Nóng Dạ Dày Ăn Gì? Lưu Lại Ngay 18 Món Ăn Nên Dùng
-
Ngày đăng:
10/02/2023 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
212
Nội dung bài viết
ToggleHiện tượng nóng dạ dày mà nhiều người đang mắc phải thực sự gây rất nhiều bất tiện, khó chịu trong cuộc sống. Chỉ cần chú ý nóng dạ dày ăn gì là bạn đã có thể phần nào giảm sự khó chịu mà nó đem đến.
1. Nóng dạ dày – hiện tượng ngày càng phổ biến trong cuộc sống
Số liệu năm 2018 của Hội Khoa học Tiêu hóa đưa ra có đến 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Trong số đó có đến 75% người bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản khiến dịch dạ dày, men tiêu hóa, thậm chí cả thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản. Các acid trong dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây tổn thương, nóng rát rất khó chịu.
Cảm giác nóng rát đôi khi còn đi kèm với ợ chua, ợ nóng, buồn nôn làm bạn ăn uống không ngon miệng, không có cảm giác thèm ăn. Dạ dày luôn trong trạng thái đầy hơi khó chịu làm bạn mất tập trung trong công việc, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nóng dạ dày lâu ngày còn dẫn đến nguy cơ bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và các căn bệnh khác.
Vì thế, bên cạnh các phương pháp chữa trị, bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi.
2. Nóng dạ dày nên ăn nhóm thực phẩm giảm axit dạ dày
Lượng axit dư thừa trong dạ dày làm tăng tính kích thích của trào ngược. Nó gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi gây ra hiện tượng nóng rát dạ dày và trào ngược dạ dày. Lúc này người bị nóng dạ dày nên ăn gì?
2.1 Trà thảo dược
Nguyên liệu của trà thảo dược là các loại cây có có tác dụng chữa bệnh, vô cùng lành tính. Các loại trà thảo dược thông thường được làm từ những nguyên liệu như cây atiso, cỏ ngọt, cam thảo, bạc hà, hoa cúc,…
Trà thảo dược có tác dụng giảm nhiệt, làm mát, làm giảm các cơn nóng dạ dày. Chất cynarin trong trà thảo dược có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời làm giảm các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi.
2.2 Nha đam
Nha đam cũng là một trong những câu trả lời hoàn hảo cho việc nóng rát dạ dày ăn gì. Bạn có thể chế biến nha đam thành khá nhiều món ăn, nhằm hỗ trợ người bệnh giảm được lượng axit dư thừa trong dạ dày. Trong sách Đông y, nha đam (lô hội) có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, điều trị viêm loét dạ dày. Đặc biệt, trong nha đam có nhiều glucoprotein, có khả năng chống viêm và giảm dị ứng, làm mau lành vết thương.
Nếu sử dụng nha đam thường xuyên, lượng axit dạ dày luôn ở mức ổn định, ngăn chặn được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản do dư thừa axit.
2.3 Salad tươi
Salad tươi được làm từ nhiều loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ tự nhiên và các vitamin tốt cho cơ thể con người. Chất xơ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa đồng thời có khả năng kiềm hóa axit trong dạ dày. Một số nguyên liệu trong salad tươi như cà rốt, dưa chuột, rau diếp,… có khả năng kháng viêm, giảm nóng rát hiệu quả.
Ưu điểm của salad tươi là bạn có thể lựa chọn nguyên liệu mình thích, món ăn này tương đối dễ ăn nên bất kì ai cũng có thể thưởng thức.
2.4 Dầu oliu
Dầu oliu có thể được trộn vào các món ăn thường ngày của bạn hoặc được dùng thay dầu thực vật làm từ hạt cải, đậu phộng. Không giống các loại dầu thực vật khác, dầu oliu không chứa nhiều axit béo nên những bệnh nhân có bệnh dạ dày có thể yên tâm sử dụng.
Trong dầu oliu có hàm lượng polyphenol cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP gây hại có trong dạ dày. Bên cạnh đó, Omega-9 có trong dầu oliu cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu việc tiết axit thừa ở dạ dày.
2.5 Dấm táo
Dấm táo được biết đến là sản phẩm chứa nhiều axit, tuy nhiên, đây lại là axit tự nhiên rất tốt cho dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng enzym trong dấm táo cũng khá cao, giúp cân bằng axit trong dạ dày, chống trào ngược axit dạ dày.
Đối với dấm táo, các bạn có thể chế biến kèm theo với các món ăn trong ngày. Dấm táo nên sử dụng vào buổi sáng, cùng bữa ăn sáng sẽ có hiệu quả tốt nhất. Lúc này, dạ dày đang làm việc, máu lưu thông tốt hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng tuần hoàn máu, làm mới và sản sinh các tế bào.
2.6 Hạnh nhân
Nóng dạ dày nên ăn gì? Hạnh nhân chính là câu trả lời.
