Thông tin tổng quan về bệnh viêm dạ dày âm tính với Hp
-
Ngày đăng:
03/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
26/07/2023 -
Số lần xem
111
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày âm tính với Hp là mắc bệnh hay không mắc bệnh là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Để giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày HP dương tính – Đối tượng & phương pháp xét nghiệm
- Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Viêm dạ dày ruột cấp và cách điều trị hiệu quả nhất
1. Viêm dạ dày âm tính với hp là gì ?
Khi các dấu hiệu lâm sàng đều cho thấy bạn đang bị viêm loét dạ dày tá tràng, các bác sĩ sẽ yêu cần bạn làm thêm một số xét nghiệm chuyên khoa để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Và một xét nghiệm không thể thiếu đó chính là xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp trong dịch dạ dày. Và chính xét nghiệm này sẽ giúp bạn biết mình âm tính hay dương tính với H.pylori. Theo đó:
Kết quả âm tính với Hp: Nghĩa là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn H.pylori đã được loại bỏ, cơ thể bạn trong thời điểm hiện tại không có vi khuẩn Hp và chứng viêm loét dạ dày tá tràng của bạn là do một nguyên nhân khác gây ra.
Kết quả viêm dương tính với Hp: Cơ thể bạn đang bị nhiễm vi khuẩn H.pylori, chúng là nguyên nhân chính gây nên những vết viêm loét, những cơn đau khó chịu cho dạ dày, tá tràng của bạn và bạn cần phải được điều trị ngay lập tức để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
2. Các phương pháp xét nghiệm điển hình nhất
Hiện nay có 4 phương pháp để xác định bạn có bị viêm dạ dày âm tính với Hp hay không, mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, các bác sĩ sẽ cân nhắc theo điều kiện thực tế để quyết định nên lựa chọn phương pháp xét nghiệm nào là tối ưu nhất.
2.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp lấy máu trên cơ thể người bị bệnh để đem xét nghiệm tìm kháng thể kháng Hp tồn tại trong máu.
Nguyên tắc của phương pháp: Khi cơ thể bạn nhiễm khuẩn Hp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự động sản sinh ra một loại kháng thể kháng Hp. Loại kháng thể này tồn tại trong máu và theo máu đi khắp cơ thể, do đó nếu kết quả xét nghiệm máu tìm ra có loại kháng thể kháng Hp sẽ có thể kết luận được cơ thể bạn dương tính với Hp.
Thực hiện: Bệnh nhân được nhân viên y tế tiến hành lấy máu và đem đi xét nghiệm tìm và đo nồng độ kháng thể lgG trong máu bằng máy xét nghiệm tự động.
Kết quả: Kết quả xét nghiệm máu thường có sau 24 giờ. Kết quả là dương tính với Hp nếu các KTV tìm và đo được nồng độ của kháng thể lgG trong máu và ngược lại
Ưu điểm: Xét nghiệm máu cho kết quả nhanh, rẻ tiền, độ nhạy cao, không gây đau đớn cho bệnh nhân
Nhược điểm: Không đánh giá được mức độ tổn thương của dạ dày, có thể cho kết quả dương tính giả. Xét nghiệm máu tìm Hp thường chỉ được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt
2.2. Xét nghiệm hơi thở
Xét nghiệm hơi thở hay test hơi thở Ure là phương pháp xét nghiệm tìm Hp.
Cách tiến hành:
- Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân thổi khí từ trong phổi vào trong túi lấy mẫu xét nghiệm
- Nhanh chóng cho bệnh nhân uống một viên thuốc ure có gắn đồng vị C13 với 100ml nước ngay sau khi bệnh nhân thổi khí. Nhắc bệnh nhân uống thuốc khi bụng đói, nuốt chửng viên thuốc, không nhai, cắn nát hay làm vỡ viên thuốc
- Để bệnh nhân nằm nghiêng sang trái 5 phút sau đó ngồi yên trong 15 phút
- Cho bệnh nhân thổi khí vào túi lấy mẫu thứ 2
- Mang 2 túi mẫu đi xét nghiệm bằng máy quang phổ kế
Nguyên tắc thực hiện: Vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ tạo ra một loại enzyme Urease, enzyme này sẽ phân hủy Ure trong viên thuốc thành amoniac và khí cacbonic. Lượng khí cacbonic này kết hợp với C13 được hấp thụ vào trong máu và đào thải qua phổi. Vì thế, khi đo nồng độ khí CO2 trong túi mẫu có thể xác định được bạn có bị viêm dạ dày âm tính với Hp hay không.
