Skip to main content

Viêm xung huyết hang vị – Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

  • Ngày đăng:

    26/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    26/07/2023
  • Số lần xem

    104

Viêm xung huyết hang vị là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai hiểu rõ và hiểu đúng về căn bệnh này khiến cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Để giúp bạn có thêm kiến thức phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây !

Xem thêm:

1. Viêm xung huyết hang vị là gì?

Viêm xung huyết hang vị
Viêm hang vị xung huyết là gì là thắc mắc của nhiều người

Viêm xung huyết vùng hang vị là tình trạng niêm mạc ở vùng hang vị của dạ dày bị viêm. Lúc này sự ngưng tụ máu sẽ khiến các mạch máu ở vùng hang vị viêm giãn nở, dẫn tới sự xuất hiện của các đốm đỏ trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Tùy vào từng trường hợp, các vết viêm có thể bị phù nề và sưng tấy.

2. Triệu chứng bệnh viêm hang vị xung huyết

Khi hang vị của dạ dày bị tổn thương, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:

2.1. Nôn, buồn nôn

Cảm giác buồn nôn
Cảm giác buồn nôn

Ở những người mắc bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày, chức năng tiêu hóa thường kém hơn so với những người bình thường. Do vậy người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn và nôn, nhất là sau khi ăn no.

Xem thêm:

2.2. Đau, rát vùng thượng vị

Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở phía trên rốn, tình trạng đau bụng có thể âm ỉ, đau thành từng cơn, hoặc đau thắt. Đặc biệt khi ăn no, khi thay đổi thời tiết tình trạng đau càng tăng. Những cơn đau vùng thượng vị này xuất hiện thất thường, người bệnh đang trong quá trình điều trị có thể bị đau vài tháng còn nếu không thì người bệnh sẽ phải chịu đựng trong nhiều năm liền.

2.3. Ợ hơi, ợ chua khi bị viêm xung huyết hang vị

Ợ hơi
Viêm hang vị dạ dày xung huyết có biểu hiện ợ hơi

Đây là triệu chứng điển hình của bệnh nhân mắc bệnh liên quan tới dạ dày do chức  năng tiêu hóa của dạ dày kém khiến thức ăn khó tiêu hóa. Người bệnh thường bị ợ hơi, ợ chua đặc biệt là sau khi ăn no.

2.4. Đau có thể lan lên ngực, vai và sau lưng.

Xuất hiện những cơn đau có thể lan lên ngực, vai và sau lưng. Những cơn đau xuất phát từ vùng thượng vị này có thể xuất hiện thành từng cơn hoặc đau âm ỉ, kéo dài và lan sang vùng ngực, vai và sau lưng khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi.

Xem thêm: Phân biệt đau dạ dày đau lưng với bệnh đau lưng do bệnh khác gây ra

2.5. Chán ăn, mệt mỏi

Mệt mỏi, chán ăn
Cảm giác mệt mỏi khi bị viêm hang vị dạ dày xung huyết

Bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày khiến chức năng dạ dày bị suy giảm, chất dinh dưỡng không được hấp thụ dẫn tới cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đồng thời người bệnh sẽ không cảm thấy ngon miệng khi ăn.

2.6. Đầy bụng, khó tiêu

Hang vị dạ dày bị viêm, xung huyết nên chức năng tiêu hóa sẽ giảm khiến thức ăn khó được tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, gây ra sự khó chịu cho người bệnh.

Xem thêm: Top 3 mẹo chữa đau dạ dày sôi bụng hiệu quả tại nhà

3. Nguyên nhân viêm xung huyết hang vị

5 nguyên nhân gây viêm xung huyết hang vị phổ biến nhất hiện nay

3.1. Vi khuẩn HP

Do vi khuẩn HP
Viêm xung huyết hang vị là sao – Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn HP

Đa số trường hợp mắc bệnh là do nhiễm vi khuẩn HP. Sau khi xâm nhập vào lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP sẽ làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, khiến hang vị dạ dày bị tổn thương từ đó gây ra viêm xung hang vị huyết.

Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị viêm xung huyết hang vị Hp như thế nào?

3.2. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp Prostaglandin khiến lớp niêm mạc dạ dày không được bảo vệ, dạ dày rất dễ tổn thương.

Áp lực trong công việc và cuộc sống hàng ngày khiến bạn luôn trong tình trạng stress. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày làm phá hủy lớp niêm mạc hang vị dạ dày gây nên bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày.

3.3. Sử dụng các chất kích thích

Sử dụng chất kích thích
Sử dụng chất kích thích

Việc sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, cà phê,… sẽ bào mòn lớp niêm mạc hang vị dạ dày gây loét và viêm nhiễm. Do vậy sử dụng các chất kích thích được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

3.4. Viêm xung huyết hang vị do ăn uống thất thường

Thói quen ăn uống không điều độ như: thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, vừa ăn vừa làm việc, ăn vội vàng, ăn quá no,… sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa gặp phải nhiều khó khăn. Dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Việc tăng tiết acid quá mức trong một thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương.