Hạnh nhân được coi là “thực phẩm vàng” hỗ trợ giảm axit dạ dày, rất tốt cho người bị bệnh về dạ dày. Trong hạnh nhân chứa nhiều vitamin B, protein và canxi có thể ngăn ngừa trào ngược acid dạ dày và nóng dạ dày. Hạnh nhân có thể chế biến được thành nhiều món đa dạng, từ xay nhỏ rắc lên bánh đến tách vỏ ăn trực tiếp.
2.7 Gừng
Gừng là sản phẩm có nhiều công dụng tốt, vừa là thuốc vừa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng. Trong gừng có nhiều hợp chất có lợi như zingiberene, phellandrene, xeton, citral, capsaicin, diphenyl-heptan,…
Theo Đông y, ngoài tác dụng chống buồn nôn, kháng viêm, gừng còn được sử dụng như 1 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày. Bằng cách khử trùng vết loét dạ dày, trung hòa axit thừa ở dạ dày, gừng là thực phẩm đem lại sức khỏe tốt cho con người.
2.8 Cháo
Không phải tự nhiên cháo là thực phẩm được sử dụng nhiều khi người ta bị bệnh. Trong cháo có chứa tinh bột nhưng được nấu nhuyễn, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Đối với người bị đau dạ dày, lượng tinh bột vẫn cần đảm bảo đầy đủ nhưng cần được chuyển hóa thành dạng lỏng để dễ hấp thụ hơn. Ăn cháo sẽ khiến dạ dày không phải làm việc quá nhiều, giảm thiểu các cơn co, hạn chế việc tiết axit.
2.9 Dưa chuột
Dưa chuột (dưa leo) vốn được biết đến là loại thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể. Trong dưa chuột 96% là nước, vì vậy ngoài công dụng làm đẹp dưỡng da, dưa chuột còn là thực phẩm tốt cho dạ dày.
Dạ dày của bạn sẽ được làm mát tự nhiên nhờ dưa chuột, từ đó triệu chứng ợ nóng, nóng rát thượng vị cũng được cải thiện rõ rệt. Dưa chuột tương đối dễ ăn và có thể chế biến kèm theo các nguyên liệu khác, tạo ra đa dạng món ăn.
3. Nhóm thực phẩm bảo vệ niêm mạc
Niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Sự xâm nhập của khuẩn HP, stress, sử dụng quá nhiều bia rượu,… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến dạ dày bị viêm nhiễm nghiêm trọng, phù nề sưng huyết. Chính vì vậy, 1 chế độ ăn uống cần thiết lập để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây bệnh.
3.1 Sữa
Sữa tươi từ lâu được biết đến là sản phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng canxi và các chất khoáng kiềm cao. Khi uống sữa, những chất này sẽ giúp kiềm hóa lượng axit dư thừa đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng giúp niêm mạc dạ dày khỏe mạnh. Hãy pha cho mình 1 ly sữa mỗi ngày để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân xấu gây bệnh!
3.2 Bánh ngọt
Dạ dày là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, với 4 lớp màng bao bọc bên ngoài; lớp cơ; màng trơn và niêm mạc (màng nhờn). Niêm mạc là phần bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm nhập của khuẩn HP đồng thời tiết ra chất nhờn nhằm ngăn axit dư thừa tấn công dạ dày.
Bánh ngọt là sản phẩm chứa nhiều chất béo, đường tự nhiên có khả năng bao bọc niêm mạc dạ dày, hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân xấu gây bệnh. Bên cạnh đó, bánh ngọt được làm từ bột mì, có tác dụng hút ẩm dịch vị, axit dư thừa có trong dạ dày nhằm giảm các triệu chứng nóng rát dạ dày.
3.3 Mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao nhờ chứa nhiều vitamin nhóm A và các nhóm B1, B2, B6, E. Vì vậy, mật ong trở thành một liều thuốc kháng sinh tự nhiên nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn HP. 75% hydrat cacbon ở trong mật ong sẽ giúp hạn chế các vết loét lan rộng, khiến niêm mạc dạ dày không bị bào mỏng.
Mật ong có thể sử dụng đi kèm với nhiều món ăn, chế biến được đa dạng món, tăng khẩu vị cho người ăn. Đồng thời, mật ong có vị ngọt dễ uống, có thể sử dụng hàng ngày, thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh hơn.
4. Nhóm thực phẩm làm lành vết loét dạ dày
Vết loét dạ dày xuất hiện do sự xâm nhập của vi khuẩn HP lây qua đường tiêu hóa, tiếp xúc như ăn chung bát, đũa, thìa,… Nếu tình trạng các vết loét lan rộng, các bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh về dạ dày tiến triển nặng hơn.
