Tìm Hiểu tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ
-
Ngày đăng:
23/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
26/07/2023 -
Số lần xem
96
Nội dung bài viết
ToggleViêm loét dạ dày tại bờ cong nhỏ rất nguy hiểm vì có nguy cơ biến chứng thành ung thư cực cao. Vậy tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ ? Hãy cùng chúng tôi “giải phẫu” dạ dày của bạn và cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
- Đau dạ dày thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chữa ra sao?
- Loét dạ dày là gì ? tìm hiểu ngay
- Loét dạ dày hay gặp ở vị trí nào? Các vị trí bạn không ngờ tới
- TOP 4 cách khắc phục viêm hang vị bờ cong nhỏ HIỆU QUẢ nhất
1. Tìm hiểu về cấu tạo của dạ dày
Dạ dày nằm ngay phía dưới cơ hoành, ở phần trên khoang bụng và chếch về phía bên trái. Kích thước của dạ dày có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm hoặc tùy từng người khác nhau. Dung tích dạ dày ở trẻ sơ sinh khoảng 30ml, tuổi dậy thì là 1000ml và 1500ml với người trưởng thành.
Dạ dày có 3 chức năng chính:
- Lưu trữ thực phẩm. Dạ dày có thể lưu trữ thức ăn trong 2 giờ hoặc lâu hơn.
- Trộn và nghiền nát thức ăn bằng cách co bóp các lớp cơ trong dạ dày.
- Tiêu hóa thức ăn nhờ các enzyme tiêu hóa.
Người ta chia dạ dày ra làm 6 phần:
- Tâm vị: Tâm vị là một vùng rộng từ 3 – 4 cm2 nằm phía trên đỉnh dạ dày, tiếp giáp với thực quản, là nơi đầu tiên tiếp nhận thức ăn từ thực quản đổ xuống. Trong vùng tâm vị có lỗ tâm vị nối thông thực quản với dạ dày qua lớp niêm mạc, có nhiệm vụ hỗ trợ đẩy thức ăn từ thực quản xuống dạ dày.
- Thân vị: Thân vị là khu vực có diện tích lớn nhất trong dạ dày. Đây là nơi đảm nhận nhiệm vụ co bóp, tiêu hóa thức ăn. Thân vị cũng là nơi có chứa nhiều tuyến bài tiết acid dịch vị HCl và pepsin.
- Bờ cong nhỏ: Bờ cong nhỏ hay bờ cong vị bé là phần mép phải dạ dày, kéo dài từ tâm vị cho đến hết lỗ môn vị. Trên bờ cong nhỏ có mạc nối nhỏ, nối dạ dày, tá tràng và gan. Giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé.
- Bờ cong lớn: Bờ cong lớn hay bờ cong vị lớn nằm đối diện bờ cong nhỏ. Đây là đoạn tiếp theo có mạc nối, nối dạ dày với lách, có chứa các động mạch vị ngắn.
- Hang vị: Hang vị là phần thấp nhất của dạ dày chiếm ¼ – ⅓ thể tích của dạ dày, nằm giữa cơ thắt môn vị và thân vị. Lòng của hang vị được bao phủ bởi một lớp niêm mạc dạ dày và không tiết ra acid.
- Môn vị: Là phần xa nhất và hẹp nhất của dạ dày, đồng thời cũng là khu vực tiếp giáp với ruột non. Thức ăn được tiêu hóa và hóa lỏng trong dạ dày sẽ được tống vào ruột non qua ống môn vị.
Ngoài ra, trong dạ dày còn có đáy vị, thành trước và thành sau.
Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trong dạ dày như viêm loét hang vị, viêm loét tâm vị, tiền môn vị… nhưng đặc biệt đáng chú ý nhất là viêm loét bờ cong nhỏ, chúng chiếm đến 25% tổng số trường hợp viêm loét dạ dày.
Không chỉ có tỷ lệ mắc bệnh cao, những vết viêm loét tại khu vực bờ cong nhỏ, môn vị hay tiền môn vị còn có nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày cao hơn những khu vực khác nếu như không được điều trị sớm và dứt điểm.
Tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ dạ dày? Chúng ta cùng tìm cái trả lời trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
2. Tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ?
Không phải tự nhiên mà khu vực bờ cong nhỏ dạ dày lại là nơi tập trung của các vết loét. Dưới đây là một số nguyên nhân lý giải loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ.
2.1 Acid dịch vị tiết ra nhiều
Nguyên nhân trực tiếp gây viêm loét dạ dày là do sự phá hủy niêm mạc dạ dày của dịch vị dạ dày, đặc biệt là HCl và pepsin. Như đã tìm hiểu ở phần trên, bờ cong nhỏ kéo dài từ tâm vị đến lỗ môn vị, chúng nằm trên cả 2 khu vực thân vị và hang vị – là những nơi phải chịu tác động của acid dịch vị nhiều nhất và lâu nhất.