Kết quả: Kết quả xét nghiệm test hơi thở thường có sau vài giờ. Tại Việt Nam, ngưỡng Hp âm tính cho cả C13 và C14 là 4/1000. Nếu kết quả test cho kết quả vượt ngưỡng 4/1000 tức là bệnh nhân dương tính với Hp và ngược lại, nếu dưới ngưỡng 4/1000 sẽ có kết quả âm tính với Hp.
Ưu điểm: Cho kết quả với độ chính xác cao, có kết quả nhanh, không gây đau đớn và phù hợp với nhiều đối tượng.
Nhược điểm: Phương pháp đắt tiền và không xác định được mức độ tổn thương của vết loét.
2.3. Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân là một loại xét nghiệm sử dụng phân của bệnh nhân để làm vật mẫu để tìm kháng nguyên Hp có lẫn trong phân.
Cách tiến hành:
- Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân lấy mẫu phân tại nhà hoặc tại nơi xét nghiệm vào túi đựng mẫu xét nghiệm chuyên dụng để tránh nhiễm khuẩn.
- Không để nước tiểu lẫn vào phân, mẫu lấy xong phải đem đi xét nghiệm ngay hoặc phải được bảo quản lạnh, tránh để phân tiếp xúc với các loại tã giấy của trẻ để tránh làm sai kết quả xét nghiệm
- Có thể lấy phân trực tiếp từ trực tràng
- Lấy một phần nhỏ trong mẫu phân vào trong ống nghiệm, thêm hóa chất xét nghiệm, chất tạo màu trước khi tiến hành xét nghiệm
- Có 2 phương pháp xét nghiệm phân hay được sử dụng: test nhanh tìm kháng nguyên Hp (Antigen – Ag) bằng phương pháp sắc ký miễn dịch hoặc phương pháp miễn dịch tự động như hóa phát quang điện hay miễn dịch huỳnh quang…
Nguyên tắc: Vi khuẩn Hp có thể được thải trừ qua phân của người bệnh, vì vậy ta có thể lấy mẫu phân để làm xét nghiệm viêm dạ dày âm tính có âm tính với HP không.
Kết quả: Kết thúc quá trình xét nghiệm, nếu mẫu phân trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh dương ta có thể kết luận được vi khuẩn Hp có tồn tại trong cơ thể. Kết quả xét nghiệm thường có sau 1 – 4 ngày.
Ưu điểm: Xét nghiệm phân cho kết quả có độ chính xác cao, dễ thực hiện, rẻ tiền.
Nhược điểm: Thời gian cho kết quả khá lâu, khó lấy mẫu và mất vệ sinh.
2.4. Sinh thiết dạ dày
Phương pháp sinh thiết dạ dày được thực hiện bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ gần vết loét dạ dày ra bên ngoài sau khi kết thúc quá trình nội soi dạ dày.
Cách thực hiện:
- Bệnh nhân nằm trên giường và được tiêm thuốc mê hoặc xịt thuốc gây tê tùy theo bệnh nhân lựa chọn phương pháp nội soi
- Các bác sĩ sẽ đặt một thiết bị bảo vệ răng vào miệng bệnh nhân và sử dụng một ống nội soi nhỏ đưa qua miệng bệnh nhân, qua thực quản và xuống dạ dày. Đầu ống nội soi có gắn một camera nhỏ và thiết bị lấy mẫu sinh thiết.
- Các hình ảnh của thực quản và dạ dày mà camera ghi lại được sẽ truyền về một màn hình lớn giúp bác sĩ xác định được vị trí cũng như mức độ tổn thương của vết loét.
- Kết thúc quá trình nội soi, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô dạ dày ở khu vực xung quanh vết loét để nuôi cấy mô hoặc sinh thiết mô bệnh học để tìm Hp
- Với sinh thiết mô bệnh học, mẫu bệnh phẩm được quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra sự hiện diện của Hp
- Nếu sử dụng phương pháp nuôi cấy mô, mẫu sinh thiết sẽ được đưa vào môi trường nuôi cấy đặc biệt để vi khuẩn Hp được nhân lên.
Kết quả: Bệnh nhân được kết luận viêm dạ dày âm tính với Hp khi trên mẫu sinh thiết không có sự hiện diện của vi khuẩn Hp. Các kết quả sinh thiết thường có kết quả sau một vài ngày hoặc có thể lên đến 10 ngày.
