Skip to main content

Viêm loét dạ dày ở trẻ em – Cảnh báo 6 dấu hiệu

  • Ngày đăng:

    30/08/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    269

Trong thời gian gần đây, tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em đang trở nên ngày càng phổ biến hơn. Điều này rất nguy hiểm bởi bệnh ở trẻ em thường khó phát hiện và khó điều trị hơn. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy trẻ đã mắc bệnh? Cần lưu ý những vấn đề gì? Mời bạn đọc cùng tìm kiếm câu trả lời trong những kiến thức hữu ích dưới đây nhé !

Xem thêm:

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

Khi bị viêm loét dạ dày, trẻ thường gặp phải các triệu chứng sau:

1.1. Đau bụng tái diễn quanh vùng rốn

Đau vùng bụng quanh rốn
Trẻ bị đau vùng bụng quanh rốn

Triệu chứng khá rõ ràng cho thấy bé đã bị viêm loét dạ dày là bé thường bị đau bụng quanh vùng rốn, cả ban ngày và về đêm. Các cơn đau thường xuất hiện trước hoặc sau bữa ăn, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút ở các khu vực quanh rốn (người lớn cơn đau thường nằm vùng thượng vị).

Với trẻ nhỏ thường có giun sán nên rất nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng đây là đơn đau do giun sán, nên cho bé uống sai thuốc mà không đi khám bác sĩ. Có đến hơn 60% số trẻ nhập viện vì viêm loét dạ dày nặng nhưng cha mẹ đều không phát hiện ra và cho rằng bé bị đau bụng lâu ngày như vậy là do giun sán. Điều này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé nên phụ huynh cần hết sức lưu ý.

1.2. Đau thượng vị, lâm râm, âm ỉ

Với các bé lớn hơn, khoảng trên 10 tuổi, cơn đau sẽ xuất hiện tại vùng thượng vị (trên rốn). Cơn đau kéo dài âm ỉ, lâm râm, đôi khi có cảm giác đau dữ dội, bỏng rát, xuất hiện cả khi về đêm khiến bé không ngủ được.

Các cơn đau có thể kéo dài từ vài chục phút đến hàng giờ đồng hồ, lặp đi lặp lại trong vài tuần hoặc vài tháng nếu không điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và sức khoẻ của các bé rất nhiều.

1.4. Viêm loét dạ dày ở trẻ em có biểu hiện chán ăn

Khi bé bị viêm dạ dày thường có triệu chứng ợ chua, buồn nôn, chướng bụng nên sinh ra chán ăn. Ngoài ra, các cơn đau kéo dài nhiều ngày đến trước mỗi bữa ăn cũng khiến cơ thể bé mệt mỏi và không muốn ăn. Triệu chứng này cũng thường xảy ra với các bé nhỏ.

1.3. Nôn và buồn nôn

Do phản ứng phúc mạc khi dạ dày bị thủng, bé sẽ cảm thấy chướng bụng, buồn nôn hoặc có thể nôn sau khi ăn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ thường gặp ở các bé nhỏ dưới 2 tuổi mà thôi.

Xem thêm:  Bị đau dạ dày buồn nôn liệu có nguy hiểm không ?

1.5. Suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng

Viêm loét dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mỗi người, nhất là với các bé khi mà sức đề kháng còn yếu, các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện như người lớn. Chính vì thế, viêm loét dạ dày ở trẻ em có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.

Các cơn đau kéo dài khiến bé sinh ra mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, khả năng tiêu hoá kém bé trông xanh xao, thiếu sức sống. Một số bé còn có tình trạng xuất huyết khiến cơ thể giảm sút nghiêm trọng, thậm chí là suy dinh dưỡng.

1.6. Nôn ra máu, đại tiện ra máu khi bệnh đã nặng

Trẻ bị viêm loét dạ dày sẽ dễ bị thiếu máu do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài trong niêm mạc và dưới niêm mạc làm các vết loét được mở rộng hơn.

Các biểu hiện của xuất hiện đường tiêu hoá như nôn ra máu, đi đại tiện ra máu, hút dịch dạ dày có máu…. Đây là những triệu chứng thường không có ở người lớn mà chỉ có ở trẻ em. Chính vì vậy, nếu xuất hiện các hiện tượng này, phụ huynh nên cho bé nhập viện ngay lập tức để có thể điều trị kịp thời.

Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm khi gặp tình trạng đau dạ dày nôn ra máu

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ

Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, chính vì thế phụ huynh cần phải xác định chính xác nguyên nhân để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

2.1. Viêm loét dạ dày ở trẻ em do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP hay Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu ở trẻ. Theo nghiên cứu, có đến 90% các bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày đều tìm thấy khuẩn này trong vùng niêm mạc dạ dày. Khuẩn HP tồn tại trong môi trường acid trong dạ dày bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid. Lượng acid tiết ra nhiều khiến vùng niêm mạc bị tổn thương dẫn đến viêm loét.

Khuẩn HP có thường tồn tại trong các vùng nước bị nhiễm bẩn. Nó có thể tồn tại trong nước và cả trong môi trường không khí và phân. Có 3 con đường có thể lây nhiễm khuẩn HP đó là:

  • Đường miệng – miệng
  • Đường phân – miệng
  • Lây nhiễm qua việc sử dụng chung các dụng cụ y khoa với người bệnh.

Xem thêm: Những con đường lây nhiễm vi khuẩn HP

2.2. Do stress do học hành

Áp lực học hành
Do áp lực học hành

Viêm loét dạ dày ở trẻ em có thể do áp lực học hành bởi do lịch học dày đặc cùng kỳ vọng của phụ huynh khiến bé vô cùng mệt mỏi, áp lực và căng thẳng. Khi thần kinh căng thẳng sẽ kích thích dạ dày tăng tiết nhiều acid HCl – nguyên nhân hàng đầu gây tổn lại vùng niêm mạc và viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, việc căng thẳng thẳng stress có thể khiến bé mất ngủ, chán ăn, đau bụng và phải sử dụng một số loại thuốc an thần, giảm đau, kháng viêm. Các loại thuốc này cũng gây ảnh hưởng khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

2.3. Chế độ ăn uống không hợp lý

Viêm loét dạ dày ở trẻ em do chế độ ăn không hợp lý:

  • Thường xuyên ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ: Phụ huynh thường có thói quen chiều con nên cho bé ăn các loại thức ăn nhanh yêu thích như gà rán, nước ngọt, xúc xích chiên. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này lại chứa nhiều dầu mỡ và các chất béo nhân tạo không tốt cho dạ dày và sức khỏe của bé. Bởi chúng có nhiều muối, khó tiêu hoá, gây nhiều gánh nặng cho dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Thói quen ăn uống không tốt: Vừa ăn vừa xem tivi, đọc sách, chơi game, nghịch điện thoại,…. sẽ khiến bé ăn nhanh, nhai không kỹ dẫn tới tiêu hoá chậm hơn khi xuống dạ dày. Dạ dày sẽ phải tiết ra nhiều acid hỗ trợ cho việc co bóp và tiêu hoá những thức ăn này.  Lượng acid tiết ra nhiều trong dạ dày chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ.

2.4. Ăn uống và sinh hoạt không đúng giờ giấc

Trẻ thường xuyên thức khuya
Trẻ thường xuyên thức khuya

Dạ dày sẽ hình thành một cơ chế tự động để tiết ra các acid tiêu hóa thức ăn theo những giờ cố định. Việc ăn uống và sinh hoạt không đúng giờ sẽ khiến xảy ra tình trạng lượng acid tiết ra không có thức ăn để tiêu hoá.

Đồng thời, chứng mất ngủ cũng khiến dạ dày kích thích tiết ra acid HCL gây ảnh hưởng đến vùng niêm mạc. Vì vậy, cần hết sức chú ý việc sinh hoạt đúng giờ giấc tạo thành thói quen cho trẻ nhỏ..

3. Viêm loét dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không ?

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đến trẻ nhỏ. Đầu tiên, nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các bé. Các cơn đau có thể kéo đến bất chợt khiến bé ăn không ngon, không thể vui chơi hay học tập. Cơn đau đến về đêm khiến bé mất ngủ, cơ thể xanh xao, gầy gò thiếu sức sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể bị xuất huyết, nôn ra máu, đại tiện ra máu vô cùng nguy hiểm.

Về lâu về dài, nó sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất của bé. Bé có thể bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, cơ thể bé nhỏ hơn so với các bạn đồng trang lớn. Thậm chí với một số trường hợp, viêm loét dạ dày còn có thể gây ra ung thư dạ dày khi ở tuổi lớn hơn. Nói chung, đây là căn bệnh nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý đề phòng cho trẻ.

