Top 10 loại thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
28/11/2019 -
Số lần xem
195
Nội dung bài viết
ToggleRất nhiều người bị viêm loét dạ dày muốn biết uống thuốc gì để hiệu quả nhất. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm loét dạ dày phổ thông trên thị trường hiện nay được số đông người bệnh tin tưởng và sử dụng.
Xem thêm:
- Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tối ưu nhất
- Tìm hiểm loét dạ dày uống nghệ đen được hay không?
1. Thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc kháng sinh
Viêm loét dạ dày thông thường do nhiễm khuẩn HP. Vì vậy cách chữa viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh tùy theo tình trạng bệnh nhân có bị phơi nhiễm với kháng sinh hay không, cũng như tình trạng vi khuẩn HP có kháng kháng sinh hay không. Các phác đồ dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày thường sử dụng là sự kết hợp giữa 2 loại kháng sinh khác nhau.
Một số cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả bằng phối hợp các loại kháng sinh do nhiễm khuẩn HP là:
- Clarithromycin 500 mg x 2 viên/ngày (hoặc Tetracyline 500 mg x 4 viên/ngày) phối hợp với Metronidazole 500 mg x 2 viên/ngày (ưu tiên áp dụng cho bệnh nhân đã từng sử dụng kháng sinh Macrolide trước đây hoặc là dị ứng với Penicillin).
- Hoặc kết hợp giữa thuốc kháng sinh Amoxicillin 1 g/ngày phối hợp với Clarithromycin 500 mg x 2 viên/ngày (Levofloxacin 500 mg x 2 viên/ngày)
- Clarithromycin 500mg là thuốc kháng sinh dùng trong chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
- Clarithromycin 500mg là thuốc kháng sinh dùng trong chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Đây là các loại thuốc kháng sinh tốt nhất trong chữa viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khuẩn HP rất dễ kháng thuốc vì vậy khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh để chữa viêm loét dạ dày cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ.
Nếu xảy ra trường hợp kháng thuốc cần tránh sử dụng các loại kháng sinh đã sử dụng trước đó. Nếu xảy ra các triệu chứng như nôn mửa, váng đầu, xanh xao, phát ban nên dừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
2. Thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc kháng axit
Nhóm thuốc phối hợp chữa viêm loét dạ dày kê theo đơn thứ hai là thuốc kháng axit. Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày bằng cách trung hòa axit dạ dày, giúp giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra. Ngoài ra, thuốc cũng có công dụng diệt các vi khuẩn không có lợi trong thức ăn.
Một số loại thuốc kháng axit dùng trong chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất hiện nay là:
Nhóm thuốc kháng axit làm tăng nồng độ pH trong dạ dày vì vậy khi dạ dày thiếu axit sẽ lại tự tiết thêm axit. Nên khi sử dụng thuốc kháng axit cần phải sử dụng đúng liều lượng và đúng thời gian quy định. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng axit trong cách chữa viêm loét dạ dày lâu ngày sẽ khiến cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi, nên bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn tiếp tục sử dụng thuốc.
Thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc bảo vệ dạ dày, chống viêm
Tác dụng của nhóm thuốc này là giúp tạo khả năng kết dính dịch dạ dày, từ đó hình thành vỏ bọc bao quanh ổ loét và toàn bộ niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ dạ dày, nhanh phục hồi bệnh.
Một số loại thuốc chống viêm loét dạ dày, bảo vệ dạ dày tốt nhất hiện nay là:
- Thuốc Cinetidin: Ngày uống 1 viên vào buổi tối.
- Thuốc Bismuth 525 mg: Uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng tối đa 30 ngày
- Thuốc Silicate Al: Uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng tối đa 30 ngày
Lưu ý khi sử dụng: Thuốc bảo vệ dạ dày có tác dụng phụ gây buồn ngủ hoặc buồn nôn nhưng không quá nguy hại. Nếu thấy bất cứ dấu hiệu dị ứng thuốc, cần lập tức ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm: Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tây y chữa đau dạ dày
3. Thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng nhóm thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày
Nhóm thuốc giảm tiết dịch vị dùng phối hợp chữa viêm loét dạ dày gồm 2 loại: thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể H2. Các loại thuốc này dễ dàng thấm vào tế bào làm ức chế khả năng tiết axit của tế bào dạ dày giúp các loại thuốc kháng sinh không bị phá hủy, thẩm thấu kháng sinh vào lớp nhầy dạ dày tiêu diệt khuẩn HP tốt hơn cũng như tạo điều kiện cho các vết viêm loét dạ dày có thời gian phục hồi
Một số loại thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất của nhóm thuốc này là:
- Omeprazole 20mg ngày uống 1 lần
- Lansoprazole 30mg ngày uống 1 lần
- Pantoprazole 40mg ngày uống 1 lần
- Rabeprazole 20mg ngày uống 1 lần
- Esomeprazole 40mg ngày uống 1 lần
Lưu ý khi sử dụng: Thuốc không sử dụng cho trẻ em và những người mắc bệnh gan. Nên uống thuốc khoảng 30 phút trước khi ăn. Thuốc sẽ được sử dụng theo liệu trình 2 tuần, 4 tuần, 8 tuần hoặc dài hơn vì vậy cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày sẽ khiến nồng độ pH trong dạ dày cao lên, làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Nên người bệnh cần có kế hoạch sử dụng thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Xem thêm: Viêm loét dạ dày hành tá tràng và những biến chứng nguy hiểm