Viêm Dạ Dày Ruột Nên Ăn Gì? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]
-
Ngày đăng:
23/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
26/07/2023 -
Số lần xem
135
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày ruột cấp nên ăn món ăn loãng, thức ăn có chứa tinh bột, thực phẩm giàu protein, hoa quả tươi…. Vậy người bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Viêm dạ dày ruột không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 12 thực phẩm tốt cho người bị dạ dày ruột.
1. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột
Trước khi tìm hiểu viêm dạ dày ruột nên ăn gì bạn nên hiểu rõ về căn bệnh này. Viêm dạ dày ruột là tình trạng niêm mạc của ruột và dạ dày bị viêm, thường là do bị nhiễm trùng dẫn nên dẫn tới viêm. Thông thường, tình trạng viêm nhiễm này là do các loại vi khuẩn hoặc virus có hại gây nên.
Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp
- Nguồn thực phẩm sử dụng không đảm bảo an toàn vệ sinh, có chứa virus gây bệnh như nguồn nước từ ao hồ, sông suối, nước mưa chứa trong các bể ngoài trời lâu ngày …
- Vệ sinh thân thể không sạch sẽ, không rửa tay trước khi ăn cũng là điều kiện giúp cho các loại virus như Rotavirus và Norwalk xâm nhập và phát triển trong đường ruột gây bệnh.
Biểu hiện khi bị viêm ruột dạ dày
- Bị tiêu chảy, thời gian kéo dài từ 3 đến 10 ngày.
- Người bệnh có các cơn đau và co thắt dạ dày.
- Có thể sốt nhẹ
- Buồn nôn
- Sút cân nhanh chóng cơ thể xanh xao suy nhược,
Bệnh viêm ruột dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì thế, khi có những triệu chứng của bệnh bạn cần thăm khám kịp thời để bác sỹ có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý và chế độ ăn uống khoa học.
2. Nguyên tắc ăn uống khi bị viêm dạ dày ruột
Ngoài vấn đề viêm dạ dày ruột nên ăn gì ? Thì người bệnh cần đảm bảo các nguyên tắc ăn uống để đảm bảo sức khỏe.
- Thức ăn cho người bệnh viêm dạ dày ruột phải được chế biến chín kỹ, đun nấu sôi, sau đó để nguội ăn để tránh làm tổn thương dạ dày khi ăn các món ăn quá nóng.
- Khi chế biến món ăn thì nên băm nhỏ, thái nhỏ rồi ninh nhừ, đem nấu chín, để nguội giúp cơ thể dễ hấp thu, và tiêu hoá hơn. Đặc biệt khi người bệnh còn đang yếu, việc xay nhuyễn hay ninh nhừ đồ ăn sẽ dễ ăn hơn.
- Không được ăn uống quá nhiều vì lúc này người bệnh còn yếu, việc ăn quá nhiều đồ ăn sẽ khiến cơ thể không kịp tiếp nhận và hấp thụ, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ khác.
- Nói không với các loại đồ lạnh, đồ sống vì có thể sẽ tạo những điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển tiếp.
- Bạn có thể ghi chép lại những món ăn mà bản thân dễ hấp thụ để có thể thay đổi thực đơn ăn mỗi ngày phù hợp hơn.
3. Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì?
Viêm dạ dày ruột là một bệnh đường tiêu hóa. Do đó, nếu không có chế độ ăn phù hợp, việc khỏi bệnh là không thể. Người bệnh cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn.
2.1. Nên ăn những món ăn loãng
Khi bị viêm dạ dày đường ruột, người bệnh (người lớn và trẻ nhỏ) thường có cảm giác đau bụng, không muốn ăn kèm theo đó là các triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa thường xuyên, khiến cơ thể mất nước. Vì thế, không nên bắt ép người bệnh ăn quá nhiều, nhất là các thực phẩm khô, tránh gây áp lực cho dạ dày. Đặt biệt là đối với trẻ trỏ.
Tốt nhất nên để người bệnh ăn các món loãng, vừa cung cấp nước, vừa tốt cho dạ dày và dễ tiêu hoá hơn, tránh tạo áp lực cho dạ dày. Ngoài ra các món ăn loãng giúp dạ dày không mất thời gian co bóp
Các món ăn loãng mà người bệnh nên ăn lúc này gồm:
- Cháo loãng
- Súp
- Bột yến mạch
- Canh trứng…
Với chão loãng, bạn có thể cho thêm một ít thịt băm và chỉ nêm thật ít gia vị vừa đủ. Cháo loãng sẽ giúp cung cấp nước và năng lượng, giúp người bệnh có sức và khỏe khoắn hơn.
