Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị – CumarGold New
CumarGold New
No Result
View All Result
  • Sản phẩm
  • Nano Curcumin
  • Bệnh Đau Dạ Dày
    • Đau Dạ Dày
    • Vi Khuẩn HP
    • Viêm Loét Dạ Dày
    • Tư vấn viêm hang vị
  • Chia sẻ người dùng
  • Điểm Bán
Đặt hàng
CumarGold New
No Result
View All Result
  • Sản phẩm
  • Nano Curcumin
  • Bệnh Đau Dạ Dày
    • Đau Dạ Dày
    • Vi Khuẩn HP
    • Viêm Loét Dạ Dày
    • Tư vấn viêm hang vị
  • Chia sẻ người dùng
  • Điểm Bán
Đặt hàng
Cumargold New
No Result
View All Result

Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Dược sĩ Nguyễn Huệ bởi Dược sĩ Nguyễn Huệ
02/12/2020
in Tư vấn viêm loét dạ dày
Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vậy viêm loét dạ dày hành tá tràng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng CumarGold giải đáp câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Mục lục

  • 1. Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?
  • 2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?
  • 3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • 4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng
  • 5. Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?
  • 6. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
  • 7. Các phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
  • 8. Cách điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng
  • 8.1 Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng thuốc Tây y
  • 8.2 Tái khám đúng hẹn
  • 8.2 Sử dụng các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày
  • 8.3 CumarGold New – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
  • 9. Cách phòng tránh viêm loét dạ dày – tá tràng theo chuyên gia
  • 10. Chế độ ăn uống và sinh họat hợp lý giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày – trá tràng là tổn thương gây viêm và loét niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp. Bệnh thường gặp phổ biến nhất ở 30-50 tuổi. Tỷ lệ nam giới bị viêm loét dạ dày – tá tràng cao hơn nữ giới.

2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Trong số đó, 50% trường hợp là do nhiễm vi khuẩn HP – Helicobacter Pylori; khoảng 20 – 25% do lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm và một số nguyên nhân khác.

  • Vi khuẩn HP: HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, thường sinh sống trong môi trường acid cao. Vi khuẩn HP sẽ tiết ra enzyme urease để trung hòa acid ngay sau khi xâm nhập vào trong dạ dày người. Chúng sẽ sinh sống và tiếp tục phát triển trong niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP có khả năng kích thích dạ dày bài tiết acid, gây rối loạn hoạt động co bóp dẫn đến các vấn đề trong đó có viêm loét dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Khoảng 20 – 25% người bị viêm loét dạ dày – tá tràng sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong một thời gian dài. NSAID, Corticoid,… là những loại thuốc có khả năng ức chế Enzyme Cyclooxygenase, giảm sinh tổng hợp Prostaglandin để giảm đau, chống viêm. Lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn và suy giảm chức năng khi Enzyme Cyclooxygenase bị ức chế. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch vị xâm lấn và ăn mòn lớp niêm mạc đó.
  • Thói quen ăn uống không  khoa học: Ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Theo thống kê, tỷ lệ bị viêm loét dạ dày – tá tràng ở nhóm người có thói quen ăn không đúng giờ, bỏ bữa, để bụng quá đói/no, ăn nhanh, làm việc/vận động sau khi ăn, dung nạp thực phẩm chứa nhiều acid, dầu mỡ, cay nóng, chất bảo quản,… cao hơn hẳn do với những nhóm khác.
  • Stress kéo dài: Stress trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chức năng dạ dày và đường ruột bị rối loạn. Điều đó có thể kích thích tăng sản xuất acid Hydrochloric, Pepsin, môn vị và huyết quản dạ dày co thắt, gây tổn thương đến lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Bệnh lý: Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng cấp tính thường xuất hiện sau khi mắc các bệnh như viêm ruột thừa, viêm phổi, bạch cầu, sởi, cúm, xơ gan, suy thận, thoái vị hành, viêm phế quản,…
  • Di truyền, nhóm máu: Theo nghiên cứu, người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý dạ dày và nhóm máu O có nguy cơ bị viêm loét dạ dày – tá tràng cao hơn người bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác: Viêm loét dạ dày – tá tràng còn khởi phát sau khi bị dị ứng thức ăn, rối loạn cơ năng thần kinh thực vật, nhiễm độc hóa chất, rối loạn tự miễn, hút thuốc lá, hội chứng Zollinger – Ellison,…

