Viêm Hang Vị Uống Gì Cho Phù Hợp, Hiệu Quả và An Toàn Nhất
-
Ngày đăng:
16/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
26/07/2023 -
Số lần xem
102
Nội dung bài viết
ToggleViêm hang vị dạ dày là một bệnh lý khá nguy hiểm. Phân biệt được triệu chứng, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh hiện tại sẽ giúp bạn biết viêm hang vị uống gì cho phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất.
1. Tổng quan về bệnh viêm hang vị
Dạ dày người có hình dạng khá giống hình chữ J. Dạ dày có thể được chia thành nhiều phần nhỏ gồm: tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và môn vị.
Hang vị được lót bởi một lớp niêm mạc dạ dày không có khả năng tiết acid dịch vị. Hang vị nằm ở vị trí rất đặc biệt, nó là phần nằm ngang của dạ dày tính từ góc bờ cong đến lỗ môn vị, là vùng trũng nhất trong dạ dày và là nơi tập trung toàn bộ thức ăn của cơ thể.
Nếu như viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, dấu hiệu viêm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, thì viêm hang vị chỉ gây viêm niêm mạc dạ dày ở khu vực hang vị. Viêm hang vị có thể lây sang các khu vực khác trong dạ dày, bệnh hay tái phát và dễ trở thành viêm hang vị mãn tính.
Xem thêm: Tìm hiểu bệnh viêm hang vị A-Z
Những triệu chứng cơ bản:
- Đau tức vùng thượng vị: Là dấu hiệu đầu tiên bạn cảm nhận được khi bị viêm hang vị. Những cơn đau bụng đau âm ỉ kéo dài đôi lúc quặn đau dữ dội
- Ợ nóng, ợ hơi liên tục: Đây là những triệu chứng chung của các bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Khó tiêu: Những vết viêm tại hang vị cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày đồng thời gây ra cảm giác nóng rát, đầy hơi khó tiêu.
- Buồn nôn: Người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, nôn khan hoặc có thể nôn mửa trong một số trường hợp nặng.
- Cơ thể mệt mỏi suy nhược: Theo thời gian, những triệu chứng trên xuất hiện với mật độ và mức độ tăng dần khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn, chán ăn, sụt cân, thiếu chất dinh dưỡng…
Dễ dàng nhận thấy, những triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày rất quen thuộc và giống với những bệnh về đường tiêu hóa khác. Và đó là lý do tại sao rất khó nhận biết ra bệnh nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng.
Đọc thêm:
Viêm hang vị triệu chứng như thế nào ? 8 Triệu chứng thường gặp của người viêm hang vị
Những nguyên nhân cơ bản:
Vi khuẩn HP( Helicobacter Pylori): Khi xâm nhập vào dạ dày sẽ tiết ra men urease gây tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm loét.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc chống viêm corticoid… có thể làm giảm quá trình tổng hợp chất nhầy bảo vệ dạ dày và dẫn đến viêm hang vị.
- Căng thẳng, stress: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng tiết acid và làm nặng hơn tình trạng viêm.
- Thói quen sinh hoạt: Sử dụng các loại đồ uống có cồn, cafein, hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích cũng có thể là nặng hơn tình trạng viêm.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học lành mạnh: Bỏ bữa, ăn uống thất thường…cũng sẽ tạo áp lực lớn lên dạ dày.
Mọi người đều biết đến sự nguy hiểm của bệnh viêm dạ dày, trào ngược dạ dày nhưng ít người biết rằng bệnh viêm hang vị dạ dày cũng vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát và cải thiện được bằng cách phát hiện sớm, tìm đúng nguyên nhân, điều trị sớm.
2. Viêm hang vị uống gì?
Viêm hang vị là bệnh. Do đó, chúng ta nhất định cần có thuốc để điều trị bệnh dứt điểm.
2.1 Viêm hang vị uống thuốc gì?
Thuốc Tây y là lựa chọn chủ yếu để điều trị bệnh viêm hang vị. Có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị, mỗi nhóm thuốc sẽ có những cơ chế tác động khác nhau.
Vì thế cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để quyết định xem nên sử dụng nhóm thuốc nào.
Viêm hang vị uống gì? Một số nhóm thuốc uống sau đây thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm hang vị như:
2.1.1 Nhóm thuốc kháng acid (antacid)
Đặc điểm: Những thuốc thuộc nhóm antacid thường chứa muối Al3+, Mg2+ ( Aluminum hydroxide, Magnesium hydroxide) có tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào máu nên giảm triệu chứng nhanh, thời gian tác dụng ngắn (từ 15 – 20 phút)
Tác dụng:
- Trung hòa acid dịch vị, làm tăng pH trong dạ dày lên mức bình thường.
