Chuyên gia giải đáp: Vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?
-
Ngày đăng:
26/02/2020 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
321
Nội dung bài viết
ToggleKhi mang thai, mọi loại vi khuẩn đều trở nên rất đáng sợ với mẹ bầu. Một trong số đó là khuẩn HP. Vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này ngay dưới đây.
1. Tại sao phụ nữ mang thai nhiễm vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP – Helicobacter pylori là một loại xoắn khuẩn đặc biệt, tồn tại và phát triển trong hệ tiêu hóa của con người. Đồng thời, HP cũng là vi khuẩn duy nhất có thể sống được trong môi trường axit tại dạ dày.
Chính vì thế, chúng là tác nhân thường gặp gây tổn thương các niêm mạc dạ dày và tạo ra những căn bệnh khó chịu liên quan đến đường tiêu hóa như đau dạ dày, ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày…
Giống như nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn HP khác, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này nếu không cẩn trọng trong sinh hoạt:
- Sử dụng chung đồ vật cá nhân, ăn uống chung với người đã nhiễm HP trước đó.
- Sử dụng nguồn nước không đảm bảo để ăn uống.
- Môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm.
- Một số trường hợp khác cũng có thể kể đến như:
- Người mẹ đã nhiễm khuẩn HP từ trước, nhưng vi khuẩn không phát triển mạnh nên không tạo ra bệnh. Tới khi mang thai, vì lý do nào đó, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn và gây đau dạ dày.
Xem thêm: Chi tiết về 7 nguyên nhân nhiễm HP điển hình nhất
2. Vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vi khuẩn HP chỉ tồn tại trong đường tiêu hóa và tập trung chủ yếu ở dạ dày, chứ không thể xâm nhập vào tử cung và bào thai. Do đó, vi khuẩn HP không tạo ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi.
Tuy nhiên, khi tồn tại trong cơ thể người mẹ, HP có thể gây ra nhiều rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe của mẹ. Từ đó, HP sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới em bé trong bụng.Thai nhi có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ sự tấn công của HP lên cơ thể mẹ
Không phải ai nhiễm HP cũng bị đau dạ dày. Trên thực tế, có 70-80% dân số Việt Nam nhiễm HP, nhưng chỉ có khoảng 20% có biểu hiện bệnh lý dạ dày. Do đó, một số người mẹ dù bị nhiễm khuẩn HP nhưng vẫn có thể có thai kỳ khỏe mạnh bình thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp HP phát triển mạnh, người mẹ sẽ bắt đầu có những biểu hiện bệnh lý suy giảm chức năng tiêu hóa như: ợ hơi, ợ chua, đau bụng, đầy bụng, thường xuyên buồn nôn, tiêu hóa kém…
Nếu đau dạ dày nặng, mẹ có thể bị viêm loét dạ dày, dẫn đến tình trạng xuất huyết trong dạ dày, bị nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, hẹp môn vị gây tắc nghẽn thức ăn…
Khi này, người mẹ thường bị chán ăn, kém hấp thu dinh dưỡng, dẫn tới thiếu chất. Do đó, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Điều này cực kỳ nghiêm trọng, có thể làm chậm quá trình phát triển của thai nhi, hoặc làm thai nhi bị thiếu cân khi sinh ra sau này.
Ngoài ra, việc bị đau dạ dày liên miên cùng nhiều triệu chứng khó chịu cũng khiến người mẹ thường xuyên bị đau đớn, căng thẳng, stress và mệt mỏi, cực kỳ có hại cho quá trình mang thai.
3. Vi khuẩn HP có lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai không?
Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn HP không trực tiếp lây lan từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Vi khuẩn HP chỉ lây lan qua những tiếp xúc liên quan đến đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, em bé sau khi chào đời lại rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn này từ mẹ hoặc những người thân xung quanh. Các hành động như mớm thức ăn, hôn môi, mặt trẻ… hoặc do trẻ sinh trưởng trong môi trường kém vệ sinh.
Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong việc chăm sóc con sau sinh, đặc biệt là khi cha mẹ hoặc thành viên trong gia đình có HP để đảm bảo an toàn cho con.
4. Cách xử lý vi khuẩn HP khi đang mang thai
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và đặc biệt nhạy cảm. Ngoài ra, mọi chất mà người mẹ nạp vào cơ thể đều có thể truyền sang thai nhi qua dây rốn. Do đó, việc xử lý vi khuẩn HP khi mang thai đòi hỏi sự cẩn trọng hơn rất nhiều.
Thông thường, bác sĩ sẽ không kê thuốc trị HP cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai. Nếu các triệu chứng đau dạ dày HP ngày càng nghiêm trọng, người mẹ cần đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị chính xác. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống, có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Ngoài ra, người mẹ nên cân bằng lại chế độ sinh hoạt hàng ngay:
- Ăn uống điều độ, không bỏ bữa, tránh ăn quá no nhưng cũng tuyệt đối không nên để bụng đói.
- Có thể chia nhỏ bữa chính thành các bữa nhỏ hơn để giảm tải cho dạ dày nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
- Chế độ ăn uống nên đảm bảo chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm mềm và có lợi cho hệ tiêu hóa như bắp cải, trứng, sữa…
- Tuyệt đối không nên ăn nhiều thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, thức ăn cứng, đồ uống có cồn, bia rượu, chất kích thích, đồ chua… tạo gánh nặng cho hoạt động của dạ dày.
- Ngủ sớm để cơ thể được nghỉ ngơi, giảm suy nhược và tạo năng lượng mỗi ngày..
- Giữ tinh thần thoải mái lạc quan, tránh lo lắng áp lực trong thời gian mang thai.
Xem thêm:
Những điều này vừa tốt cho thai nhi, vừa giúp việc tiêu hóa được suôn sẻ hơn.
Có thể áp dụng những bài thuốc thiên nhiên từ nghệ và mật ong hoặc chè dây để giảm các triệu chứng đau dạ dày nhưng cần tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ.
Vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Qua những thông tin trong bài viết trên, hy vọng chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc bản thân mình, đặc biệt là hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn trong suốt thai kỳ.