Đặc Điểm Sinh Học Của Vi Khuẩn HP (Helicobacter pylori): Bạn có biết?
-
Ngày đăng:
24/02/2020 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
347
Nội dung bài viết
ToggleVi khuẩn HP là một loại vi khuẩn gram âm, chúng nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm dạ dày. Bài viết sau đây sẽ phân tích sâu về đặc điểm sinh học của Helicobacter pylori. Qua đó giải thích cơ sở chẩn đoán và phát hiện loại vi khuẩn này.
1. Đặc điểm sinh học của Helicobacter pylori
1.1. Vi khuẩn H.pylori thuộc nhóm vi sinh vật nào?
Vi khuẩn Helicobacter pylori còn được biết đến với cái tên viết tắt là H.pylori hoặc HP. Được phát hiện lần đầu tiên năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall.
Helicobacter Pylori được cho là có liên quan trực tiếp đến bệnh nhân mắc bệnh dạ dày mãn tính và nhiều chứng viêm dạ dày. Chúng thuộc nhóm là vi khuẩn Gram âm, thuộc loại vi khuẩn ái khí, kích thước khoảng 0,5 x 3,5 micromet.
1.2. Đặc điểm hình thái
- Vi khuẩn HP có những hình thái đặc trưng như hình xoắn, chữ S, dấu “?” hoặc cánh cung.
- Chúng không sinh nha bào và 1 đầu có đến 4 chiên.
- Xoắn khuẩn tồn tại được ở dạ dày người là nhờ vào enzyme urease thủy phân ure thành NH3.
- Ở điều kiện kém thuận lợi hơn, vi khuẩn này sẽ nhanh chóng chuyển thành hình dạng cầu.
1.3. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn Helicobacter Pylori thuộc dạng vi khuẩn hiếu khí. Khi nuôi cấy, chúng phát triển tốt trên môi trường thạch máu chọn lọc hoặc không chọn lọc. Khi được phân lập, khuẩn HP cần điều kiện nuôi cây gồm:
- Thời gian: từ 4-7 ngày vì vi khuẩn phát triển chậm.
- Nhiệt độ từ 30 đến 40 độ
- Độ ẩm cao
- Điều kiện ái khí (5 – 10% oxy, 10% CO2)
- pH: 5,5 – 8,5
Xem thêm về cách hình ảnh thực tế về vi khuẩn Hp khiến bạn rùng mình
1.4. Khả năng đề kháng
Vi khuẩn HP có thể tồn tại lâu trong dạ dày người có môi trường độ pH ổn định từ 2,5 – 3. Khả năng này vốn do một enzyme có tên là urease. Đây là enzyme giúp vi khuẩn thoát khỏi pH của dịch vị nhờ biến đổi urease thành bicarbonate và amoniac.
Có thể nói urease có vai trò quan trọng trong việc biến đổi và tránh được những đáp ứng miễn dịch.
Ngay cả khi có sức sống mạnh mẽ nhưng chỉ cần ra khỏi cơ thể, vi khuẩn HP sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường và những yếu tố sinh học khác.
1.5. Kháng nguyên và các yếu tố động lực
Theo nghiên cứu, vi khuẩn HP có khá nhiều kháng nguyên khác nhau. Trong đó, một số loại quan trọng có thể kể tên như CagA, VacA và urease.
2. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori liên quan đến các bệnh dạ dày
2.1 Những đặc điểm sinh học của helicobacter pylori để tồn tại trong axit dạ dày
Để có thể hiểu rõ hơn về nguồn cơn của căn bệnh này, bạn nên bắt đầu với những thông tin về đặc điểm sinh học quan trọng dưới đây:
Tính chuyển động
Nhờ hoạt động của các lông mao và cấu trúc hình xoắn, vi khuẩn có thể dễ dàng xuyên qua lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày. Từ đó, có thể vào sát niêm mạc để tồn tại trong môi trường axit của dịch vị.
Enzym urease
Enzyme này giúp vi khuẩn thoát khỏi pH thấp của dịch vị bằng cách biến đổi urease thành amoniac và bicarbonate giúp giữ môi trường chung quanh vi khuẩn có pH bằng 7.
Yếu tố kết dính
Giúp kết dính vào biểu mô dạ dày. Nếu không có yếu tố quan trọng này, vi khuẩn HP sẽ bị đẩy vào trong lòng dạ dày do tác động của nhu động dạ dày và sự tái sinh của các lớp biểu bì mô.
Ngoài ra, HP cũng có khả năng kết dính hồng cầu cao qua trung gian của axit sialic hỗ trợ vi khuẩn tránh được thực bào.
Yếu tố chống tăng sinh
Độc tố có trong vi khuẩn HP làm ức chế sự tăng trưởng của tế bào niêm mạc dạ dày.
2.2 Cơ chế gây bệnh dạ dày của vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP được các chuyên gia nhận định là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở dạ dày – tá tràng (bao gồm viêm, loét tá tràng và có thể dẫn đến ung thư dạ dày).
