dạ dày có liên quan mật thiết với tâm lý. Khi bị stress kéo dài hoặc bất chợt, cơ thể sẽ tự động tiết Cortisol  để điều chỉnh trao đổi chất.

Như đã nói ở trên, Cortisol làm tăng lượng acid HCL và men pepsine ăn mòn và ngăn cản cơ thể bài tiết chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bởi vậy, nhóm người thường xuyên chịu stress từ công việc và cuộc sống có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp) ảnh hưởng trực tiếp đến viêm loét dạ dày

Theo kết quả thống kê của Viện tiêu hóa Việt Nam, có đến 70% người trưởng thành nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Sau khi chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, chúng tiết ra các  chất kích khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn. Lượng acid dư thừa là nguyên nhân viêm loét dạ dày.

Trào ngược dịch mật ăn mòn niêm mạc dạ dày

Dịch mật có vai trò tiêu hóa chất béo đồng thời loại bỏ tế bào hồng cầu chết và độc tố khỏi cơ thể. Tình trạng mật trào vào dạ dày, sau đó kết hợp với acid làm niêm mạc bị ăn mòn. Nếu kéo dài sẽ tạo thành các ổ viêm loét, gây đau đớn.

Trên đây là 4 nhóm có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày tá tràng cao nhất, hi vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm: Nỗi lo viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì?

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1