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng

Đau thượng vị là dấu hiệu viêm loét dạ dày – tá tràng điển hình. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể được nhận biết thông qua triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn,… Thực tế, biểu hiện của loét dạ dày tá tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của người bệnh. Sau đây là những triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng mà bạn cần lưu ý:

  • Đau thượng vị (vùng bụng trên rốn) có thể khởi phát âm ỉ hoặc đột ngột, mức độ đau có thể tăng lên sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn đồ cay nóng, chứa nhiều acid, uống rượu, bia, nước ngọt có ga,…
  • Buồn nôn, nôn: Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường nôn hết thức ăn (cả thức ăn hôm trước do dạ dày không tiêu hóa hết). Nguyên nhân là vì lớp niêm mạc bị viêm loét và co bóp liên tục trong quá trình tiêu hóa. Có trường hợp còn nôn ra thức ăn và máu.
  • Giảm cân mất kiểm soát: Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị gián đoạn khi dạ dày bị viêm loét. Khi đó cơ thể sẽ không thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng trong thức ăn dẫn đến tình trạng giảm cân mất kiểm soát.
  • Một số triệu chứng khác: Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng còn gặp các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nóng rát, cồn cào, hơi thở có mùi, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, sốt, tiêu chảy và rối loạn giấc ngủ.
  • Chán ăn, ăn không ngon, đầy hơi sau khi ăn
  • Ỉa chảy, táo bón
  • Người gầy sút, mệt mỏi và thiếu tập trung
  • Nếu bệnh khởi phát do nhiễm khuẩn, thân nhiệt có thể tăng lên 39 – 40 độ C
  • Các triệu chứng của viêm loét dạ dày thường bùng phát mạnh về đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ và ngủ chập chờn
  • Bụng nặng, đầy trướng và khó tiêu
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Hơi thở có mùi và có cảm giác đắng miệng sau khi ngủ dậy

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Tác dụng phụ của thuốc: Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, aspirin gây kích ứng niêm mạc dạ dày
  • Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): Vi khuẩn HP làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó mà khiến lớp niêm mạc bị tiếp xúc với axit dịch vị và bị tổn thương.
  • Thường xuyên sử dụng rượu bia: Rượu có thể tăng axit, gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, tổn thương vị ổ viêm nguy cơ gây loét và thủng dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Căng thẳng, stress: Tinh thần căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn gây viêm dạ dày.
  • Thói quen ăn uống: Ăn uống không đúng bữa, ăn quá khuya, thường xuyên sử dụng các đồ ăn chua, cay, nóng khiến dạ dày bị kích ứng
  • Thói quen sinh hoạt: Thức quá khuya, sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây viêm dạ dày
  • Hút thuốc lá: Hàm lượng nicotine rất cao có trong khói thuốc gây kích thích và sản sinh nhiều chất cortisol – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

5. Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng gây các biến chứng nguy hiểm

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Đáp án là có. Theo các chuyên gia, viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày và hẹp môn vị dạ dày.

  • Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày/chảy máu dạ dày là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày – tá tràng. Khi vết loét bị ăn mòn nghiêm trọng, tĩnh mạch vỡ và chảy máu. Dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày là nôn ra máu, bã nôn có màu cà phê, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi,…
  • Thủng dạ dày: Nếu bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng không được điều trị kịp thời có thể gây thủng dạ dày. Người bệnh sẽ thấy đau dữ dội vùng bụng trên rốn, cảm giác như có dao đâm vào bụng, bụng cứng. Cơn đau sẽ lan từ vùng bụng trên rốn ra khắp ổ bụng. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mặt tái, tay chân lạnh, đổ mồ hôi, có thể tụt huyết áp. Khi đó, cần đưa họ đến bệnh viện để cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức.
  • Hẹp môn vị dạ dày: Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu cùng một số biểu hiện: đau bụng dồn dập, dữ dội và dai dẳng; buồn nôn và nôn ra thực phẩm có mùi hôi tanh; tiêu chảy, đổ mồ hôi, người mệt mỏi, không còn sức lực.
  • Ung thư dạ dày: Một biến chứng vô cùng nguy hiểm của viêm loét dạ dày đó chính là ung thư dạ dày. Triệu chứng điển hình là chướng bụng, ợ chua, nóng ruột, thiếu máu, nôn mửa, sụt cân, mệt mỏi, nôn ra máu, đại tiện phân màu đen, đau bụng dưới, sốt,…

6. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ ngay khi các rắc rối về đường tiêu hóa diễn ra thường xuyên làm cho cơ thể bạn mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Nếu bạn nghi ngờ hoặc xuất hiện những triệu chứng kể trên thì hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

  • Ỉa chảy, táo bón
  • Giảm cân đột ngột bất thường
  • Cơ thể mệt mỏi và thiếu tập trung trong công việc và học tập
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Đau vùng dạ dày thường xuyên, âm ỉ
  • Mấy ngủ, ngủ khoong ngon giấc

7. Các phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng khiến nhiều người lầm tưởng với một số vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Để có thể điều trị kịp thời và đúng cách, khi thấy xuất hiện những triệu chứng mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Dưới đây là một số kỹ thuật lâm sàng được áp dụng để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

  • Nội soi: Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng phổ biến. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ, camera được gắn ở đầu. Tiếp theo, bác sĩ sẽ luồn ống nội soi từ mũi/miệng xuống thực quản và dạ dày. Thông qua hình ảnh do camera ghi lại, bác sĩ sẽ quan sát niêm mạc dạ dày – tá tràng có vấn đề gì không. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sinh thiết mô, áp dụng phương pháp nội soi để quan sát mô bệnh học và kịp thời phát hiện bệnh đường tiêu hóa.
  • Xét nghiệm: Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, phân để xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP, xuất huyết dạ dày,… Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn giúp phát hiện số lượng kháng thể và nồng độ bạch cầu tăng mạnh ở trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng khởi phát do nhiễm trùng.
  • Chụp X – quang: Chụp X – quang dạ dày giúp bác sĩ xác định chính xác ổ viêm loét đồng thời có thể loại trừ khả năng có khối u đường tiêu hóa. Trước khi chụp X – quang, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc cản quang Bari.

8. Cách điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng

8.1 Điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng bằng thuốc Tây y

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng tây y

Thuốc kháng acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế bài tiết acid, kháng sinh là những loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.

  • Thuốc kháng acid: Thuốc Phosphalugel, Maalox, Gastropin,… là những loại kháng acid được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng. Những loại thuốc này có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau thượng vị, cải thiện đáng kể tình trạng ợ hơi, ợ chua, nóng rát,… Sử dụng thuốc sau khi ăn và trước khi đi ngủ từ 1 – 2 tiếng.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Ducas, Sucrafar, Ulcar,… giúp bảo vệ ổ loét và ngăn ngừa hiện tượng ăn mòn của dịch vị. Sử dụng thuốc trước bữa ăn 1 giờ. Bên cạnh đó, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày chứa Bismuth có thể tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Thuốc ức chế bài tiết acid: Thuốc ức chế bài tiết acid bao gồm thuốc ức chế Histamin H2 (Famotidin, Nizatidin, Cimetidin,…); thuốc ức chế bơm Proton (Lansoprazole, Omeprazole, Rabeprazole,…); thuốc ức chế Gastrin (Somatostatin). Các loại thuốc này có tác dụng hạn chế bài tiết acid dịch vị, phục hồi ổ viêm loét, ngăn ngừa hiện tượng xâm lấn của dịch vị và cải thiện một số triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp dương tính với vi khuẩn HP. Vi khuẩn này có khả năng kháng thuốc cao, cho nên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.

