Nguyên nhân thất bại khi dùng thuốc trị loét dạ dày
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
26/07/2023 -
Số lần xem
84
Nội dung bài viết
ToggleHầu hết thuốc trị loét dạ dày đáp ứng tốt với điều trị, tuy nhiên vẫn có khoảng 10% bệnh nhân loét lâu lành hoặc tái phát lại triệu chứng sau 2-4 tuần điều trị.
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày tá tràng – Nguyên nhân, triệu chứng
- 4 biến chứng nguy hiểm khi bị viêm loét dạ dày tá tràng
Thất bại điều trị là khi ổ loét hay viêm trở nên trơ hay chậm đáp ứng, dai dẳng cả khi đã dùng đúng thuốc trị loét dạ dày mà vẫn còn hoặc HP vẫn (+) sau 8 tuần điều trị đúng phương pháp trên nội soi, thường gặp do loét kích thước lớn, sâu kèm sẹo hoặc biến dạng hoặc có thể do nhiều nguyên nhân khác.
1. Vi trùng Hp kháng thuốc trị loét dạ dày
- Kháng thuốc tiên phát là yếu tố chủ yếu gây thất bại
- Kháng thuốc mắc phải = kháng thuốc thứ phát
- Hiệu quả tiệt trừ của các phác đồ 3 thuốc có PPI đang giảm dần
- Các nghiên cứu gộp gần đây thành công của các phác đồ 3 thuốc là 78-82%
- Thành công thấp từ 40% – 75% : ở các nướcThổ nhĩ Kỳ, Ý, Pháp, Ireland, Bỉ, Brazil, Nam phi, Nhật, Trung quốc.
- Hiệu quả tiệt trừ giảm đi : do các chủng H.pylori kháng thuốc trị loét dạ dày ngày càng nhiều.
Trong trường hợp này bệnh nhân cần:
1. Chuyển sang Phác đồ 4 thuốc
2. Thêm tá dược vào phác đồ bộ 3
Thêm Lactoferin: protein của sữa gắn với sắt
3. Phác đồ điều trị nối tiếp (Sequential therapy):
4. Phác đồ cứu nguy (Rescue therapy) hay phác đồ sử dụng các kháng sinh mới.
Nếu thất bại với phác đồ 3 thuốc và hoặc kể cả phác đồ 4 thuốc, việc điều trị tiếp theo cần dựa trên kết quả kháng sinh đồ.
Những chọn lựa mới làm phác đồ thứ 2 và thứ 3: chọn một trong các phác đồ sau:
- PPI – levofloxacin – amoxicillin
- PPI – rifabutin – amoxicillin
- PPI – rifabutin – levofloxacin
- PPI – furazolidone – amoxicillin
- PPI – bismuth – tetracycline – amoxicillin
- PPI – bismuth- doxycycline – amoxicillin
2. Thất bại khi dùng thuốc trị loét dạ dày do stress
- Đa chấn thương
- Sốc kéo dài
- Suy hô hấp (thở máy)
- Suy thận
- Nhiễm trùng nặng
- Suy gan
- Đại phẫu thuật
- Bỏng nặng
- Căng thẳng, lo âu
- Dễ bỏ sót, vì đa số không triệu chứng
- Loét do stress thấy hầu hết ở khoa săn sóc tích cực (ICU)
- Tần suất 60 – 100%, XHTH nặng 1,5% – 6%.
- Rất khó điều trị. Tử vong do bệnh chính đi kèm
- Điều trị tích cực bệnh cơ bản là dự phòng quan trọng nhất
- 2 yếu tố nguy cơ, cần lưu ý: Suy hố hấp phải thở máy lâu dài >48 giờ , hoặc có rối loạn đông máu
3. Thất bại khi nếu dùng thuốc không đúng cách
- Không đủ thời gian :Thời gian tối thiểu dùng kháng sinh 7 ngày
- Không đủ liều lượng thuốc trị loét dạ dày
- Không đủ kháng sinh: Nếu chỉ dùng 1 kháng sinh, chỉ diệt H.pylori #50%
- Bệnh nhân không tuân thủ đúng điều trị.
4. Thất bại khi dùng thuốc trị loét dạ dày còn do nguyên nhân khác
- Vị trí trú ẩn và dạng không hoạt động của vi khuẩn H.Pylori : Ở thân dạ dày, đáy dạ dày khó tiệt trừ (Boixeda, Atherton)
- Thủng bịt: đau dai dẳng, đau ban đêm…
- Loét tái phát sau mổ
- Loét khổng lồ(d>=10mm), loét xơ chai, loạn sản..
- Bán hẹp môn vị, túi thừa hành tá tràng
- Nghiện thuốc lá
- Chất lượng thuốc kém
- Tình trạng tăng tiết axít : HC Zollinger – Ellison, Đau nội tiết týp 1, hội chứng Cushing, Tăng canci huyết, Loạn sản tế bào G, U vỏ thuợng thận.
Trên đây là những nguyên nhân giải thích cho việc tại sao sử dụng thuốc trị loét dạ dày vẫn thất bại. Hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để có những cách xử trí tốt nhất, nỗ lực gia tăng tỷ lệ điều trị thành công và giảm tỷ lệ thất bại.
Xem thêm: Ăn chung bát, ngồi chung mâm có nguy cơ viêm loét dạ dày