- Ức chế sự hoạt động của men pepsin giúp tăng cường tác dụng của màng chất nhầy bảo vệ.
- Tái tạo niêm mạc dạ dày.
- Giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu.
Một số loại thuốc cụ thể: Maalox, YumangelYumgel, Gastropulgite, Phosphalugel…
Chú ý:
- Có thể phối hợp sử dụng với nhóm thuốc giảm tiết acid trong một số trường hợp nhất định.
- Không sử dụng thuốc kéo dài để tránh bị táo bón hoặc tiêu chảy. Thường sử dụng từ 5 – 7 ngày, tối đa 1 tháng.
- Không sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng, bệnh nhân có dị ứng với các thành phần của thuốc.
2.1.2 Nhóm thuốc giảm tiết acid
Nhóm thuốc giảm tiết acid được chia làm 2 nhóm:
Nhóm kháng Histamin H2
Tác dụng:
- Giảm tiết acid dịch vị
- Giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu
Một số biệt dược thuộc nhóm này: Ranitidin, RanitidineRanitizine, Zantac, Famotidin
Lưu ý: Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, những bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc
Nhóm thuốc ức chế bơm proton
Tác dụng:
- Ức chế đặc hiệu và không phục hồi bơm proton
- Giảm đau, giảm triệu chứng nhanh và hiệu quả
- Tỷ lệ liền sẹo cao
Một số biệt dược thuộc nhóm này: Nexium, Lomax, Pantoloc, Pariet, Omeprazol, Losec…
Lưu ý: Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
2.1.3 Nhóm thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ, tạo màng bọc
Tác dụng:
- Tạo lớp màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Tăng pH dạ dày
- Kích thích sản sinh Prostaglandin tại chỗ giúp giảm đau, giảm triệu chứng và kéo dài thời gian tác dụng
Một số biệt dược: Bismuth, Subcitrate, Gellux, Sucralfat…
2.1.4 Nhóm thuốc diệt khuẩn Hp bảo vệ dạ dày hiệu quả
Nhóm thuốc diệt khuẩn Hp là sự kết hợp của:
- Kháng sinh và hợp chất Bismuth
- 2 nhóm kháng sinh và PPI
- 2 nhóm kháng sinh, PPI và Bismuth
- 2 nhóm kháng sinh, PPI hoặc kháng H2 và kháng sinh phổ rộng (hạn chế sử dụng sự kết hợp này)
Nhóm thuốc diệt khuẩn Hp có tác dụng:
- Giảm đau, giảm triệu chứng khó chịu
- Diệt khuẩn Hp
Một số kháng sinh được dùng trong nhóm thuốc này: Amoxicillin, Tetracyclin, Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol, Amoxicillin + A.Clavunal
Xem thêm: Bị viêm hang vị dạ dày thì nên uống thuốc gì ?
Lưu ý: Tùy theo tình trang thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ sử dụng những phác đồ điều trị Hp khác nhau. Phác đồ có sử dụng kháng sinh nên cần được chỉ định sử dụng và theo dõi của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh nhờn thuốc kháng sinh, có thể gây ra nhiều hậu quả về sau.
2.2. Bị viêm hang vị uống gì được ? 9 bài thuốc dân gian tốt cho viêm hang vị
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, những bệnh nhân viêm hang vị có thể kết hợp điều trị Đông y từ những loại nguyên liệu quen thuộc có sẵn tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc mà người bệnh có thể tham khảo để áp dụng.
2.2.1 Gừng tươi
Tác dụng của gừng trị viêm hang vị: Theo Đông y, gừng là một loại dược liệu có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt đặc biệt có tác dụng với những vết viêm loét hang vị dạ dày, giúp giảm đau, làm se niêm mạc, giảm co thắt, giảm sự kích thích niêm mạc dạ dày
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Mật ong nguyên chất
- Nước sôi
Thực hiện:
- Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, để khô đem thái thành từng lát nhỏ hoặc giã nát
- Cho gừng vào cốc, rót nước nóng già vào hãm
- Có thể cho thêm một chút mật ong vào để uống cùng
Cách sử dụng: Sử dụng trà gừng vào sáng và tối
2.2.2 Nghệ
Tác dụng của nghệ trị viêm hang vị: Nghệ là “khắc tinh” của những bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là viêm hang vị, viêm loét dạ dày. Dược chất Curcumin được tìm thấy trong nghệ vàng có tính chống viêm, giảm tiết acid, giảm đau, làm lành vết loét, tiêu diệt vi khuẩn Hp đặc biệt là những chủng vi khuẩn đã kháng kháng sinh.