Hang vị là nơi tập trung toàn bộ thức ăn trong dạ dày. Thân vị là nơi tiết nhiều acid dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Do đó, có thể thấy rằng khu vực bờ cong nhỏ là nơi chứa nhiều acid dịch vị nhất.
Vì một lý do nào đó, lượng acid dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ. Lớp acid sẽ tấn công và làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra những vết viêm loét.
2.2 Bờ cong nhỏ dạ dày – nơi vết thương dễ lan rộng
Dạ dày là cơ quan có thể thay đổi thể tích nhờ vào những nếp nhăn bên trong lòng dạ dày. Khi dạ dày ở trạng thái rỗng, niêm mạc dạ dày và lớp dưới niêm mạc co lại thành những đường gấp khúc, xếp gọn lại. Các nếp gấp này sẽ giãn dần ra khi thức ăn đi xuống dạ dày, dạ dày phình lên như một chiếc túi, các nếp nhăn biến mất.
Khu vực bờ cong nhỏ chứa thân vị và hang vị, do đó chúng là nơi tập trung nhiều các nếp gấp nhất. Bề mặt gồ ghề, nhiều nếp gấp là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Lý do là bởi các nếp gấp là nơi mà vi khuẩn dễ dàng bám vào, trú ngụ và phát triển.
Các vết viêm loét ban đầu có thể xuất hiện ở sâu bên trong các nếp gấp. Do đó, chúng được sự bảo vệ của các nếp gấp, khiến thuốc điều trị không tác động đến được. Các vết loét nhờ vậy mà dễ dàng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn.
không những không chịu những tác động của thuốc điều trị mà còn là điều kiện để các vết loét có thể dễ dàng lan rộng, mức độ tổn thương tăng lên. Đó chính là nguyên nhân tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ.
Xem thêm: Viêm loét dạ dày có phải mổ không?
2.3 Là những khu vực vi khuẩn Helicobacter pylori hay ẩn nấp
Bên cạnh hang vị, khu vực bờ cong nhỏ dạ dày với rất nhiều những nếp nhăn cũng là vị trí lý tưởng để vi khuẩn Helicobacter Pylori ẩn nấp và phát triển.
Các enzyme và nội độc tố mà vi khuẩn H.pylori tiết ra không chỉ cản trở sự tổng hợp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ, tấn công niêm mạc và gây ra những vết viêm loét.
Xem thêm:
3. Biện pháp phòng ngừa loét dạ dày ở bờ cong nhỏ
Các biện pháp phòng ngừa viêm loét bờ cong nhỏ của dạ dày dựa trên chính những nguyên nhân gây bệnh. Thay đổi những thói quen trong sinh hoạt, làm việc và ăn uống hàng ngày là các phòng ngừa hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Xem thêm: Cách chữa loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
3.1 Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau chống viêm non Steroid
Sử dụng thuốc bừa bãi cũng chính là một trong những lý do tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ. Các loại thuốc giảm đau chống viêm non steroid hay có steroid, ngoài ức chế COX 2 gây viêm, chúng còn ức chế luôn các yếu tố bảo vệ dạ dày COX1, ức chế tổng hợp prostaglandin.
Việc lạm dụng và sử dụng bừa bãi thuốc giảm đau chống viêm là nguyên nhân gây mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây hại dạ dày, từ đó dẫn đến viêm loét dạ dày.Ngoài thuốc giảm đau chống viêm, sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra bệnh dạ dày.
Sử dụng kháng sinh bừa bãi vừa tiêu diệt lợi khuẩn cần thiết trong dạ dày, vừa gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Khi vi khuẩn H.pylori kháng kháng sinh, chúng có thể khiến việc điều trị bệnh của bạn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều lần.
Xem thêm: Đau dạ dày thì nên uống thuốc gì ?
3.2 Hạn chế căng thẳng, stress
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống hàng ngày sẽ tạo nên những tác động tiêu cực đến đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng làm gia tăng các yếu tố gây hại dạ dày như tăng tiết acid hay mát cân bằng hệ tiêu hóa.
Muốn phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày ở bờ cong nhỏ hiệu quả, giữ tinh thần thoải mái vui vẻ, không để stress ảnh hưởng là cách hiệu quả nhất để giảm dần những yếu tố tấn công gây hại. Một số cách hạn chế căng thẳng, stress bạn có thể thực hiện như:
- Tập cách suy nghĩ đơn giản và tích cực
- Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh
- Ngủ đủ giấc
- Tích cực vận động
- Tham gia các hoạt động tập thể , các hoạt động vì cộng đồng
- Tụ tập với bạn bè
- Tìm và phát triển sở thích cá nhân
- Tránh xa những yếu tố, những cá nhân có những ảnh hưởng tiêu cực đến bạn
- Đọc sách nhiều hơn
- Làm những điều mình thích và mong muốn làm
- Đi du lịch
- Cười nhiều hơn
- Tìm sự giúp đỡ từ bạn bè, bác sĩ tâm lý.
