Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? 5 biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe
-
Ngày đăng:
06/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
26/07/2023 -
Số lần xem
99
Nội dung bài viết
ToggleViêm dạ dày tá tràng ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội và trở thành nỗi lo ở mọi lứa tuổi. Vậy viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, nó có ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để có lời giải đáp nhé.
Xem thêm:
- 10 cách chữa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả
- Top 5 Phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng
- Tư vấn đơn thuốc viêm loét dạ dày tá tràng
- Phân tích bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em
1. Tìm hiểu bệnh viêm dạ dày tá tràng
Trước khi tìm hiểu viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, bạn cần hiểu về khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng bệnh.
Viêm dạ dày tá tràng là căn bệnh khiến niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị thương tổn nặng nề. Khi đó, phần màng lót bên trong cùng của phần tá tràng hay dạ dày bắt đầu bị bào mòn khiến cho các lớp dưới thành ruột bị lộ hẳn ra.
Có thể chia viêm dạ dày tá tràng ra làm hai loại: viêm dạ dày tá tràng cấp tính và viêm dạ dày tá tràng mạn tính.
Những triệu chứng rất thường gặp của bệnh viêm dạ dày tá tràng:
- Ngủ không ngon
- Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng khó chịu
- Đau bụng ở vùng thượng vị lúc âm ỉ lúc dữ dội
- Buồn nôn và nôn
- Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa
Xem thêm: Top 8 điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng
Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày tá tràng:
- Thường xuyên stress, căng thẳng mệt mỏi, làm việc quá sức
- Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi không có sự chỉ định của bác sĩ
- Nhiễm vi khuẩn HP – loại vi khuẩn chuyên trú ngụ và tàn phá phần dạ dày
- Có lối sống, thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh
- Thường xuyên sử dụng rượu bia thuốc lá
2. Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày tá tràng nếu được phát hiện sớm và có cách điều trị đúng đắn, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và hoàn toàn có thể chữa khỏi một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu bạn không chú ý đến sức khỏe, chủ quan với những triệu chứng bất thường trên cơ thể, viêm dạ dày tá tràng sẽ dần biến thành mạn tính, khó chữa trị dứt điểm. Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh như:
Xem thêm:
- Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Top 12 loại thực phẩm nên bổ sung
- Viêm dạ dày ruột cấp, nguyên nhân và cách điều trị
2.1 Loét dạ dày tá tràng
Viêm dạ dày tá tràng giai đoạn đầu không nguy hiểm lắm, nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng dạ dày bị loét, thương tổn nặng do ổ viêm đã tồn tại quá lâu.
Loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên phải chịu nhiều phiền toái cũng như đau đớn trong cuộc sống. Xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đau vùng trên rốn
- Cảm giác nôn nao khó chịu
- Không thể hấp thu mọi chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể.
Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2.2 Hẹp môn vị dạ dày
Hẹp môn vị dạ dày thường xuất hiện các khối u, phù nề to nơi niêm mạc dạ dày. Chúng bó chặt môn vị và lòng dạ dày, khiến thức ăn không thể đi qua và làm rối loạn quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm loét dạ dày là một trong những nguyên nhân chính gây hẹp môn vị dạ dày vì chúng khiến các vết viêm loét, tổn thương tại khu vực này thêm nặng nề khiến tình trạng hẹp môn vị ngày càng nghiêm trọng hơn.
Người bị hẹp môn vị sẽ nhận thấy các triệu chứng như :
- Suy nhược
- Mệt mỏi
- Mắt trũng da xanh
- Đau bụng
- Nôn mửa,…
2.3 Xuất huyết tiêu hoá trên
Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không phải kể đến xuất huyết tiêu hóa – biến chứng ảnh hưởng nhiều sức khỏe người bệnh. Viêm dạ dày tá tràng khiến niêm mạc bị tổn thương. Những tổn thương này càng lâu sẽ càng nặng hơn, tạo nên sức ép khiến các mạch máu xung quanh vỡ ra và đi vào khu vực đường ống dẫn tiêu hóa gây ra xuất huyết tiêu hóa.
Triệu chứng của bệnh :
- Đi tiêu hoặc nôn ra máu
- Phân đen
- Chóng mặt mệt mỏi, suy nhược cơ thể đi kèm đau bụng.
Bệnh gây mất máu nhiều nên nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
2.4 Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là tình trạng thành dạ dày xuất hiện một hoặc nhiều lỗ rò thông với khoang bụng.
