Một số thuốc giảm đau dạ dày Tây thông dụng
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
26/07/2023 -
Số lần xem
76
Nội dung bài viết
ToggleNhư chúng ta đã biết, bệnh lý đau dạ dày là một căn bệnh với số người mắc là con số đáng báo động, theo các thống kê thi trung bình cứ 10 người lại có 1 người bị mắc vì thế nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau dạ dày cũng rất cao.
Những nguyên nhân của bệnh là uống nhiều bia rượu, ăn uống nghỉ ngơi không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng, stress khiến đau dạ dày lâu dần thành viêm loét dạ dày. Vậy việc điều trị căn bệnh này như thế nào? Việc điêu trị viêm loét dạ dày không hề đơn giản một chút nào, các loại vi khuẩn gây bệnh có thể không chết hoàn toàn mà ở trong trạng thái ngủ làm người bệnh nhầm tưởng mình đã khỏi dứt điểm nhưng sau một thời gian bệnh lại xuất hiện. Vì thế để điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây y nên dựa theo phác đồ của bác sĩ mới có thể dứt điểm được căn bệnh này.
1. Các loại thuốc giảm đau dạ dày phổ biến
Khi chúng ta mắc bệnh đau dạ dày thường có những triệu chứng như đau bụng râm rỉ khi đói hoặc ăn no, khó tiêu, đau tức ngực, hay đau dây thần kinh liên sườn. Khi bị chẩn đoán đau dạ dày, thông thường người bệnh sẽ được bác sỹ kê chủ yếu cho 3 loại thuốc Tây là:
- Nhóm axit acetylsalicylic ( Aspirin,…)
- Thuốc chống viêm.
- Thuốc hormone (sterol,…)
- H2 của histamin
2. Những tác dụng phụ của thuốc giảm đau dạ dày
Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng nhiều thuốc Tây trong chữa bệnh đau dạ dày có thể gây ra những hậu quả khó lường. Bởi thuốc Tây giống như “con dao hai lưỡi” có thể chữa khỏi bệnh này nhưng có thể phát sinh ra bệnh khác.
Uống quá nhiều kháng sinh trong thành phần thuốc chữa đau dạ dày sẽ gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan và thận, nếu dùng liều quá cao, lâu dài sẽ gây viêm gan, suy thận mãn tính. Các thuốc trung hoà như Gastropugit, Maloxx kéo dài lại dễ gây viêm ngược dạ dày do kiềm hoá. Các thuốc giãn cơ trơn như Nospa, Buscopan tuy có thể giảm nhanh triệu chứng nhưng nếu lạm dụng có thể gây xuất huyết dạ dày , thủng dạ dày.
Khi bị đau dạ dày, bác sỹ thường kê đơn cho bệnh nhân uống thuốc. Nếu trong đơn thuốc điều trị đau dạ dày chỉ có kháng sinh, giảm tiết acid, chống co thắt, bao vết loét và các thuốc giảm triệu chứng (Giãn cơ trơn, trung hóa acid..) thì thực tế chỉ giải quyết được các triệu chứng cấp tính, còn sớm muộn gì bệnh nhân cũng bị tái phát trở lại.
Ngoài ra, sử dụng lâu dài và không đúng cách các thuốc giảm tiết acid mạnh như cimetidine, omeprazole.. liều cao hoặc kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương, có nhiều tác dụng phụ bất lợi cho người bệnh, một số trường hợp có thể làm suy giảm khả năng tình dục, có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư dạ dày.
Chính vì thế, khi bị mắc căn bệnh đau dạ dày, mỗi bệnh nhân cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thuốc điều trị để đảm bảo an toàn nhất với sức khỏe của chính mình, tránh những biến chứng không mong muốn đáng tiếc sau này.
Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau dạ dày thì bạn cũng nên cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Đặc biệt bạn nên hạn chế có thể từ bỏ rượu bia, thuốc lá, cần ăn uống điều độ và đúng giờ giấc, sắp xếp hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi để tinh thần không bị căng thẳng quá mức, tránh stress, ăn chín uống sôi, không sử dụng chất kích thích… Bạn cũng nên tái khám định kì theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tự điều trị.