3.5. Sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen thức khuya
Thói quen thức khuya

Do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya,…sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn, acid dạ dày tiết ra nhiều làm phá hủy lớp niêm mạc hang vị dạ dày.

4. Viêm hang vị xung huyết có nguy hiểm không?

Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày có 3 mức độ. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh có thể hạn chế mức độ nguy hại của bệnh

4.1. Mức độ nhẹ

Đau rát vùng thượng vị
Đau rát vùng thượng vị

Xuất hiện vài vết hồng ban ở niêm mạc hang vị dạ dày. Những triệu chứng điển hình mức độ nhẹ là:

  • Đau rát vùng thượng vị
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Đầy bụng
  • Khó tiêu

Mức độ bệnh này không đáng lo ngại nếu như người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa cùng với đó là xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

4.2. Mức độ vừa

Mức độ vừa
Các vết hồng ban ở niêm mạc hang vị dạ dày sẽ lan rộng hơn

Khi ở mức độ vừa, các vết hồng ban ở niêm mạc hang vị dạ dày sẽ lan rộng hơn. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau rát vùng thượng vị
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Nôn, buồn nôn…

Xem chi tiết: Biểu hiện & triệu chứng viêm hang vị mức độ vừa

4.3. Mức độ nặng

Ung thư
Ung thư

Bệnh ở mức độ nặng là khi các vết hồng ban sẽ lan ra khắp vùng niêm mạc hang vị dạ dày. Khi bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho tính mạng nên người bệnh không được chủ quan mà cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và những chỉ định của bác sĩ.

Ở mức độ nặng người bệnh rất dễ gặp phải các biến chứng như:

  • Loét hang vị: Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày sau một thời gian sẽ tiến triển thành loét hang vị dạ dày tá tràng, rất nguy hiểm khiến cho người bệnh thường chịu đựng những cơn đau, khó chịu
  • Xuất huyết tiêu hoá: Tình trạng xuất huyết tiêu hoá khiến bệnh nhân mất nhiều máu và có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu như không được phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời
  • Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm có thể gây nguy hại tới tính mạng. Khi bị thủng dạ dày người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau dữ dội ở vùng bụng như có dao cứa vào, bụng cứng lại. Lúc này người nhà bệnh nhân cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.
  • Ung thư dạ dày: Sau một thời gian, bệnh sẽ gây ra viêm teo niêm mạc dạ dày, rồi phát triển thành ung thư dạ dày rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Đối với những trường hợp bị bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày do vi khuẩn HP thì nguy cơ bị ung thư dạ dày càng cao.

Xem thêm: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm xung huyết vùng hang vị

5. Cách chẩn đoán bệnh viêm xung huyết hang vị

Nội soi dạ dày
Nội soi để kiểm tra viêm hang vị dạ dày xung huyết

Trước khi xác định hướng điều trị, bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Việc chẩn đoán có thể dựa trên:

  • Dựa vào triệu chứng bệnh nhân: Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm hang vị xung huyết dựa vào những triệu chứng lâm sàng như: Đau, rát vùng thượng vị; đau có thể lan lên ngực, vai và sau lưng; ơ hơi, ợ chua; có cảm giác buồn nôn, nôn; chán ăn, mệt mỏi..
  • Chụp X quang có sử dụng thuốc cản quang: Chụp X quang có sử dụng thuốc cản quang có thể phát hiện bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đánh giá được các mức độ của bệnh (bệnh ở mức độ nhẹ, vừa hay nặng)
  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh thực tế của dạ dày và đánh giá được mức độ của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu mô để xét nghiệm cùng lúc nội soi để kiểm tra người bệnh có bị nhiễm khuẩn HP hay không, từ đó mà kê thuốc cho phù hợp.

6. Cách điều trị viêm xung hang vị huyết

Để điều trị viêm hang vị có xung huyết, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

6.1. Nguyên tắc điều trị

Thăm khám kịp thời
Thăm khám kịp thời

Để điều trị hiệu quả bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày người bệnh cần phải tuân thủ những nguyên tắc điều trị dưới đây:

  • Trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn HP người bệnh cần phải dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn.
  • Sử dụng các thuốc nội khoa giúp giảm tiết acid theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học hợp lý.
  • Thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để bác sỹ có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
  • Tái khám sau khi hết đợt điều trị.

