Skip to main content

Kìm khuẩn HP, giảm đau dạ dày, hạn chế biến chứng

  • Ngày đăng:

    26/03/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    292

Vi khuẩn HP chính là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và làm tăng 2-6 lần nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy, muốn giảm tần suất tái phát viêm loét dạ dày và giảm trừ nguy cơ mắc ung thư dạ dày, tiệt trừ vi khuẩn HP là điều quan trọng nhất cần thực hiện

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày như thế nào?

Hiện nay, một số tạp chí y học thế giới cho biết khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP. Tại Việt Nam, theo Hiệp hội tiêu hóa gan mật, khoảng 60% dân số đang nhiễm HP. Một điều cần lưu ý là không phải khi bị nhiễm vi khuẩn HP là sẽ bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư

vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày

Chỉ 14% người nhiễm HP sẽ tiến triển thành bệnh loét dạ dày – tá tràng, khoảng 1% trường hợp tiến triển thành ung thư dạ dày. Điều này là do mối tương tác giữa chủng HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống (đặc biệt là hút thuốc lá, ăn các thức ăn mặn hoặc thức ăn được ngâm ướp bảo quản…) của người bị nhiễm.

Khi đó, H. pylori sẽ xâm nhập lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cẩn thận có thể tử vong vì biến chứng của viêm loét dạ dày.

Thông thường trong những năm đầu nhiễm vi khuẩn HP người bệnh sẽ mắc các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng. Và điều đáng chú ý là có tới 70-80% người nhiễm vi khuẩn HP không hề có triệu chứng gì cho đến khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (dị sản ruột).

Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày. Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày thông thường và ung thư dạ dày khó phân biệt, đều là đau rát vùng thương vị, đầy bụng, khó tiêu, chỉ chẩn đoán phân biệt khi nội soi dạ dày để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết, làm các xét nghiệm khác.

vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày dẫn đến ung thư dạ dày 3 

Đại đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh mới đến viện khám thì đã ở giai đoạn nguy hiểm, nên tiên lượng rất xấu, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Ung thư dạ dày có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và cơ hội hồi phục thấp, gây tỷ lệ tử vong rất cao. Thời gian sống của người mắc bệnh trung bình thường dưới 1 năm bất kể khối u ban đầu nằm ở vị trí nào. Hiện tại, chưa có phương pháp nào để kéo dài khoảng thời gian này.

Vì vậy việc phát hiện và kìm vi khuẩn HP là cách giúp bạn giảm thiểu đau dạ dày và loại bỏ được 50% nguy cơ mắc ung thư dạ dày 

Làm thế nào để kìm khuẩn H.P ?

Khi phát hiện có nhiễm H.P và có triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng, cần tiến hành điều trị sớm và triệt để bằng các phác đồ kháng sinh kết hợp với giảm tiết acid.

Theo các chuyên gia, môi trường acid dịch vị trong dạ dày có thể làm mất tác dụng của kháng sinh. Khuẩn H. pylori lại nằm sâu dưới lớp nhày và trong môi trường acid có thể dễ dàng “lẩn trốn” được kháng sinh điều trị bệnh. Đó là nguyên nhân chính khiến cho H. pylori có khả năng kháng thuốc và tiếp tục gây bệnh, sau nhiều đợt điều trị kháng sinh dài ngày mà bệnh cứ tái đi tái lại.

Nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng uống quá nhiều kháng sinh sẽ có cảm giác “sợ thuốc” do các tác dụng phụ như loạn khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, tổn thương gan thận, từ đó bỏ dở quá trình điều trị. Đây là một trong những nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày. 

Vì vậy sau những đợt kháng sinh dài ngày theo đúng phác đồ điều trị, để ngăn ngừa tái nhiễm HP, tái phát viêm loét dạ dày và ngăn ngừa biến chứng người bệnh nên sử dụng kết hợp với các thảo dược có tính chống viêm. Trong đó nổi bật là tinh nghệ Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ.

Theo các chuyên gia y tế, Nano Curcumin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori, chống viêm, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP do ức chế một số eym đặc hiệu cho quá trình tổng hợp acid amin vòng thơm cần thiết cho vi khuẩn.

Năm 2013, Viện Hàn Lâm Khoa Học & Công nghệ Việt Nam kết hợp với Công ty CP Dược Mỹ Phẩm CVI đã công bố áp dụng thành công công nghệ Nano – Micell tiên tiến thế giới để sản xuất Nano Curcumin và cho ra đời sản phẩm CumarGold. Sự xuất hiện của Curcumin dạng nano với chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ đã trở thành top 10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2013.

CumarGold có kích thước tiểu phân nanno 50-70nm, độ tan trong nước đạt 10%, với tiêu chuẩn chất lượng tương đương chế phẩm Nano Curcumin của Mỹ, cao hơn chế phẩm của Ấn Độ, Trung Quốc…. 

GS Phan lý giải: “Công nghệ nano giúp tạo ra các tiểu phân Nano Curcumin có kích thước siêu nhỏ dưới 100nm, bằng 1/80.000 sợi tóc, xâm nhập tốt vào tế bào và độ hấp thu có thể lên tới 90-95%.

Theo nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Nano Curcumin có khả năng xâm nhập vào tế bào ung bướu và có tác dụng ức chế tế bào u dạ dày, u vú, u phổi và u đại tràng ngay ở nồng độ thấp.

 

Tìm hiểu về bệnh dạ dày, hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800.1796 hoặc Hotline 0915 00 1796 để được tư vấn bởi dược sĩ chuyên môn.

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/suc-khoe/nguy-co-ung-thu-tu-vi-khuan-hp-1437620966.htm

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1