Bạn có thể sử dụng nghệ theo rất nhiều cách: Chế biến thành món ăn, ngâm mật ong, làm viên hoàn uống, pha nước uống…
Nguyên liệu:
- Tinh bột nghệ
- Sữa tươi ấm
- Mật ong
Thực hiện:
- Sữa tươi hâm nóng
- Hòa 2 thìa tinh bột nghệ vào trong cốc sữa ấm và 1 thìa mật ong khuấy đều
Cách sử dụng: Sử dụng vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút.
Tuy nhiên, curcumin trong nghệ thô có nhược điểm là khó tan và khó hấp thụ. Do đó, hiệu quả hỗ trợ điều trị bằng tinh bột nghệ, bột nghệ hay nghệ tươi đều không cao.
Để khắc phục nhược điểm này, công nghệ nano đã được áp dụng, tạo ra nano curcumin với khả năng tan trong nước vượt trội gấp 7500 lần so với curcumin, và khả năng được hấp thụ bởi cơ thể là 80%. Bởi vậy, người bệnh nên sử dụng nano curcumin để có thể hỗ trợ điều trị viêm hang vị tích cực nhất.
Tham khảo thêm: Mẹo chữa viêm hang vị bằng nghệ rất hay nên đọc
2.2.3 Mật ong
Tác dụng của mật ong trị viêm hang vị: Mật ong có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP, đặc biệt kiểm soát được sự phát triển của những nhóm vi khuẩn kháng kháng sinh. Ngoài ra, mật ong còn có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, làm lành vết loét rất tốt.
Mật ong thường được sử dụng kết hợp với những loại dược liệu khác để có thể đồng thời phát huy tối đa hiệu quả của hai loại dược liệu. Sự kết hợp hoàn hảo nhất phải kể đến là nghệ và mật ong.
Nguyên liệu:
- Bột nghệ hoặc tinh bột nghệ nguyên chất 120g
- Mật ong nguyên chất 50ml
Thực hiện:
- Cho tinh bột nghệ ra bát, đổ từ từ mật ong vào trộn đều đến khi thành hỗn hợp đồng nhất, mịn
- Viên thành từng viên nhỏ như hạt ngô
- Cho vào lọ thủy tinh sạch, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Cách sử dụng: Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5 viên
Một cách sử dụng đơn giản hơn đó chính là một cốc nước ấm pha với 2 thìa mật ong vào mỗi buổi sáng cũng mang lại những tác dụng rất tốt cho dạ dày và cho sức khỏe. Hãy sử dụng đều mỗi ngày để không phải tự hỏi viêm hang vị uống gì nữa nhé.
2.2.4 Vỏ bưởi
Tác dụng của vỏ bưởi trị viêm hang vị: vỏ bưởi trị viêm hang vị dạ dày khá hiệu quả nhờ khả năng ngăn tiết acid dịch vị, giảm đau, chống viêm từ đó làm giảm những triệu chứng khó chịu
Nguyên liệu:
- Vỏ bưởi phơi khô
- Gừng tươi
- Nước
Thực hiện:
- Vỏ bưởi khô rửa sạch cho vào nồi nước
- Thêm vài lát gừng tươi
- Đun sôi 5 phút
Cách sử dụng: Uống khi còn ấm, uống 3 lần/ ngày trước mỗi bữa ăn. Các triệu chứng giảm dần và gần như hết hẳn sau 3 tuần sử dụng
2.2.5 Trà hoa cúc
Tác dụng trà hoa cúc trị viêm hang vị: Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, trà hoa cúc còn mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, giúp giảm đau chống viêm, làm dịu cảm giác nóng rát, trị viêm hang vị dạ dày. Bạn có thể tự giải đáp cho câu hỏi viêm hang vị uống gì bằng loại trà này nhé!
Nguyên liệu:
- Trà hoa cúc khô 1 – 2 thìa
- Mật ong
Thực hiện:
- Cho trà hoa cúc vào cốc, rót nước nóng vào và đổ đi để rửa trà
- Cho thêm nước sôi vào và hãm trà trong 5 – 10 phút
- Thêm chút mật ong, khuấy đều
Cách sử dụng: Sử dụng 1 – 2 cốc/ ngày, sử dụng hàng ngày
2.2.6 Lá mơ
Tác dụng lá mơ trị viêm hang vị: Lá mơ vị hơi đắng, tính mát, có mùi hôi ngoài tác dụng thanh nhiệt giải độc chúng còn có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt. Vì thế mà bạn không phải băn khoăn bị viêm hang vị uống gì nữa nhé.