3.3 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ ? Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn cũng là một yếu tố nguy cơ gây nên chứng bệnh này. Chế độ ăn mất cân đối, không khoa học không chỉ gây thiếu hụt về dinh dưỡng mà còn gây áp lực và mang mầm bệnh đến cho dạ dày.
Hãy tăng cường sức khỏe cho dạ dày bằng những cách sau:
- Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa ăn sáng
- Ăn đủ 3 bữa/ ngày, ăn đúng giờ, tránh ăn quá muộn. Có thể chia nhỏ bữa ăn nếu cần thiết
- Không ăn quá khuya, đặc biệt không ăn trước khi đi ngủ 2 giờ sẽ gây áp lực không tốt cho dạ dày
- Ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt chửng hoặc nuốt khi chưa nhai kỹ
- Không ăn quá no, nếu cần thiết có thể chia nhỏ thành nhiều bữa
- Sử dụng đa dạng thực phẩm, cân đối về các thành phần dinh dưỡng
- Lựa chọn thực phẩm sạch, sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến
- Nên thực hiện ăn chín uống sôi, hạn chế những món ăn như rau sống, gỏi, nộm, các món chín tái….là nguồn nhiễm khuẩn cho dạ dày
- Nên chế biến thành những món ăn mềm, nhiều nước, dễ tiêu hóa như luộc, hấp, hầm, món canh, cháo, súp…
Một số loại thực phẩm tốt cho dạ dày bạn nên sử dụng gồm có:
- Táo, hành tây, cần tây chứa nhiều flavonoid là những chất chống oxy hóa mạnh giúp chống viêm rất tốt
- Cải xanh và những cây họ cải mang lại nguồn chất xơ dồi dào đồng thời có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori
- Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
- Trà xanh có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét, dịu cơn đau
- Sữa chua là nguồn bổ sung probiotics tuyệt vời, cung cấp và bổ sung nguồn lợi khuẩn cho đường ruột chống viêm loét dạ dày
- Bổ sung nhiều chất xơ giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, làm lành vết loét, giảm nguy cơ vết loét phát triển rộng ra
- Các loại rau màu xanh đậm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin B12
- Những loại thực phẩm giàu chất béo và protein tốt như thịt trắng, các mòi, cá thu, cá hồi, các loại hạt dinh dưỡng…
Xem thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn gì? 9 thực phẩm giúp nhanh lành vết loét
Những nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày cần tránh:
- Những loại thức ăn có chứa những gia vị gây kích ứng dạ dày như ớt, hạt tiêu, mù tạt
- Những loại hoa quả chua, làm tăng tiết acid như cam, chanh, bưởi, me, dứa…
- Những loại thực phẩm chua hoặc làm tăng tiết acid như dưa cà muối, giấm, mẻ, một số loại nước sốt, gia vị….
- Hạn chế sử dụng những thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên, rán, xào
- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp…
- Không nên sử dụng những loại thực phẩm cứng, khó tiêu hóa
- Các loại thịt đỏ hàm lượng protein cao cũng cần hạn chế
- Không sử dụng đồ uống có cồn, cafein và những chất kích thích sẽ làm nặng hơn tình trạng viêm loét dạ dày
- Không hút thuốc lá
Xem thêm: Đau dạ dày cần kiêng những loại thực phẩm gì ?
3.4 Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh cũng chính là một trong những đáp án cho câu hỏi tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ. Chính vì vậy, người bệnh cần tạo cho mình một chế độ sinh hoạt như sau:
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Nếu không có thời, bạn cũng cần cố gắng duy trì tập luyện ít nhất 3 lần/ tuần, 30 – 40 phút/ lần
- Lựa chọn những môn thể thao, những bài tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe thực tế. Nên lựa chọn những ôn thể thao yêu thích, hay những bài tập có tác dụng tốt lên hệ tiêu hóa.
- Cân đối thời gian giữa làm việc học tập, làm việc, nghỉ ngơi
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày, đi ngủ trước 23 giờ. Hạn chế thức khuya, làm việc hoặc học tập khuya
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc lao động
- Tránh để căng thẳng, mệt mỏi, stress
Cấu trúc đặc biệt của bờ cong nhỏ dạ dày chính là lý do tại sao loét dạ dày hay ở bờ cong nhỏ. Nếu mắc bệnh, hãy điều trị và dứt điểm để tránh những tổn hại về sức khỏe sau này nhé.