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, các bạn cũng nên gia tăng những thực phẩm sau trong bữa ăn nhằm hỗ trợ làm lành các vết loét dạ dày nhanh hơn
4.1 Tôm
Tôm là loại hải sản giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là cho những ai bị bệnh dạ dày. Tôm chứa nhiều protein, Omega-3, các axit béo nhằm hỗ trợ phục hồi các vết loét. Chất đạm trong tôm có tác dụng làm các vết loét mau lành nhưng cũng có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Chính vì vậy, bạn nên ăn tôm với lượng vừa phải, nên xay nhỏ để hệ tiêu hóa dễ hấp thụ hơn.
4.2 Cá
Tương tự như tôm, cá cũng là loại hải sản giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Đặc biệt, cá diêu hồng (cá rô phi đỏ) là có khả năng làm lành vết loét dạ dày.
Cá giàu protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như phốt pho và i-ốt nhằm bổ sung dinh dưỡng, tăng khả năng tái tạo, giúp vết loét nhanh lành hơn. Không những vậy, cá có ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa, dạ dày không phải làm việc nhiều nên có thể tự điều chỉnh, tăng khả năng phục hồi.
4.3 Bắp cải
Theo báo cáo từ Viện Sức khỏe Quốc gia, Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, thời gian lành loét dạ dày trung bình ở những người uống nước ép bắp cải được rút ngắn so với những người không uống nước ép bắp cải.
Từ xưa, những người dân ở châu u đã nghiền bắp cải và sử dụng nó như 1 phương thuốc làm lành các vết thương. Đây là sản phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm không kém gì mật ong, giúp làm lành các vết loét dạ dày nhanh hơn.
5. Nhóm thực phẩm bổ sung vitamin
Những vitamin và chất xơ tự nhiên có tác dụng tốt đối với dạ dày cũng như hệ tiêu hóa. Dưới đây là 1 số thực phẩm chứa nhiều vitamin, đáp án cho câu hỏi nóng dạ dày ăn gì.
5.1 Ngũ Cốc
Ngũ cốc làm từ lúa mạch, bột mì nên chứa rất nhiều chất xơ và tinh bột có lợi cho cơ thể. Trong ngũ cốc có đến 95% khoáng chất là gốc sunfat và photphat của magie, kali và canxi. Những chất này hỗ trợ rất lớn cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh.
5.2 Các loại hoa quả
Hoa quả chứa nhiều vitamin và chất xơ tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, khi ăn nhiều hoa quả sẽ khiến cơ thể như được thanh lọc, giảm nguy cơ nóng dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn hoa quả có vị chua, vì nó sẽ làm cho dạ dày bạn thêm khó chịu.
5.3 Nước ép rau củ màu xanh đậm
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước ép đặc (smoothies) giúp hạn chế viêm nhiễm trong cơ thể và tiêu hóa dễ dàng trong dạ dày. Sử dụng đều đặn thức uống này sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể và tốt cho dạ dày.
6. Các cách giảm nóng dạ dày đơn giản
Ngoài việc điều chỉnh việc ăn uống, bạn cũng có thể áp dụng 1 số cách giảm nóng dạ dày đơn giản như dùng trà gừng, nước rau, nước hoa quả, mật ong … Kết hợp các cách làm này sẽ giúp bạn nhanh chóng đỡ khó chịu.
Nếu nguyên nhân gây nóng dạ dày là do tổn thương của các niêm mạc dạ dày, bạn cần phải làm lành các vết tổn thương để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây nóng dạ dày.
CumarGold New được nghiên cứu & phát triển bài bản dựa trên sự thấu hiểu về bệnh lý dạ dày, giúp làm lành các vết loét dạ dày và ngăn ngừa các triệu chứng của nóng dạ dày như: Ợ hơi, nóng dạ dày, đầy bụng, đau bụng… hiệu quả.
CumarGold New là sự kết hợp của Nano Curcumin và Chiết xuất Gừng chuẩn hóa, trong đó Nano Curcumin có tác dụng gấp 40 lần nghệ thông thường.
Sản phẩm giải quyết các căn nguyên gây bệnh bao gồm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, tốc độ tháo rộng chậm. Đặc biệt nhờ khả năng làm lành niêm mạc dạ dày thực quản nhanh chóng giúp người dùng CumarGold New ngăn ngừa biến chứng hiệu quả …
Chỉ với 2 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày trong 1-3 tháng hiệu quả sẽ được phát huy tốt nhất và bạn sẽ cảm thấy hiện tượng nóng dạ dày chuyển biến tích cực rõ rệt.
Sản phẩm CumarGold New đang được bán phổ biến và rộng rãi tại hệ thống 10.000 nhà thuốc toàn quốc hoặc bạn có thể đặt hàng ngay tại đây rất dễ dàng.
Nóng dạ dày ăn gì sẽ không còn là câu hỏi khó với 18 loại thực phẩm gợi ý trên đây. Bạn hãy bổ sung những thực phẩm này để hạn chế những cơn nóng dạ dày và các bệnh dạ dày khác nhé. Thường xuyên truy cập vào https://cumargoldnew.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất về các vấn đề về dạ dày bạn nhé!