Bên cạnh đó, canh trứng cũng là một món ăn rất tốt cho người bị viêm dạ dày ruột. Trong trứng có chứa các chất giúp bảo vệ viêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, cần phải nấu trứng chín để đảm bảo an toàn cho dạ dày hơn.
2.2. Cần ăn nhiều thức ăn có chứa tinh bột
Nếu bạn đang băn khoăn viêm dạ dày ruột nên ăn gì thì tinh bột sẽ là một gợi ý lý tưởng. Bởi tinh bột không chỉ là thực phẩm giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể tốt nhất mà còn hỗ trợ khắc phục điều trị tiêu chảy hiệu quả đồng thời giúp dạ dày dần hồi phục lại chức năng
Ngoài ra tinh bột giúp giảm tiết acid có trong dạ dày. Những thực phẩm tinh bột này được ví như những vách ngăn giúp thấm hút acid trong dạ dày rất hiệu quả
Các thực phẩm có chứa tinh bột mà người bệnh có thể sử dụng bao gồm:
- Cơm nhão
- Cháo gạo nếp loãng
- Yến mạch nấu chín
- Bánh mì mềm
- Bánh cuốn
- Khoai tây …
Bạn có thể kết hợp bột yến mạch ăn cùng chuối sẽ tạo thành một món ăn vô cùng tốt cho những người đang chịu cơn đau của viêm dạ dày. Bột yến mạch chứa rất nhiều chất xơ và carbohydrate, giúp cải thiện cơn đau đồng thời có lượng cholesterol thấp nên rất phù hợp cho dạ dày lúc này.
*Lưu ý: Nên nghiền nhỏ và nấu nhừ các loại hạt trước khi ăn, không nên ăn hạt còn nguyên và cứng.
2.3. Bổ sung thực phẩm giàu protein, nhiều vitamin và ít lipid
Protein và vitamin đều là những dưỡng chất không thể thiếu trong cơ thể người. Thiếu những chất này có thể khiến cơ thể mắc các bệnh như bệnh phù thũng, loạn nhịp tim, mệt mỏi, thiếu máu, chân tay tong teo… Khi mắc các bệnh về dạ dày, cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ, sinh ra suy nhược. Lúc này, càng cần phải bổ sung các thực phẩm giàu protein và vitamin hơn.
Lipid: Là một thành phần rất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt với người mới ốm dậy. Lipid – chất béo giúp cung cấp và dự trữ năng lượng, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ được nhiều vitamin quan trọng như vitamin A, E, D… Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất béo có thể gây khó tiêu, béo phì và một số bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy bạn nên ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm chứa Lipid.
Người bệnh có thể bổ sung các chất này thông qua các thực phẩm:
- Thịt heo
- Đậu nành
- Cá hồi
- Thịt bò
- Các loại cá…
*Lưu ý: Khi chế biến, phải đảm bảo nấu chín và nấu nhừ, loãng để dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa.
2.4. Bổ sung nhiều rau hoa quả tươi
Người bị viêm dạ dày đường ruột thường bị tiêu chảy, mất nước vì vậy bổ sung nhiều rau hoa quả tươi để cung cấp vitamin, chất khoáng cũng như nước cho cơ thể.
Ngoài việc uống đủ nước, ăn hoa quả và rau tươi cũng là một cách bổ sung nước rất tốt. Ngoài ra, rau của quả tươi còn chứa nhiều vitamin, các chất vi lượng, chất chống oxy hóa, flavonoids,… rất quan trọng.
Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh nên ăn:
- Măng tây, củ cải, đậu xanh, cà rốt, nấm, cải bó xôi, bí đao (không hạt) và bí ngô: Bạn có thể bổ sung các thực phẩm này cho cơ thể bằng các ép lấy nước, hầm nhừ hoặc xay sinh tố để dễ hấp thụ hơn.
- Khoai tây nấu chín đã lột vỏ: Nếu bạn đang lo lắng viêm dạ dày ruột nên ăn gì thì đừng bỏ qua khoai tây nhé. bởi khoai tây có rất nhiều tinh bột và cả chất xơ nhưng lại mềm và dễ tiêu. Do đó nó vừa cung cấp năng lượng, vừa giúp tiêu hóa tốt, vừa không gây kích thích dạ dày và ruột.