Một trong những nguyên nhân gây thủng dạ dày là tình trạng viêm dạ dày tá tràng quá lâu, thành dạ dày bị bào mòn nên rất dễ dẫn đến tình trạng thủng. Dạ dày bị vỡ gây ra những cơn đau co thắt gồng cứng bụng, dữ dội như bị dao đâm.
2.5 Ung thư dạ dày
Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không, bạn cần biết biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày – có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Ung thư dạ dày ban đầu có thể xuất hiện ở một phần nhỏ của dạ dày sau đó lan ra khắp dạ dày và đến cả những bộ phận khác như gan, thực quản,…
Nếu không chữa trị viêm dạ dày tá tràng trong một thời gian quá dài khiến sức khỏe suy yếu nghiêm trọng thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày sẽ khá cao. Người bị ung thư dạ dày sẽ thường xuyên thấy:
- Đau bụng dữ dội
- Đại tiện ra máu
- Khó nuốt
- Sụt cân bất thường,…
Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
3. Cách phòng ngừa sự nguy hiểm từ bệnh viêm dạ dày tá tràng
Để có thể phòng ngừa những nguy cơ xấu gây ra do bệnh viêm dạ dày tá tràng, bạn cần thực hiện những điều sau:
- Tái khám đúng hẹn: Mặc dù đã được điều trị hoàn toàn, nhưng bạn vẫn rất nên tái khám đúng hẹn để kiểm tra tình hình sức khỏe toàn diện và theo dõi bệnh tình trên cơ thể.
- Tránh bị stress, căng thẳng hay mệt mỏi, làm việc quá sức: Vì chúng sẽ làm cơ thể bị suy nhược, sức đề kháng yếu ớt, axit dạ dày không ổn định là yếu tố cực kỳ bất lợi cho sự khỏe mạnh của dạ dày.
- Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: Người mắc các căn bệnh dạ dày nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, (cháo, soup,…), có khả năng ổn định axit dạ dày (bắp cải, mật ong,…).
- Tránh những thực phẩm quá chua, cay, nhiều axit ( cam, chanh, me, xoài xanh,…), thực phẩm cứng, khó tiêu, nhiều dầu mỡ,…
- Cần bổ sung vitamin: để bảo vệ dạ dày khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng hỗ trợ cơ thể mau lành bệnh hơn:
- vitamin A (cà rốt, cà chua, bí đỏ,…)
- Vitamin D (cá hồi, cá trích, cá ngừ, dầu gan cá,…)
- Vitamin K (Cải xanh, bắp cải, măng tây,…)
- Vitamin B12 (ngũ cốc nguyên hạt, trứng,…)
- Acid folic (đậu bắp, các loại đậu, bông cải xanh…)
- Canxi (tôm, cua, đậu trắng, cá mòi….)
- Fe (lòng đỏ trứng, gà tây, các loại hạt,…)
- Zn (hạnh nhân, thịt gà, sữa chua,…)
- Tránh các chất kích thích: vấn đề cực kỳ quan trọng vì những chất này hoàn toàn không tốt cho cơ thể nói chung lẫn dạ dày nói riêng.
- Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau: khi không có sự chỉ định từ bác sĩ vì điều này có thể làm rối loạn môi trường axit trong dạ dày khiến các căn bệnh về dạ dày xuất hiện nhanh chóng.
- Vận động phù hợp mỗi ngày: để giúp cơ thể thêm phần khỏe mạnh, tránh vận động quá mức gây suy nhược cơ thể
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ: sẽ giúp cơ thể được cân bằng và hồi phục, chống chọi với các loại bệnh hiệu quả hơn
- Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress,… để không ảnh hưởng đến việc tiết axit quá mức từ cơ thể tại khu vực dạ dày.
- Bổ sung thêm các sản phẩm thảo dược: hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày như nano curcumin chiết xuất từ nghệ vàng. Nano curcumin là chế phẩm từ nghệ có độ tan, khả năng hấp thụ, độ tinh khiết và độ an toàn cao nhất. Do đó, sử dụng nano curcumin mang tới hiệu quả vượt trội hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho người bệnh.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về viêm dạ dày mạn tính
- Viêm dạ dày hành tá tràng nên ăn gì?
- Viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì để bệnh không tái phát
Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nhưng hoàn toàn có thể ngăn chặn được. Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe, phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách cũng như tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị từ các bác sĩ thì viêm dạ dày tá tràng hoàn toàn không thể đe dọa tới sức khỏe của bạn.