Theo nghiên cứu tổng hợp của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, những người nhiễm HP cũng cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn, khoảng 8 lần so với những người bị đau dạ dày nhưng không nhiễm HP.
Enzym urease do HP sinh ra thủy phân ure, sinh NH3, trung hòa 1 phần axit dịch vị, kích thích cơ thể tăng tiết axit. Do đó, dạ dày có xu hướng bị loét.
Ngoài ra, HP cũng cùng lúc tiết ra các enzym đặc biệt, có khả năng thủy phân lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày. Khi không được chất nhầy bảo vệ, niêm mạc dạ dày cực kỳ mỏng manh và dễ dàng bị ăn mòn bởi axit trong dạ dày, dẫn tới viêm trợt niêm mạc và loét dạ dày.
3. Cách chẩn đoán vi khuẩn HP
Có hai nhóm chẩn đoán chính hiện nay gồm: Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn (phổ biến) và phương pháp xâm lần là nội soi dạ dày của bệnh nhân.
3.1 Nhuộm soi, nuôi cấy vi khuẩn helicobacter pylori
Nguyên tắc:
Xác định ở phương diện vi trùng học, kiểm tra axit nhân của vi khuẩn (ADN).
Đây là phương pháp cho phép bạn xác định tính nhạt của kháng sinh vi khuẩn và cần thiết trong các trường hợp bệnh nhân có những dị ứng với kháng sinh hoặc đã điều trị kháng sinh trước đó nhưng thất bại.
Cách làm:
Lấy mẫu mô niêm mạc dạ dày đem nhuộm Gram để tìm sự hiện diện của vi khuẩn. Tuy nhiên, độ nhạy của phương pháp này lại không cao.
3.2 Dùng phương pháp huyết thanh
Nguyên tắc:
Đây là phương pháp cần dùng đến kỹ thuật ELISA tìm kháng thể IgM, IgG, IgG của bệnh nhân.
Đây là một xét nghiệm ít tốn kém và phù hợp cho nghiên cứu dịch tễ học với độ nhạy trên 90%. Hiện nay, trên thị trường có nhiều bộ kit xét nghiệm khác nhau. Do đó, tuỳ vào mức độ nhạy của bộ kit mà kết quả có thể không giống nhau.
Cách làm:
Sử dụng các huyết thanh như ELISA, Immunoblot hoặc miễn dịch huỳnh quang gián tiếp và xét nghiệm nhanh cùng máu toàn phần sẽ cho ra kết quả.
3.3. Thử nhanh enzyme urease của vi khuẩn HP
Nguyên tắc:
Urease xúc tác thủy phân ure thành amoniac và bicarbonat, làm thay đổi pH. Kiểm tra hoạt độ men urease của HP bằng việc đặt mẫu mô dày vào môi trường lỏng (CU test hoặc test maison).
Cách làm:
Đặt mảnh sinh thiết vào môi trường có ure và chỉ thị pH, ủ 37 độ C/3 giờ sau đó để nhiệt độ phòng /24 giờ. Nếu pH thay đổi, đồng nghĩa có HP. Urê + H2O → CO2 + NH3. NH3 làm đổi màu chỉ thị từ vàng sang đỏ
3.4. Xét nghiệm bằng phương pháp test hơi thở tìm vi khuẩn helicobacter pylori
Nguyên tắc:
Bệnh nhân nuốt ure có chứa C13 hoặc C14 (là đồng vị Carbon, được đánh dấu). Đo lượng CO2 có đánh dấu thải qua hơi thở. Đây là phương pháp không xâm lấn được sử dụng phổ biến hiện nay để đo và chẩn đoán bệnh.
Cách làm:
Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nuốt ure có chứa C13 hoặc C14 (là đồng vị Carbon, được đánh dấu). Enzyme urease của HP sẽ nhanh chóng được phân huỷ và kiểm tra C13 và C14. Sau đó thở vào dụng cụ y tế chuyên dụng để kiểm tra tình trạng bệnh, liệu bạn có đang mắc bệnh liên quan đến vi khuẩn này không.
3.5. Kỹ thuật PCR trong chẩn đoán vi khuẩn HP
Phương pháp kỹ thuật sinh hoạt phân tử được tạo nên dựa trên nguyên lý khuếch đại gen từ mẫu mầm hoặc mô chứa vi khuẩn.
Theo đó, nguyên lý này dùng phản ứng của các chuỗi polymerase cũng với dầu mồi để khuếch đại nhiều lần. Việc này giúp dễ dàng phát hiện ra bộ gen của vi khuẩn chứa trong mẫu phân tích. Do vậy, PCR được xem là phương pháp:
- Chẩn đoán nhanh
- Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
- Phức tạp và khá tốn kém
>> Xem thêm:
- Có nên diệt vi khuẩn HP ngay lập tức không?
- Những điều cần biết khi được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP dương tính
Như vậy, trên đây là toàn bộ đặc điểm sinh học của Helicobacter pylori bạn có thể tham khảo. Từ đó, có thể chọn phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp với bản thân và có phương pháp điều trị nhanh chóng nếu chẳng may đang mắc bệnh.