Nhược điểm: Phương pháp khá phức tạp gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân và tốn thời gian.
Ưu điểm: Xét nghiệm toàn diện, không chỉ giúp tìm ra vi khuẩn Hp mà còn có thể đánh giá chính xác mức độ tổn thương và tình trạng hiện tại của bệnh nhân.
Lưu ý quan trọng trước khi tiến hành xét nghiệm tìm H.pylori:
- Ngừng sử dụng thuốc kháng sinh ít nhất 4 tuần và thuốc dạ dày ít nhất 2 tuần
- Thông báo cho bác sĩ biết những bệnh lý mình đang mắc phải và các loại thuốc mình đang sử dụng
- Bệnh nhân cần nhịn ăn, nhịn uống (chỉ uống nước lọc )ít nhất là 6h và không uống nước trước khi nội soi 2 giờ
- Không sử dụng những loại thức ăn khó tiêu hóa, thức ăn cứng, nhiều chất xơ, các loại đồ uống có màu vào tối hôm trước khi nội soi
- Thực hiện chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
3. Viêm dạ dày âm tính – Khi nào thì cần tiến hành xét nghiệm ?
Xét nghiệm Hp được chỉ định thưc hiện khi:
- Cơ thể bạn xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như đau âm ỉ vùng thượng vị có kèm theo nóng rát, đau dữ dội khi đói, đau khi về đêm gần sáng, ợ hơi ợ chua liên tục, buồn nôn/nôn….Xét nghiệm Hp để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm loét dạ dày để có phác đồ điều trị phù hợp và chính xác nhất
- Sau khi kết thúc quá trình điều trị viêm dạ dày Hp sau 4 – 6 tuần, bệnh nhân cần phải được xét nghiệm tìm Hp để biết chính xác vi khuẩn Hp đã được tiêu diệt hết chưa, phác đồ điều trị có phù hợp không hay cần sử dụng một phác đồ điều trị khác.
4. Một số bệnh dạ dày có thể gặp do bị nhiễm khuẩn Hp
Nhắc đến vi khuẩn H.pylori mọi người thường nghĩ ngay đến bệnh viêm loét dạ dày, nhưng trên thực tế, chúng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những căn bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm khác như:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Xuất huyết đường tiêu hóa
- Thủng dạ dày
- Hẹp môn vị
- Ung thư dạ dày
5. Làm gì sau khi xét nghiệm viêm dạ dày âm tính với khuẩn Hp
Theo thực tế lâm sàng, ngoài nhiễm khuẩn Hp thì viêm loét dạ dày còn có thể do việc lạm dụng sử dụng thuốc NSAIDs hoặc có thể do căng thẳng stress, do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ khoa học, do nhiễm khuẩn, hay một số ít trường hợp do hội chứng Zollinger – Ellison hay có khối u trong dạ dày tá tràng hoặc lá lách.
Quá trình điều trị viêm dạ dày âm tính do những nguyên nhân ở trên sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc điều trị viêm dạ dày dương tính với Hp, bao gồm:
- Điều trị tích cực bằng các loại thuốc dạ dày như: thuốc kháng acid, thuốc ức chế Histamin H2, thuốc ức chế bơm proton PPI, hay các nhóm thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý, loại bỏ những thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng xấu đến dạ dày như thức khuya, lười vận động…
- Xây dựng chế độ, thực đơn ăn uống lành mạnh và cân đối giúp giảm áp lực cho dạ dày như không uống rượu bia và chất kích thích, không ăn những thực phẩm tăng tiết acid, có vị chua, đồ ăn cay nóng, ăn chín uống sôi…
- Luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái vui vẻ, tránh lo âu căng thẳng, stress
- Bệnh nhân nhớ kiên trì và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, tái khám đúng hẹn.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Nano curcumin giúp chống viêm, giảm đau, làm lành vết loét dạ dày, giảm tiết acid giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, tái tạo niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn Hp… Sản phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyên dùng.
- Top 26 loại thực phẩm nên bổ sung khi bị đau dạ dày
- 16 nhóm thực phẩm bạn không nên ăn khi bị đau dạ dày
- Viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn gì?
Viêm dạ dày âm tính với Hp là một kết quả tốt và việc điều trị bệnh viêm dạ dày của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Hãy thay đổi những những thói quen xấu và kiên trì thực hiện những thói quen mới tốt, lành mạnh và khoa học hơn để đảm bảo một sức khỏe toàn diện cho bạn và những người thân yêu.