Skip to main content

[HỎI ĐÁP] Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không? (Chuối Tiêu, Tây)

  • Ngày đăng:

    20/05/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    306

Chuối là một loại quả rất ngon và giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Tuy nhiên có nhiều bệnh nhân đau dạ dày khi ăn chuối thì lên cơn đau dữ dội. Vậy theo chuyên gia, đau dạ dày ăn chuối được không? Nếu không thì tại sao đau dạ dày không nên ăn chuối? Cùng CumarGold giúp bạn trả lời câu hỏi trên nhé!

1. Đau dạ dày nên ăn chuối không?

Chuối đã được chứng minh là một loại quả rất tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt chuối rất tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân đau dạ dày nên ăn chuối để hỗ trợ và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày của mình.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần ăn chuối đúng cách, đúng giờ.

Lưu ý: Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn chuối xanh, đặc biệt là chuối tiêu xanh. Lý do vì chuối xanh có thể làm nặng hơn tình trạng đau dạ dày của bạn.

Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về các lợi ích của chuối cũng như cách sử dụng chuối cho bệnh nhân đau dạ dày đúng cách.

2. Đau dạ dày có không nên ăn chuối tiêu

Tại sao ăn chuối tiêu lại đau dạ dày?

Chuối có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho dạ dày là vậy, tuy nhiên nếu bệnh nhân đau dạ dày ăn chuối xanh có thể bị lên cơn đau ngay lập tức. Điều này gây ra nhiều hiểu nhầm về việc đau dạ dày không nên ăn chuối.

Chuối tiêu
Chuối tiêu xanh chứa nhiều mủ và chất nhựa, bệnh nhân đau dạ dày khi ăn chuối tiêu có thể bị đau quặn

Tại sao đau dạ dày không nên ăn chuối xanh và chuối tiêu?

Thực chất, lý do ăn chuối tiêu xanh gây đdạ dày ngay lập tức là bởi vì trong chuối tiêu xanh chứa nhiều chất nhựa. Những chất nhựa này có khả năng gây kích ứng niêm mạc gây đau dạ dày.

Đồng thời chuối xanh không mềm như chuối chín, do đó cũng là một tác nhân làm bạn bị khó tiêu, đau dạ dày.

Để sử dụng chuối xanh, người bệnh đau dạ dày không nên ăn trực tiếp mà nên chế thành bài thuốc chữa đau dạ dày với công thức sau đây.

3. Công dụng của chuối đối với 5 loại đau dạ dày thường gặp

Để điều trị đau dạ dày, bạn cần kết hợp giữa việc dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn kiêng, chế độ sinh hoạt.

Tin vui cho những người thích chuối đó là chuối rất tốt cho bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày. Chuối giúp thúc đẩy phục hồi niêm mạc dạ dày, giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày và ợ chua.

Chi tiết sẽ được CumarGold phân tích ngay dưới đây.

2.1. Chuối giúp chữa đau dạ dày do tăng tiết acid

Chuối sắp chín đã được chứng minh là có tác dụng trong việc kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của acid dịch vị. Do đó, các bác sĩ khuyến khích nên sử dụng chuối sắp chín trong chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân đau dạ dày do tăng tiết acid.

Tuy nhiên chuối sắp chín có thể còn nhiều chất nhựa, đồng thời có khả năng gây đầy hơi.

Do vậy bạn cần ăn chuối chưa chín đúng cách theo sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

2.2. Tác dụng của chuối với viêm dạ dày không tăng acid

Đau dạ dày không tăng acid thường có nguyên nhân là vi khuẩn HP hoặc tác dụng phụ của một số thuốc giảm đau. Đau dạ dày không do tăng aid về cơ bản có các triệu chứng như các bệnh đau dạ dày khác.

Đau dạ dày có nên ăn chuối không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm
Chuối chín trứng cút rất tốt cho người bị đau dạ dày không do tăng acid

Sử dụng chuối cho những bệnh nhân viêm dạ dày không tăng acid rất tốt, chuối chứa nhiều kali, vitamin B, vitamin C và chất xơ.

Giúp dạ dày dễ tiêu hoá thức ăn, bảo vệ niêm mạc và chống viêm dạ dày.

2.3. Chuối giúp giảm viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính chủ yếu do nguyên nhân tăng tiết acid dịch vị trong thời gian ngắn gây nên cơn đau cấp tính và dữ dội.

Chuối chứa nhiều magie rất tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính do có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, chống viêm và giảm tiết acid dịch vị. Ngoài ra bệnh nhân nên ăn đa dạng cách loại trái cây, không nên chỉ ăn mình chuối.

