Nguyên nhân gây loét hành tá tràng
-
Ngày đăng:
26/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
26/07/2023 -
Số lần xem
88
Nội dung bài viết
ToggleNguyên nhân gây loét hành tá tràng phần lớn là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác nữa. Bài viết dưới đây sẽ nêu chi tiết 6 nguyên nhân điển hình gây nên loét hành tá tràng từ đó có phương pháp điều trị phù hợp. Xem thêm:
1. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh loét hành tá tràng
Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân gây loét hành tá tràng thì chúng ta có thể tìm hiểu qua về các dấu hiệu của bệnh. Bạn có thể nhận biết triệu chứng bệnh loét hành tá tràng thông qua các dấu hiệu:
- Bị đau vùng thượng vị (vùng rốn đến xương ức): bị đau âm ỉ, bỏng rát và đau kinh khủng vùng thượng vị. Các cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, thường xuất hiện vào ban đêm hoặc lúc đói.
- Khi ăn nhẹ các cơn đau có thể được giảm, tần suất các cơn đau bất thường, có khi đau vài ngày, có khi vài tuần mới hết, sau đó vài tháng hoặc năm sau mới xuất hiện đợt đau mới.
- Xuất hiện các dấu hiệu ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, ăn không ngon, cảm giác khó tiêu, mất ngủ, đầy hơi, ban đêm ngủ chập chờn, người gầy hẳn đi.
Thời gian càng lâu các triệu chứng dần mất đi tính chu kì, các đợt đau tăng dần lên và kéo dài liên tục.
2. Nguyên nhân gây loét hành tá tràng
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh loét hành tá tràng trong đó chủ yếu do H.pylori. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Cụ thể các nguyên nhân là gì sẽ được nêu ngay dưới đây.
2.1 Nguyên nhân phổ biến do vi khuẩn Helicobacter pylori
Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh loét hành tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori), khi một lượng lớn các vi khuẩn này xâm nhập vào trong dạ dày. Chúng làm giảm sản xuất chấy nhầy bảo vệ tá tràng đồng thời gây ra tăng tiết acid trong tá tràng. Acid này làm bào mòn niêm mạc tá tràng sẽ gây ra tình trạng viêm loét hành tá tràng
2.2 Sử dụng thường xuyên các loại thuốc tây
Việc sử dụng thường xuyên và kéo dài các loại thuốc tây như: như aspirin, naproxen hay ibuprofen dẫn đến giảm tiết nhầy – yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng dẫn đến làm bào mòn lớp niêm mạc tá tràng từ đó tình trạng viêm loét hành tá tràng
2.3 Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn hàng ngày quá nhiều chất béo, sử dụng các chất kích thích, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá no hoặc quá đói hoặc ăn… cũng là một trong những nguyên nhân gây loét hành tá tràng điển hình. Bởi nó sẽ làm tăng áp lực dạ dày đồng thời làm cho dạ dày tiết ra dịch acid nhiều hơn dẫn tới làm bào mòn lớp niêm mạc tá tràng dẫn đến viêm loét hành tá tràng
2.5 Hút thuốc lá nhiều
Trong khói thuốc lá có chất nicotine gây kích thích tiết ra nhiều cortisol – đây chính là tác nhân làm tăng nguy cơ viêm loét hành tá tràng
2.4 Stress lâu ngày
Khi bị stress, lo âu, căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết acid trong dạ dày dẫn đến bào mòn lớp niêm mạc tá tràng từ đó dễ bị loét hành tá tràng
Ngoài ra khi bị stress lâu ngày làm cho acid HCL tăng cao, giảm hệ miễn dịch của cơ thể dẫn tới tăng nguy cơ bị bệnh loét hành tá tràng
2.6 Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân gây loét hành tá tràng chính đã nêu ở trên thì bệnh loét hành tá tràng có thể do các nguyên nhân khác như:
- Mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
- Có tình trạng trào ngược dịch mật (dịch mật chảy từ tá tràng vào đến dạ dày)
- Bị nhiễm virut, hệ miễn dịch yếu
- Bị tổn thương ở ruột non
- Căng thẳng tột độ do phẫu thuật, chấn thương
- Ăn các chất độc, các chất ăn da
- Hóa trị, xạ trị ưng thư
- Do những nội tiết như: hội chứng cushing, hạ đường huyết, xơ gan, đái tháo đường…
3. Các phương pháp cải thiện bệnh loét hành tá tràng
Để có phương pháp cải thiện bệnh thì việc đầu tiên bạn phải tìm ra nguyên nhân gây loét hành tá tràng. Từ đó sẽ có phương pháp phù hợp. Một số cách đẩy lùi bệnh loét hành tá tràng thường được sử dụng như:
- Sử dụng thuốc tây làm giảm yếu tố gây loét: một số loại thuốc dùng để ức chế sự bài tiết acid clohydric, pepsin hoặc thuốc làm trung hòa acid clohydric được bài tiết vào tá tràng.
- Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc: dùng thuốc bao phủ niêm mạc, kích thích sản sinh chất nhầy hoặc kích thích sự tái tạo niêm mạc.
- Diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori: dùng các thuốc kháng sinh, thuốc diệt khuẩn như Bismuth.
- Sử dụng thuốc đông y: các loại thảo dược được bào chế thành bài thuốc có công dụng chữa bệnh viêm tá tràng, hành tá tràng. Tuy có tác dụng chậm nhưng có hiệu quả lâu dài, không tác dụng phụ, an toàn cho cơ thể.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, cần lưu ý:
- Hạn chế uống rượu, bia
- Không ăn các gia vị có hại cho dạ dày như ớt, tiêu, dấm, các chất chua
- Không hút thuốc
- Ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, sữa, sau khi hết triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thì ăn đặc (ăn cháo, cơm nát) khi cơ thể ổn định thì ăn bình thường.
- Ăn chậm và nhai kĩ
- Buổi tối nên ăn một ít bánh ngọt, uống sữa để dạ dày không bị rỗng
- Không làm việc căng thẳng, quá sức, stress.
Trên đây là chi tiết các nguyên nhân gây loét hành tá tràng ngoài ra còn có các dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị bệnh. Hy vọng các bạn sớm tìm ra được nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.