6.2. Điều trị viêm hang vị xung huyết bằng Tây y

Thuốc diệt HP
Thuốc diệt HP

Sau khi có chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ kê thuốc cho người bệnh. Các loại thuốc tây y thường được dùng điều trị bệnh như sau:

  • Thuốc làm giảm sản xuất Acid như: Ranitidine (Zantac), Cimetidine (Tagamet HB), Famotidine (Pepcid) và Nizatidine (Axid AR).
  • Thuốc kháng Acid trung hòa dạ dày như: magie hydroxyd và nhôm hydroxyd,…
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất Acid dạ dày: Lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), (Prilosec) và Esomeprazole (Nexium),…
  • Thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP (trong trường hợp bị viêm xung huyết hang vị do vi khuẩn HP gây ra) như: clarithromycin (Biaxin), tetracycline (Tetracycline HCL), tinidazole (Tindamax), amoxicillin (Amoxil), levofloxacin (Levaquin), metronidazole (Flagyl),…

Xem thêm: Tham khảo 10 loại thuốc điều trị viêm xung huyết hang vị

6.3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Thực phẩm nên bổ sung

Cháo
Cháo

Chế độ ăn uống và sinh hoạt có ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày, nồng độ axit cũng như thời gian hoạt động, nghỉ ngơi của cơ quan tiêu hóa này. Các thực phẩm người bệnh nên ăn gồm có:

  • Sữa chua: Sữa chua rất giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt là lợi khuẩn Probiotic, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm kích thích dạ dày, chống viêm hiệu quả.
  • Cháo/ súp: Các món cháo, súp,… rất dễ tiêu hóa khiến cho dạ dày không phải hoạt động nhiều rất phù hợp với những người bị bệnh viêm xung hang vị xung huyết.
  • Cải xanh: Cải xanh là thực phẩm rất giàu isothiocyanate sulforaphane. Đây là hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP- một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày.
  • Cá: Cá có chứa hàm lượng Omega-3 dồi dào, có tác dụng chống viêm, phục hồi nhanh các tổn thương, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày hiệu quả. Các loại cá nhiều omega 3 bao gồm có cá hồi, cá mòi, cá chép…
  • Trứng: Hoạt chất có trong trứng giúp trung hòa acid dịch vị rất tốt, làm giảm những tổn thương ở hang vị dạ dày, đồng thời giúp làm dịu những cơn đau.

Xem thêm:

Thực phẩm nên tránh

Đồ ăn cay nóng
Tránh xa đồ ăn cay nóng

Bên cạnh việc lựa chọn các đồ ăn tốt, người bệnh cũng nên loại trừ các thực phẩm xấu khỏi thực đơn. Các thực phẩm không nên ăn, uống bao gồm:

  • Thực phẩm nhiều chất béo: Những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như: lạp xưởng, xúc xích, thịt mỡ, đồ chiên rán, chà bông,… sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức, tổn thương ở dạ dày càng nặng hơn.
  • Rau sống và thực phẩm chưa qua chế biến: Việc ăn sống và thực phẩm chưa qua chế biến sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bởi chức năng tiêu hóa của những người bị viêm xung huyết hang vị dạ dày thường kém hơn so với người bình thường.
  • Thực phẩm muối chua: Những thực phẩm muối chua như: dưa muối, cà muối, cải chua, hành củ muối,… có tính acid cao rất dễ kích thích tăng tiết acid dịch vị dạ dày khiến cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đồ ăn cay nóng: Những loại gia vị cay hay các món ăn cay như: mì cay, ớt, hạt tiêu,… dễ gây kích thích dạ dày, làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày và dễ dẫn tới viêm hang vị xung huyết dạ dày ở mức độ nặng.

Chế độ sinh hoạt khoa học 

Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Ngủ đúng giờ và đủ giấc

Điều chỉnh lại chế độ sống và sinh hoạt như sau:

  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để không làm tổn thương tới dạ dày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
  • Ăn đúng giờ, không ăn khuya, ăn chậm nhai kỹ và không ăn quá no để dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Có thể chia bữa chính thành những bữa nhỏ hơn để dạ dày dễ tiêu hóa.
  • Không để dạ dày quá đói và tuyệt đối không ăn các thực phẩm có tính kích thích vào lúc đói
  • Thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho hang vị dạ dày

7. Cách phòng ngừa viêm xung huyết hang vị

Vận động nhẹ
Vận động nhẹ

Để có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả các bạn có thể áp dụng những cách phòng bệnh dưới đây:

  • Không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không để bụng quá đói hoặc quá no
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Không nên vận động và làm việc ngay sau khi ăn vì sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của dạ dày.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, hạn chế ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày
  • Tránh làm việc căng thẳng, thức quá khuya.
  • Khi thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và  điều trị kịp thời.

*Lưu ý:  Bạn có thể bổ sung Nano Curcumin để hỗ trợ việc điều trị bệnh viêm hang vị xung huyết dạ dày. Nano curcumin có độ tan gấp 7500 lần và sinh khả dụng gấp 40 lần curcumin thường mang đến hiệu quả giúp:

  • Ngăn chặn tác động xấu của các tác nhân gây bệnh
  • Điều chỉnh lại cân bằng
  • Nhanh chóng phục hồi các tổn thương

Trên đây là những thông tin liên quan tới bệnh viêm xung huyết hang vị mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1