Xem thêm: Giải đáp chi tiết thắc mắc bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không ?

4. Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị viêm loét dạ dày ?

Viêm loét dạ dày ở trẻ em, cha mẹ chú ý những điều sau đây:

4.1. Những thực phẩm nên bổ sung

Phụ huynh nên cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá, nhất là với những trẻ nhỏ dưới 10 tuổi vì lúc này các cơ quan chức năng trong cơ thể còn chưa được phát triển hoàn thiện. Một số thực phẩm mà phụ huynh nên tăng cường cho bé ăn như:

  • Thịt nạc
  • Trái cây
  • Rau xanh
  • Trứng
  • Sữa và chế phẩm từ sữa

Đây đều là các thực phẩm tốt cho dạ dày, đồng thời hỗ trợ phát triển trí não và chiều cao cho bé hiệu quả. Một lưu ý thêm cho phụ huynh là nên cho bé ăn các đồ đã được nấu chín, hợp vệ sinh, hạn chế sử dụng các thực phẩm tái sống để đảm bảo hệ tiêu hoá hoạt động tốt nhất.

Xem thêm: Top 26 loại thực phẩm mẹ nên bổ sung khi bé bị mắc bệnh về dạ dày

4.2. Những loại thực phẩm nên tránh

Viêm loét dạ dày ở trẻ em mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó,cũng nên hạn chế cho bé sử dụng một số thực phẩm như

  • Các loại nước ngọt có ga
  • Các loại thức ăn nhanh như gà rán, bánh mì
  • Không vừa ăn vừa uống
  • Các loại rau muối chua dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
  • Một số gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
  • Các chất kích thích như: Cà phê, nước chè đặc, rượu, bia.
  • Thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày: Lạp xưởng, xúc xích; thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi, thịt sụn.

Xem thêm: 16 loại thực phẩm bé nên kiêng khi bị mắc bệnh về dạ dày

4.4. Thói quen ăn uống khoa học

Đảm bảo giấc ngủ cho bé
Đảm bảo giấc ngủ cho bé

Những thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em :

  • Thói quen ăn uống: Nên hình thành thói quen cho bé từ lúc nhỏ như ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế việc vừa ăn vừa xem Tv hay làm một việc gì khác.
  • Không bắt ép trẻ ăn: Phụ huynh không nên dồn ép bé ăn quá nhiều mà nên chia ra nhiều bữa nhỏ giúo bé dễ tiêu hóa.
  •  Chia nhỏ bữa ăn: Với các bé nhỏ tuổi nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, cho bé ăn đủ, không nên no quá.
  • Thức ăn nên được xảy nhỏ: Đối với các bé dưới 2 tuổi mẹ có thể nghiền nhỏ hoặc xay nhỏ các loại rau, cháo, thịt nấu loãng cho bé ăn.
  • Đảm bảo giờ ăn, ngủ hợp lý: Việc đảm bảo cho bé giờ giấc ăn uống và ngủ hợp lý sẽ tạo thành thói quen tốt cho sức khỏe và thể chất của bé.

Xem thêm: Bé 2 tuổi bị đau dạ dày – Nguyên nhân khiến các bà mẹ giật mình

4.1. Thăm khám viêm loét dạ dày ở trẻ em

Khi bé có các triệu chứng bị viêm loét dạ dày như đau bụng thường xuyên, chán ăn, sụt cân phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh. Có rất nhiều phụ huynh thường chủ quan với các bệnh ở trẻ nhỏ mà thường tự phỏng đoán và tự mua thuốc cho bé uống ở nhà. Như vậy càng gây nguy hiểm và tăng khả năng viêm loét cao hơn.

Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé mỗi ngày, tránh đợi đến khi bé xuất hiện các biến chứng của bệnh như nôn ra máu mới đưa bé đi khám thì bệnh đã khá nặng và nguy hiểm rồi.

Xem thêm:  Top 15 địa chỉ thăm khám đau dạ dày uy tín trên cả nước hiện nay

Viêm loét dạ dày ở trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của mỗi bé. Chính vì thế, phụ huynh cần lưu ý để có thể phòng bệnh cho trẻ một cách tốt nhất, khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh cần đưa bé để các cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

 

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1