2.4. Chuối đối với bệnh loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là một tình trạng đau dạ dày nặng, mô tả hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị sói mòn bởi acid dịch vị và các yếu tố kích thích. Loét dạ dày tá tràng nặng hơn tình trạng viêm dạ dày và có thể dẫn đến thủng dạ dày nếu không được chữa trị kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng chuối
Người bị loét dạ dày nên ăn chuối chín xay nhuyễn

Nhiều loại quả chứa nhiều acid không được sử dụng cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên chuối lại được khuyến cáo sử dụng thường xuyên.

Trong chuối chứa nhiều kali và các chất điện giải, giúp bệnh nhân không bị mất nước trong trường hợp loét dạ dày gây nôn quá nhiều.

Ngoài ra chuối còn giúp đông máu nhanh hơn, ngăn các biến chứng xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày gây nên.

2.5. Chuối giúp giảm trào ngược dạ dày thực quản

Như đã phân tích, chuối có tác dụng làm giảm tiết acid dịch vị, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày thực quản bị viêm. Ăn chuối sau khi ăn khoảng 1 giờ không gây ra đầy hơi, rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.

Chuối giúp ngăn chặn tình trạng acid dịch vị xói mòn niêm mạc dạ dày. Đồng thời cân bằng hệ vi sinh vật, chống viêm hiệu quả.

Để phát huy tác dụng của chuối đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn chỉ nên ăn chuối chín mềm.

>>Tìm hiểu thêm:

3. 8 lợi ích của chuối đối với sức khoẻ nói chung

Thành phần dinh dưỡng của chuối:

  • Tinh bột ít calo
  • Chất xơ
  • Khóng chất (Kali, Magie, Phosphorus, Potassium, Kẽm, Natri)
  • Vitamin (Vitamin C, B5, B6, Choline)
  • Chất chống oxy hoá (DPPH, polyphenols, Epicatechin, Myricetin-3-O-rhamnosyl glucoside)
  • Carotenoids

Thông tin được tham khảo từ website của Đại học OxFord.

Chuối được sử dụng trong rất nhiều chế độ ăn kiêng khoa học, với những công dụng tuyệt vời như:

  • Giúp cân bằng nồng độ acid dịch vị dạ dày
  • Loại bỏ chất độc, thanh lọc cơ thể
  • Chống viêm, ngăn chặn các vết loét nhờ hoạt chất polyphenolic
  • Giúp nhuận tràng nhưng không gây tiêu chảy
  • Giúp giảm căng thẳng, stress
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hoá
  • Giúp bạn nhanh no nhờ lượng chất xơ cao, có thể dùng trong chế độ ăn giảm cân
  • Phenolic, Carotene, Phytosterol… trong chuối có khả năng chống oxy hoá

Thời gian ăn chuối rất quan trọng, chuối thường gây đầy hơi nếu ăn khi bụng đói. Vì vậy nên ăn chuối như một món tráng miệng sau bữa ăn.

Bệnh nhân bị đau dạ dày nên ăn chuối chín và mềm để giảm áp lực và tránh kích ứng cho da dày.

4. Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn chuối đúng cách

4.1. Đối với bệnh nhân đau dạ dày do tăng tiết acid

Nên ăn sau bữa ăn ít nhất 1 giờ, không ăn khi bụng đói. Nếu có các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi khi sử dụng chuối thì bệnh nhân đau dạ dày nên ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.

4.2. Ăn chuối đúng cách khi bị viêm dạ dày không tăng acid

Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng chuối chín, đặc biệt là chuối chín trứng cút (có đốm nâu tự nhiên ở vỏ). Bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc xay nhuyễn thành sinh tố.

Không nên ăn chuối lúc đói, trước khi ăn khoảng 1 giờ. Không nên ăn sợi trắng ngay dưới lớp vỏ chuổi, chỉ ăn phần ruột mềm bên trong.

4.3. Cách ăn chuối khi bị viêm dạ dày cấp tính

Đối với bệnh viêm dạ dày cấp tính, bệnh nhân có thể ăn vào thời điểm 30-40 phút trước khi ăn sáng. Lúc này chuối có tác dụng như một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày tự nhiên.

Không nên ăn chuối quá gần bữa ăn, chuối lẫn cùng thức ăn có thể gây đầy hơi, đau dạ dày.

Để dễ ăn hơn, bạn có thể sáng tạo công thức làm cocktail từ chuối bằng cách kết hợp chuối cùng kem, phô mai, sữa, táo.