- Sốt cà chua (không hạt): Trong cà chua có chứa rất nhiều các vitamin C và một số hợp chất khác giúp tăng cường cho hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp có bệnh đường tiêu hóa, hãy loại bỏ hạt cà chua khi ăn vì các hạt này khá khó tiêu.
- Chuối chín: Chuối chín có tác dụng trung hòa hàm lượng axit cao trong dịch dạ dày, đồng thời giảm khả năng viêm tấy, sưng phồng đường ruột. Chất pectin có trong chuối chín là dạng chất xơ hòa tan rất có lợi cho người bị tiêu chảy.
- Dưa hấu đỏ mềm: Dưa hấu chín đỏ chứa nhiều nước và vitamin giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Do đó đang băn khoăn viêm dạ dày ruột nên ăn gì ? Bạn nên bổ sung dưa hấu vào thực đơn nhé.
- Trái cây đóng hộp, được nấu chín không hạt hoặc đã được lột vỏ: Trái cây đóng hộp đã được chế biến kỹ, đảm bảo vệ sinh và dễ tiêu nên phù hợp cho người bị viêm dạ dày ruột. Một số loại vỏ và hạt của các loại trái cây đóng hộp có thể không tốt cho dạ dày như hột cà chua, bí đao, vỏ khoai tây …
- Dưa gang: Dưa gang chín có vị ngọt, tính mát, mềm, chứa nhiều vitamin và nước nên rất phù hợp với những người đang mắc bệnh về dạ dày. Bên cạnh đó, dưa gang còn có tác dụng thanh phế, nhuận tràng, chữa đại tiện táo bón rất hiệu quả.
- Trái bơ: Không chỉ cung cấp nhiều vitamin và năng lượng, bơ còn là một loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hoá. Một số chất được tìm thấy trong trái bơ có khả năng làm giảm các cơn đau và điều trị viêm loét dạ dày rất tốt.
2.5. Bị viêm đường ruột vẫn có thể sử dụng các chất béo, nước chấm và gia vị
Nhiều người cho rằng bị đau bụng, viêm ruột thì không được ăn gia vị và phải kiêng hoàn toàn chất béo. Điều này là không hoàn toàn chính xác.
- Các loại thực vật bơ và dầu ăn: Viêm dạ dày ruột nên ăn gì và nên kiêng gì ? Dù cần phải kiêng các loại chất béo nhưng dầu thực vật và bơ thực vật đều là các chất béo tự nhiên, cung cấp lipid cho cơ thể. Đây là các chất béo lành mạnh nên người bệnh viêm dạ dày ruột vẫn có thể sử dụng.
- Mayonnaise và nước sốt cà chua: Mayonnaise và nước sốt cà chua đều được làm từ các thực phẩm tốt cho sức khỏe như trứng, dầu thực vật, cà chua… Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều vì đây chỉ là những loại nước chấm để làm tăng mùi vị, không phải thực phẩm ăn chính.
- Những món ăn pha kem sữa: Kem sữa là thực phẩm được làm từ thực vật nên người bị viêm dạ dày ruột vẫn có thể sử dụng trong một mức độ cho phép.
- Nước sốt salad: Trong nước sốt salad thường có các thành phần như dấm, rau mùi, mayonnaise vv… Nếu sử dụng dấm táo làm nước sốt salad thì người bệnh vẫn có thể sử dụng vì dấm táo có tác dụng trong việc phục hồi độ pH của dạ dày, điều trị các vết loét và giảm đau.
- Nước tương xì dầu: Vị mặn trong nước tương xì dầu có thể khiến dạ dày khó chịu nhất là khi nó còn khá yếu và chưa kịp hồi phục sau cơn bệnh. Thay vì sử dụng các loại nước tương xì dầu mặn, bạn có thể chuyển sang những loại nước tương chay được điều chế từ đậu nành, vừa tốt cho sức khỏe lại an toàn cho dạ dày.
- Thạch, mật ong và cả siro: Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn có tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn, chống viêm chữa lành các vết loét dạ dày. Các loại siro và thạch cũng là các thực phẩm được làm từ các loại trái cây nên vẫn an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng trực tiếp mà nên pha uống chung với trà hay ăn cùng một ít ngũ cốc và chuối sẽ tốt cho dạ dày hơn.
