Bé 2 tuổi bị đau dạ dày – Nguyên nhân khiến các bà mẹ giật mình
-
Ngày đăng:
27/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
243
Nội dung bài viết
ToggleBé 2 tuổi bị đau dạ dày, 3 tuổi bị đau dạ dày, bạn có bị giật mình không? Bởi tưởng chừng bệnh đau dạ dày chỉ ở những người trưởng thành, nhưng với những em bé ít tuổi mà vẫn bị bệnh đau dạ dày. Vậy nguyên nhân do đâu mà các bé ít tuổi bị dạ dày và triệu chứng liệu có khác biệt gì so với người lớn hay không? Các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1.Triệu chứng bé 2 tuổi bị đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày thường chỉ xảy ra ở những người trưởng thành. Nhưng với những bé 2 tuổi bị đau dạ dày, bé 3 tuổi bị đau dạ dày thì thật là bởi ở độ tuổi này còn quá nhỏ để mắc bệnh. Vậy làm thế nào để phát hiện ra bệnh đau dạ dày ở trẻ em khi còn quá nhỏ. Dưới đây là các triệu chứng bé 2, 3 tuổi bị dạ dày:
1.1 Nôn mửa liên tục
Đây cũng là một trong những triệu chứng báo hiệu bé 3 tuổi bị đau dạ dày trở xuống. Nôn ói cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở các bé từ 3 tuổi đổ xuống. Nôn ói nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
1.2 Ợ chua
Các bé bị viêm dạ dày cũng rất hay bị ợ chua và đầy hơi. Tình trạng này gây ra do dạ dày bị tổn thương, hoạt động kém, khiến thức ăn bị giữ lại trong dạ dày lâu hơn bình thường và bắt đầu lên men, sinh khí. Một số bé có thể gặp phải cả tình trạng trào ngược thực quản, khi ợ không chỉ có khí mà có thể thấy cả luồng axit chua và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên tới họng.
1.3 Biếng ăn, chán ăn và ăn không ngon
Đây là một trong những biểu hiện bé 2 tuổi bị đau dạ dày. Khi bị viêm dạ dày, các bé ở độ tuổi 2 hoặc 3 thường khá chậm tăng cân vì lười ăn, biếng ăn và nôn thường xuyên. Khi này, nhiều bậc cha mẹ lại tưởng rằng con mình chỉ lười ăn đơn thuần, nên thường thúc ép các bé ăn nhiều hơn, vô hình chung gây nhiều áp lực tâm lý cho trẻ, khiến trẻ càng sợ ăn và càng làm bệnh ngày một xấu đi.
1.4 Đau bụng
Đây cũng là một trong những biểu hiện bé 3 tuổi bị đau dạ dày và trẻ 2 tuổi bị đau dạ dày. Cơn đau bụng xuất phát từ đau dạ dày thường bị nhầm lẫn là đau bụng do giun sán gây ra. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, cơn đau thường xảy ra thất thường và tái đi tái lại nhiều lần. Vị trí đau cũng khác biệt so với người lớn: thường là đau quanh rốn hay trên rốn. Đau cũng thường xảy ra vào ban đêm, âm ỉ hoặc dữ dội trong nhiều phút cho đến hàng giờ liền, khiến các bé bị tỉnh giấc.
1.5 Kèm theo chậm lớn
Viêm dạ dày ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nên các bé mắc phải chứng bệnh này thường nhẹ cân, còi cọc, kém phát triển chiều cao… so với bạn bè cùng trang lứa.
1.6 Có thể xuất huyết tiêu hóa
Các vết viêm loét dạ dày có thể ăn sâu vào thành dạ dày, tới vị trí của mạch máu, khiến máu thoát ra ngoài. Đây là tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
1.7 Phân đen
Khi bị xuất huyết tiêu hóa, máu sẽ thoát ra, trộn với thức ăn xuống ruột rồi cùng phân đào thải ra ngoài. Phân đen chính là báo hiệu của việc trong phân có máu, tức là trẻ đang bị xuất huyết trong đường tiêu hóa. Các bà mẹ hãy lưu ý đến triệu chứng bé 2 tuổi bị đau dạ dày này.
