Nóng Rát Dạ Dày Khi Đói – Triệu Chứng Không Thể Bỏ Qua
-
Ngày đăng:
11/02/2023 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
248
Nội dung bài viết
ToggleNhiều người chủ quan nghĩ rằng nóng rát dạ dày khi đói là 1 hiện tượng bình thường của cơ thể và không đáng lo ngại. Tuy nhiên điều này cảnh báo chức năng dạ dày suy giảm. Thậm chí đây là dấu hiệu cho một số bệnh dạ dày khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày. Vậy nóng rát dạ dày khi đói là như thế nào? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này nhanh và hiệu quả?
1. Hiện tượng nóng rát dạ dày khi đói
Những cơn nóng rát dạ dày tưởng như vô hại nhưng lại ẩn chứa những mối nguy hiểm về 1 số căn bệnh dạ dày. Điển hình cho tình trạng này là viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Nóng dạ dày luôn khiến bạn cảm thấy đau, nóng ở thực quản hay vùng thượng vị dạ dày. Cảm giác đau nóng diễn ra thường xuyên, có khi đau âm ỉ, có khi đau quặn thắt làm bạn khó chịu trong ăn uống, sinh hoạt và công việc. Lâu ngày bạn sẽ bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, dễ nổi cáu.
Nóng rát dạ dày còn đi kèm với hiện tượng ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực. Đôi khi bạn còn cảm thấy buồn nôn, nôn, miệng đắng, khó nuốt. Đặc biệt khi đói thì những biểu hiện của các hiện tượng trên xảy ra rõ ràng và khó chịu hơn. Điều này là do:
- Khi thức ăn vào dạ dày, dạ dày sẽ tiết dịch vị nhằm tiêu hóa thức ăn vừa nạp vào cơ thể. Quá trình này luôn lặp đi lặp lại mỗi ngày sau khi bạn ăn xong.
- Khi đói dịch vị dạ dày tiết ra nhiều nhưng không có thức ăn để tiêu hóa, nó phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt dạ dày góp phần làm bệnh thêm trầm trọng và kích ứng dạ dày gây trào ngược.
- Dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản làm phá hủy niêm mạc thực quản gây đau, nóng rát như lửa đốt, ợ chua, ợ nóng khó chịu. Acid dạ dày còn kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây hiện tượng đau, tức ngực, khàn giọng.
- Cơ chế gây nóng rát dạ dày cũng chính là cơ chế của bệnh trào ngược thực quản dạ dày. Nếu để triệu chứng này xảy ra thường xuyên mà không có cách giảm hay chữa trị, cơ thể bạn sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như ợ hơi nóng dạ dày, ợ chua liên tục sau khi ăn, buồn nôn…
2. Nên ăn gì để giảm nóng rát dạ dày?
Để khắc phục tình trạng nóng rát dạ dày khi đói, bạn nên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Chế độ ăn uống là 1 trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm để làm giảm cơn nóng rát và khắc phục bệnh.
Ăn các loại thực phẩm giảm axit dạ dày
Sau quá trình ăn, dạ dày luôn tiết axit nhằm tiêu hóa thức ăn vừa nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh dạ dày, axit thường bị tiết ra quá nhiều, gây nên tình trạng axit dư thừa. Lượng axit tiết ra quá nhiều sẽ trào ngược lên theo đường thực quản, gây cảm giác nóng rát. Vì vậy, bạn cần ăn những thực phẩm giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, trung hòa lượng axit để dạ dày không bị đau, nóng rát thượng vị.
Một số loại thực phẩm giảm axit dạ dày có thể kể đến như:
- Trà thảo dược
- Nha đam
- Salad tươi
- Dầu ô liu
- Dấm táo
- Hạnh nhân
- Cháo
- Gừng
- Dưa chuột
Ăn các loại thực phẩm bảo vệ niêm mạc
Vi khuẩn HP, uống quá nhiều bia rượu, sử dụng nhiều chất kích thích,… là những tác nhân khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nếu không bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày, rất có thể bạn sẽ mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Một số loại thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày mà các bạn nên biết như: sữa, mật ong, bánh ngọt,…
Ăn các loại thực phẩm làm lành vết loét dạ dày
Viêm loét dạ dày xảy ra chủ yếu do sự xâm nhập của vi khuẩn HP. Rất nhiều người bị mắc khuẩn HP do ăn chung thìa, bát, đĩa,… Viêm loét dạ dày có thể tiến triển nặng hơn, kèm theo cả bệnh trào ngược thực quản dạ dày, gây ra sự nguy hiểm đối với người bệnh. Vì vậy, bên cạnh điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cần thiết lập chế độ ăn uống phối hợp để đạt hiệu quả cao hơn.
Một số loại thực phẩm các bạn nên sử dụng để làm lành vết loét dạ dày như: bắp cải, tôm, cá,…
Ăn các loại thực phẩm bổ sung vitamin
Vitamin và khoáng chất đều là những thành tố mà cơ thể cần để bổ sung năng lượng. Không chỉ riêng những người bị nóng rát dạ dày mới cần bổ sung vitamin, mọi người đều cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Rau xanh, hoa quả là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của con người.
Một số loại thực phẩm nên ăn để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể như: ngũ cốc, các loại rau củ màu đỏ và xanh đậm, các loại hoa quả,…
3. Cách chữa nóng rát dạ dày
Như đã phân tích ở trên, nóng rát dạ dày không phải 1 bệnh, đó là 1 triệu chứng phổ biến của những bệnh liên quan đến dạ dày. Chính vì vậy, nếu muốn chữa trị dứt điểm nóng rát dạ dày, chúng ta cần phải tập trung điều trị những căn nguyên đó.
Trào ngược thực quản dạ dày là căn bệnh liên quan trực tiếp tình trạng nóng rát dạ dày này. Trước hết, để điều trị tốt trào ngược thực quản dạ dày, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh, tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh tình. Đồng thời, khi đến thăm khám, bạn sẽ nhận được lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa cùng phác đồ điều trị hợp lý.
Hiện nay, có nhiều cách để điều trị nóng rát dạ dày, phổ biến nhất là dùng thuốc. Tuy nhiên, các bạn không nên tự ý sử dụng thuốc, chỉ nên sử dụng sau khi khám bệnh và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ điều trị. Thêm nữa, hãy thiết lập cho mình 1 thời gian biểu hợp lý, từ việc ăn uống đến giờ giấc sinh hoạt. Như vậy, bạn sẽ có thể làm chủ sức khỏe của bản thân, giữ cơ thể luôn khỏe mạnh trước các yếu tố gây bệnh.
Có thể thấy, triệu chứng nóng rát dạ dày khi đói tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dạ dày nguy hiểm. Vì vậy, nếu các bạn đang gặp phải cảm giác này thường xuyên, hãy đi khám ngay lập tức để có thể khắc phục kịp thời. Cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe dạ dày tại đây để biết cách chăm sóc và bảo vệ chính mình và gia đình nhé!