Nguyên liệu:
- Lá mơ
- Bột gạo tẻ
- Nước nóng
Thực hiện:
- Lá mơ chọn những lá bánh tẻ, ngâm rửa kỹ, để ráo, phơi khô
- Tán thành bột mịn
- Cho bột gạo tẻ ra bát, trộn đều với bột lá mơ sau đó từ từ thêm nước nóng vào và nhào thành một khối bột không dính tay
- Ngắt từng viên bột nhỏ vừa ăn, gói trong lá mít
- Hấp bánh với lửa to, đến khi ngửi thấy mùi thơm của lá mơ tức là bánh đã chín
- Bạn cũng có thể trộn bột gạo không và cho bột lá mơ vào giữa làm nhân
Cách sử dụng:
- Ăn kèm với lạc rang và nước cốt dừa
- Ăn 3 – 4 cái bánh/ ngày, sử dụng hàng ngày
Chú ý: Thận trọng khi sử dụng trực tiếp lá mơ tươi vì những chiếc lông tơ nhỏ trên lá có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm tăng thêm mức độ tổn thương.
2.2.7 Cây hoa hồng
Tác dụng cây hoa hồng trị viêm hang vị: Trong thành phần của hoa hồng có chứa những hợp chất hữu cơ có tác dụng kháng viêm, giảm đau, diệt khuẩn, chống co thắt cơ trơn… có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày.
Nguyên liệu:
- Hoa hồng 10g
- Mật ong 70g
- Táo tàu 10 quả
- Nước
Thực hiện:
- Táo tàu, hoa hồng rửa sạch, cho vào nấu cùng với 5 chén nước
- Đun nhỏ lửa đến khi cô lại còn 1 chén nước
- Thêm mật ong vào khuấy đều
- Uống cả nước và cái khi còn ấm
Cách sử dụng: Uống 1 lần/ ngày vào buổi sáng trước khi ăn, uống hàng ngày
2.2.8 Lá khôi tía
Tác dụng lá khôi tía trị viêm hang vị: Các nghiên cứu đã chỉ ra nhóm hoạt chất tanin và glycosid có trong lá khôi tía có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét và kháng khuẩn. Điều trị viêm hang vị bằng lá khôi tía rất đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- Lá khôi tía tươi 50g
- Lá bồ công anh 30g
- Lá khổ sâm 10g
- Nước
Thực hiện:
- Lá khôi tía, khổ sâm, bồ công anh đem rửa sạch
- Sắc nhỏ lửa với 1,5 lít nước trong 15 – 20 phút
Cách sử dụng: Uống hàng ngày, uống 3 lần/ ngày trước bữa ăn 30 phút
2.2.9 Đậu rồng
Tác dụng cây đậu rồng trị viêm hang vị: Trong quả đậu rồng, đặc biệt là hạt đậu rồng có chứa nhiều hợp chất hữu cơ có tác dụng chống lại sự tăng tiết acid, kháng viêm, làm lành vết loét, chống xuất huyết.
Nguyên liệu:
- Hạt đậu rồng
- Mật ong nguyên chất
Thực hiện:
- Hạt đậu rồng rửa sạch, đem rang chín vàng, để nguội và xay nhuyễn thành bột mịn
- Lấy 1 thìa bột đậu rồng trộn với ½ thìa cà phê mật ong và sử dụng
Cách sử dụng: Sử dụng hàng ngày, uống 2 lần/ ngày vào lúc đói
Bạn cũng có thể rang hạt đậu rồng chín vàng thơm và ăn trực tiếp. Ăn từ 10 – 14 hạt/ lần, ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn.
Trên đây là 9 bài thuốc dân gian đơn giản bạn có thể tự làm để uống tại nhà. Tuy nhiên, đây là những phương pháp thường được dùng như biện pháp hỗ trợ điều trị, áp dụng với những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, mức độ tổn thương ít.
Với những trường hợp nặng hơn, bạn cần đi khám, tuân thủ điều trị nghiêm ngặt theo phác đồ cụ thể của bác sĩ, và sử dụng những phương pháp hỗ trợ điều trị khác có hiệu quả hơn.
Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết viêm hang vị uống gì thì chắc hẳn lúc này bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không nào. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và sớm khỏi bệnh nhé!