2.6. Bạn cần uống thật nhiều nước
Khi bị viêm dạ dày ruột, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược do cực kỳ thiếu nước (vì bị nôn, tiêu chảy). Chình vì vậy, việc bổ sung nước cho cơ thể là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể uống nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây tự nhiên với điều kiện các thực phẩm dùng làm nước đã được rửa sạch.
*Lưu ý: Tuyệt đối không được uống nước lấy từ những nguồn nước không đảm bảo: sông, hồ, ao, suối chưa qua khử trùng hay lọc, vì đây chính là nguyên nhân gây bệnh lớn nhất cho cơ thể.
2.7 Sữa chua
Vi khuẩn có lợi Probiotics có trường đường ruột giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên khi loại vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt do nôn mửa và tiêu chảy khi bị viêm dạ dày đường ruột.
Chính vì vậy viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Người bệnh nên sử dụng sữa chua bởi trong sữa chua có chứa rất nhiều loại vi khuẩn Probiotics này. Loại vi khuần này vừa bảo vệ các vi khuẩn có lợi khác vừa làm dịu dạ dày.
2.8 Trà hoa cúc
Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí NCBI cho thấy đặc tính chống viêm và oxy hoá của trà hoa cúc giúp làm giảm chứng nôn mửa, buồn nôn đồng thời giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Mỗi ngày bạn có thể uống 1 tách trà hoa cúc sẽ rất tốt cho người bị viêm dạ dày đường ruột
2.9 Gừng
Cũng theo một nghiên cứu được đăng tải trên website NCBI cho thấy rằng uống trà gừng sẽ giúp làm giảm chứng tiêu chảy và buồn nôn do việm dạ dày ruột gây ra
Ngoài ra nếu các cơn đau dạ dày bất chợt xảy ra các bạn có thể uống một tách trà gừng sẽ giúp giảm đau các cơn đau nhờ hợp chất phenolic
Các bạn có thể uống trà gừng mỗi ngày hoặc cho vài lát gừng tươi vào nước ấm hoặc các loại nước ép sinh tố.
2.10 Bạc hà
Cũng theo một nghiên cứu đăng trên NCBI cho thấy trong tinh dầu bạc hà có chứa Peppermint giúp làm giảm các cơn co thắt dạ dày và ruột đồng thời giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa
Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Bạn có thể uống trà bạc hà mỗi ngày để giảm các triệu chứng viêm dạ dày ruột
2.11 Nghệ
Các hoạt chất bioflavonoids, vitamin có trong nghệ, đặc biệt nghệ là một chất chống oxy hoá giúp giảm các triệu chứng viêm dạ dày đường ruột gây ra
2.12 Quế
Quế có tác dụng chống viêm dạ dày ruột và kháng khuẩn khi kết hợp với mật ong với đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hoá giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giảm các triệu chứng viêm dạ dày ruột.
4. Người bị viêm dạ dày ruột không nên ăn gì?
Người bệnh bị viêm dạ dày ruột cấp nên hạn chế một số điều sau để có thể đảm bảo sức khỏe:
- Tránh xa các đồ ăn, món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên, xào vì các thực phẩm nà không tốt cho dạ dày của người bệnh lúc này.
- Tránh xa đồ chế biến từ các loại gỏi tôm, gỏi cá sống vì chúng có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Trong gia đình mà có người bị bệnh thì cần phải chú ý ăn uống riêng, không dùng chung đồ dùng như cốc uống nước, thìa đũa, bát, bàn chải đánh răng… bởi như vậy sẽ rất dễ lây lan bệnh cho người xung quanh.
- Các loại chất kích thích như rượu bia, nước chè đặc… vì gây ra những kích ứng và tổn thương khi dạ dày còn yếu
- Các gia vị có tính cay nóng như ớt cay, tiêu, tỏi, hành… có thể gây tổn thương và làm trầm trọng hơn các vết loét dạ dày.
- Thực phẩm giá đỗ, dưa cà muối, hành, hẹ, cần tây… do chúng có thể gây chướng bụng và tạo hơi trong dạ dày.
>> Tìm hiểu thêm:
- Viêm Dạ Dày Ruột Cấp Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
- CumarGold – giải pháp cho đau dạ dày, viêm dạ dày
Viêm dạ dày ruột sẽ không có khả năng xuất hiện nếu bạn có một lối sống lành mạnh, khoa học, ăn chín uống sôi. Hi vọng, với những thông tin viêm dạ dày ruột nên ăn gì ở trên sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Thường xuyên truy cập vào https://cumargoldnew.com/ để nhận được những thông tin hữu ích nhất nha!