Tóm lại:

  • Bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên ăn chuối chín, chuối mềm, tránh chuối xanh và chuối tiêu

  • Không nên ăn chuối lúc đói

  • Không nên ăn chuối quá gần bữa ăn

  • Chỉ nên ăn phần ruột chuối mềm bên trong

  • Có thể sáng tạo các món sinh tố chuối để dễ ăn hơn

5. Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng chuối xanh

Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh
Ngoài việc đau dạ dày ăn chuối rất tốt thì có thể sử dụng chuối xanh chữa đau dạ dày

Ngoài việc bị đau dạ dày nên ăn chuối chín thì các bạn cũng có thể sử dụng chuối xanh để chữa bệnh đau dạ dày thông qua bài thuốc dưới đây:

Nguyên liệu: 1 đến 2 quả chuối tiêu xanh.

Cách làm thuốc:

  • Chuối đem đi rửa sạch, lột bỏ vỏ rồi ngâm với nước có pha muối loãng để loại bỏ nhựa.
  • Cắt chuối thành nhiều lát mỏng rồi đem đi phơi, sấy cho khô.
  • Khi chuối đã khô, đem tán thành bột mịn rồi cất vào trong lọ thủy tinh để sử dụng dần.

Cách dùng:

  • Mỗi ngày lấy khoảng 1 thìa ít bột chuối, pha với 1 thìa mật ong nguyên chất để thu được hỗn hợp sệt, vo thành từng viên nhỏ như hạt đậu xanh để ăn.
  • Mỗi ngày người bệnh có thể ăn 2 lần, sau bữa trưa và bữa tối, mỗi lần 3-4 viên
  • Dùng khoảng 2-3 mẻ thuốc bột chuối mật ong để trị bệnh dạ dày.

Trong quá trình dùng chuối, người bệnh nên theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể. Nếu có dấu hiệu tiêu cực thì nên ngừng sử dụng và đi kiểm tra lại.

6. Gợi ý 6 loại thực phẩm người đau dạ dày nên ăn

Ngoài việc người bị đau dạ dày nên ăn chuối thì những người bị bệnh đau dạ dày có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm sau đây:

  • Đu đủ: Đu đủ chín có chứa enzyme papainchymopapain, các chất này giúp phá vỡ protein để làm dịu dạ dày trong môi trường axit tốt. Ngoài ra thì đu đủ còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, đẩy lùi chứng khó tiêu và táo bón. Tuy vậy thì bạn nên lưu ý chỉ nên sử dụng đu đủ chín, không nên ăn đu đủ xanh.
  • Thì là: Thì là có lượng chất xơ lớn, có thể giúp loại bỏ độc tố và các chất gây ung thư đường ruột. Ngoài ra thì loại rau này còn giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch bằng hàng loạt khoáng chất  thiết yếu như vitamin C, vitamin B3, kali, magie, sắt, mangan, vv…
  • Rau chân vịt: Rau chân vịt hay rau bó xôi là loại rau có chứa hàm lượng cellulose rất dồi dào. Chất này có thể thúc đẩy nhu động đường ruột, từ đó cải thiện khả năng đại tiện. Nếu được sử dụng thường xuyên thì rau chân vịt sẽ giúp gan, ruột và dạ dày của chúng ta được bảo vệ hiệu quả. Bên cạnh đó thì rau chân vịt còn giúp thúc đẩy bài tiết ở tuyến tụy, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa lên đáng kể.
  • Khoai lang, khoai tây: Các loại khoai này có nhiều tinh bột, khi được đưa vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành glucose để bảo vệ dạ dày. Trong khoai lang còn có nhiều đường, vitamin, canxi, chất béo, muối vô cơ và sắt, rất tốt cho sức khỏe nói chung.
  • Cải bắp: Trong cải bắp lại chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U. Hấp thụ đủ 2 loại vitamin này sẽ giúp ta chống lại tình trạng loét dạ dày, bảo vệ lớp màng nhầy, giảm nguy cơ mắc phải các bệnh đau dạ dày, ung thư dạ dày, vv…
  • Cà rốt: Người bệnh có thể tận dụng cà rốt để hấp thụ carotene, từ đó chống lại các triệu chứng đau do đau dạ dày.

>> Xem thêm:

Rõ ràng đau dạ dày có nên ăn chuối chỉ là bạn có biết cách ăn chuối đúng cách hay không. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết cách ăn chuối chữa bệnh đau dạ dày. Chúc các bạn luôn có một sức khoẻ tốt!

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1