1.8 Mệt mỏi, xanh xao
Do dạ dày hoạt động kém, trẻ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn không tiêu. Khả năng hấp thu dinh dưỡng suy giảm cũng khiến trẻ bị mất sức, người uể oải. Nếu trẻ bị xuất huyết dạ dày thì khả năng trẻ bị thiếu máu cũng rất cao. Lúc này thì trẻ sẽ có sắc mặt xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lòng tay lòng chân trắng nhợt, chóng mặt và mệt mỏi thường xuyên, mất tập trung, vv…
2. Nguyên nhân chính bé 2,3 tuổi bị đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, có 2 nguyên nhân chính sau.
2.1 Do thói quen ăn uống và chăm sóc không đúng cách
Thói quen ăn uống cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến bé 2 tuổi bị đau dạ dày, bé 3 tuổi bị đau dạ dày. Vì dạ dày của trẻ nhỏ yếu hơn so với người lớn nên niêm mạc trong dạ dày rất dễ bị kích ứng. Chính vì vậy mà khi cha mẹ cho con mình ăn nhiều thực phẩm có tính chua, cay, các món ăn món uống có gas… suốt một thời gian dài thì niêm mạc của bé sẽ dễ bị viêm hơn, kéo theo nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Cha mẹ quá bận bịu, không có thời gian chăm sóc con cái, khiến giờ giấc ăn uống của con bị thất thường cũng là một nguyên nhân phát sinh bệnh đau dạ dày.
Một số cha mẹ có thói quen cho con ăn muộn, vừa ăn xong đã đi ngủ vì nghĩ rằng ăn như vậy sẽ giúp con tăng cân, ăn chắc bụng thì ngủ mới ngon. Đây là thói quen sai lầm, ăn uống sát giờ đi ngủ khiến thức ăn không được tiêu hóa hết trước khi ngủ, dễ bị tích lại ở dạ dày, gây ra trào ngược và dần dần là viêm loét.
2.2 Bị nhiễm khuẩn HP
Nguyên nhân chính khiến các bé 2 tuổi bị đau dạ dày chính là khuẩn HP (Helicobacter pylori) – một trong vài loại vi khuẩn có khả năng sinh sôi trong niêm mạc dạ dày. Khi thâm nhập vào dạ dày của trẻ nhỏ, chúng làm mỏng lớp bảo vệ niêm mạc, tăng axit dịch vị, khiến các vết loét dễ xuất hiện và sinh ra viêm đau dạ dày.
Vi khuẩn H.pylori khá phổ biến ở người và tồn tại ở cả trong môi trường xung quanh, nguồn nước mất vệ sinh.
Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua chế độ ăn uống mất vệ sinh, uống nước chưa đun sôi, sống trong môi trường không sạch sẽ, để tay chân bẩn khi ăn cơm…. Chúng cũng có thể lây từ người sang người.
Đặc biệt nếu người lớn trong nhà có mang vi khuẩn H.pylori nhai mớm đồ ăn cho trẻ, sử dụng chung thìa đũa, hôn, thơm trẻ,… thì khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn cũng rất cao. Trường hợp này cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến các bé 3 tuổi bị đau dạ dày, 2 tuổi bị đau dạ dày. Do thói quen của các bà, các mẹ thường hay mớm thức ăn cho con hoặc nhai thức ăn cho con. Và khi các bà, các mẹ bị nhiễm khuẩn HP thì rất dễ bị lây sang trẻ.
3. Các cách phòng tránh bệnh đau dạ dày ở trẻ 2, 3 tuổi
Để phòng bệnh cho bé 2 tuổi bị đau dạ dày cũng như các bé 3 tuổi, cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Vệ sinh thân thể cho trẻ thật kỹ, đặc biệt nên tập cho trẻ thói quen rửa tay mỗi khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Cho trẻ sử dụng riêng các đồ đạc cá nhân như bàn chải, khăn tắm…
- Không cho trẻ vui chơi ở các nơi mất vệ sinh như bãi rác, nhà vệ sinh công cộng, các nơi ẩm thấp, vv…
- Luôn cho trẻ uống nước đã được đun sôi để nguội.
- Tập cho trẻ thói quen ăn uống hợp vệ sinh, ăn đúng giờ, không ăn quá ít hoặc quá nhiều…
- Bổ sung dinh dưỡng để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, phát triển cơ thể khỏe mạnh.
Trên đây là tổng hợp những điều cần biết khi bé 2 tuổi bị đau dạ dày. Các bậc phụ huynh nên ghi nhớ thật kỹ để đảm bảo sức khỏe tiêu hóa cho con em mình nhé.
>> Tìm hiểu thêm: