Skip to main content

Top 6+ triệu chứng điển hình bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách xử trí

  • Ngày đăng:

    03/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    264

Viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng thường không rõ rệt ở giai đoạn đầu và khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân sẽ gặp các tổ hợp triệu chứng tương đối giống nhau ở giai đoạn tiến triển bệnh. Sau đây là tổng hợp 6 triệu chứng và hướng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trích dẫn từ chuyên trang Y khoa Canada – Facty Health

1. Triệu chứng đầy hơi chướng bụng ợ chua

Đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp nhất. Thường gây tức bụng trên, nóng rát, khiến bệnh nhân khó ăn, mệt mỏi, suy nhược. Một số trường hợp bệnh nhân có thể nôn hoặc buồn nôn.

Ợ chua
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường xuyên bị ợ chua

Nguyên nhân đầy hơi chướng bụng

  • Chủ yếu do vi khuẩn Hp lên men sinh ra khí CO2 và NH3, tạo ra nhiều khí bên trong dạ dày.
  • Căng thẳng, stress kéo dài do viêm loét dạ dày tá tràng khiến dạ dày giảm co bóp. Thức ăn không được chuyển xuống ruột gây đầy hơi khó tiêu.
  • Uống thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày như các thuốc nhóm NSAID, aspirin…

Bệnh nhân cần làm gì khi bị đầy hơi chướng bụng?

Đa số cấc trường hợp đầy hơi trướng bụng đều không đáng lo. Nhưng nếu bạn gặp vấn đề trên hơn 2 lần/tuần hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá.

đầy bụng do viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng gặp triệu chứng đầy bụng

Xem thêm:

2. Viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng khó tiêu

Khó tiêu là tình trạng phổ biến thứ 2 chỉ sau chướng bụng và đầy hơi ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Đây được coi như là hệ quả của việc chướng bụng đầy hơi.

Bệnh nhân nên làm gì để giảm khó tiêu?

  • Tránh các thực phẩm khó tiêu như các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu đạm
  • Tránh ăn quá no, nên chia nhỏ lượng thức ăn của các bữa ăn, ăn nhiều bữa nhỏ
  • Ăn thức ăn mềm như cháo, súp, canh
  • Ăn nhiều rau, chất xơ và vitamin đến từ các loại quả (tuy nhiên nên tránh các quả có vị chua, tránh ăn lúc đói)
  • Sử dụng men tiêu hoá theo tư vấn của dược sĩ
viêm loét dạ dày tá tràng khó tiêu
Triệu chứng khó tiêu rất phổ biến ở bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm khi bị đau dạ dày vùng trên rốn 

3. Đi ngoài phân đen, phân dính máu

Đây là triệu chứng nguy hiểm báo hiệu bạn có thể bị xuất huyết tiêu hoá trong. Đồng nghĩa với tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng đang tiến triển nặng, gây tổn thương và xuất huyết niêm mạc. Triệu chứng khác đi kèm thường là đau quặn, đau tăng khi đói, cảm giác nóng rát như lửa đốt ở vùng thượng vị (trên rốn).

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng phân đen, phân dính máu cần làm gì?

  • Trước tiên hãy giữ bình tĩnh, loại trừ các nguyên nhân gây nhầm lẫn như ăn tiết canh, ăn thức ăn màu đen… (phân dính máu thường có mùi rất khắm và có dịch nhầy, các trường hợp do thức ăn thì không)
  • Đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để chẩn đoán tình trạng xuất huyết niêm mạc dạ dày.
xuất huyết niêm mạc dạ dày
Đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu xuất huyết niêm mạc dạ dày tá tràng

Xem thêm: Viêm xung huyết hang vị dương tính nguy hiểm như thế nào?

4. Triệu chứng mất cảm giác ngon miệng

Vì không thể tiêu hóa thức ăn đã nạp vào cơ thể, cũng như việc thường xuyên bị đầy bụng và buồn nôn, người bệnh sẽ mất cảm giác ăn uống ngon miệng. Ngoài ra, người bị đau dạ dày cũng thường có cảm giác đắng miệng, khó chịu. Lâu ngày sẽ khiến người bệnh cảm thấy chán ăn.

Bạn nên làm gì?

  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn thức ăn dễ tiêu như rau quả, đạm từ thực vật (tránh rau quả có vị xanh đậm)
  • Tránh đồ ăn gây kích ứng như đồ ăn chua, thức ăn cay nóng
  • Sử dụng men tiêu hoá, các bài tập kích thích ngon miệng
Các thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn
Bệnh nhân nên xây dưng chế độ ăn khoa học

Xem thêm:

5. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng là rối loạn tiêu hóa

Thông thường, dạ dày của chúng ta sẽ co bóp, tiết ra dịch vị để tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Khi xảy ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, sự cân bằng hoạt động dạ dày bị ảnh hưởng. Gây ra nhiều rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, khiến bệnh nhân bị táo bón hoặc tiêu chảy…

Bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tương tự khi bị viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng đầy hơi và ăn không ngon miệng.

rối loạn tiêu hoá
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường bị rối loạn tiêu hoá

6. Sốt dai dẳng

Sốt là tình trạng báo hiệu cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng hoặc viêm. Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, triệu chứng sốt thường có nguyên nhân do viêm, đặc biệt viêm do vi khuẩn Hp.

Bệnh nhân thường sốt 39-40 độ, dai dẳng và không mang tính chất chu kỳ. Triệu chứng sốt do viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm thông thường khác.

Bệnh nhân nên làm gì khi nghi ngờ sốt do viêm loét dạ dày tá tràng ?

  • Theo dõi tần suất và nhiệt độ các lần sốt, uống thuốc hạ sốt theo tư vấn của dược sĩ
  • Loại trừ các trường hợp gây nhầm lẫn như cảm cúm, sốt do viêm bộ phận khác
  • Đi khám bác sĩ nếu tình trạng sốt kéo dài hơn 4 ngày khi đã loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá ràng bị sốt
Bệnh nhân bị đau dạ dày sốt cao có thể bị nhức đầu, sốt, vô cùng mệt mỏi.

Xem thêm: Cẩn thận chứng đau dạ dày kèm theo sốt

7. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Các triệu chứng trên rất thường gặp ở các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên chúng không có nhiều giá trị trong chẩn đoán xác định và phân biệt bệnh. Đồng thời cũng không có khả năng nhận biết được nguyên nhân gây bệnh. 

Xem thêm: Tổng hợp các cách chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng chính xác nhất

Do đó, khi gặp các dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng mô tả như trên. Bệnh nhân nên gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa nhằm xác định và phân biệt các thể bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, bệnh nhân nên lên kế hoạch cho một chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý bao gồm:

  • Tránh stress, căng thẳng
  • Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn chua gây kích ứng niêm mạc
  • Tránh các chất kích thích
  • Tránh các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ và đạm động vật
  • Không ăn quá no, nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
  • Thực hiện một chế độ tập luyện và sinh hoạt khoa học
Thói quen ăn uống lành mạnh
Thói quen, chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1