8.2 Tái khám đúng hẹn

Bệnh nhân tuyệt đối không được bỏ thuốc, tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh. Bệnh nhân không sử dụng lại đơn thuốc, cũng như sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác, điều này cực kì không tốt, đôi khi còn phản tác dụng của thuốc.

8.2 Sử dụng các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày

Cách 1: Tinh bột nghệ và mật ong

Nghệ vàng được sử dụng sử dụng trong ẩm thực, làm đẹp và chữa bệnh. Theo nghiên cứu, trong củ nghệ vàng có hàm lượng Curcumin cao hơn hẳn so với nguyên liệu tự nhiên khác. Hoạt chất này có tác dụng ức chế quá trình viêm, giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn.

Đặc biệt, Curcumin kích thích dạ dày tiết ra chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc đang bị tổn thương. Người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng nghệ vàng để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa ung thư.

Nguyên liệu

  • Tinh bột nghệ: 2 thìa
  • Mật ong: 1 thìa cà phê
  • Nước ấm 40 độ: 100ml

Cách thực hiện và sử dụng

  • Cho 2 thìa tinh bột nghệ vào cốc nước ấm
  • Thêm 1 thìa cà phê mật ong, khuấy đều
  • Uống mỗi ngày 2 cốc tinh bột nghệ và mật ong

Cách 2: Gừng và mật ong

Gừng có tác dụng kiềm hóa acid, kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn,… Thêm nữa, hoạt chất Gingerol và Shogaol trong củ gừng còn có tác dụng tương đương thuốc kháng viêm.

Khi được đưa vào cơ thể người bệnh, các hoạt chất này sẽ ức chế phản ứng viêm trong dạ dày và nhanh chóng làm lành các ổ loét. Trong gừng còn có kali, kẽm, vitamin (A,D, E) giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Nguyên liệu

  • Gừng tươi: 1 nhánh
  • Mật ong: 3 thìa
  • Nước: 300ml

Cách thực hiện

  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, giã hoặc băm nhỏ
  • Cho 300ml nước vào nồi, thêm gừng vào và đun sôi
  • Khi sôi được 5 phút thì tắt bếp
  • Dùng rây lọc lấy nước, bỏ bã
  • Cho 3 thìa mật ong nguyên chất vào, khuấy đều
  • Chia thành 3 phần bằng nhau, uống trong ngày

Cách 3: Cây nhọ nồi

Theo Y học cổ truyền, nhọ nồi tính lương, vị chua ngọt, có thể đi vào kinh Can, thận để cầm máu, mát máu, giải độc, ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết dạ dày. Hoạt chất Caroten, Flavonozit trong cây nhọ nồi có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng.

Nguyên liệu

  • Lá nhọ nồi: 1 nắm
  • Nước sôi để nguội: 1 cốc

Cách thực hiện và sử dụng

  • Rửa sạch lá nhọ nồi, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút
  • Để ráo nước rồi cho vào máy xay sinh tố hoặc giã nhuyễn
  • Cho thêm 1 cố nước sôi để nguội
  • Dùng rây hoặc vải sạch để lọc lấy nước cốt, bỏ bã
  • Chia nước lá nhọ nồi thành 2 phần và uống sau bữa ăn 30 phút (trưa, tối)

8.3 CumarGold New – hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây giúp ngăn chặn và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nhanh chóng, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thuốc này là gây ra hàng loạt tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chóng mặt, vi khuẩn kháng kháng sinh. Nếu bỏ dở giữa chừng hoặc không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ có thể khiến người bệnh bị kháng thuốc.

Bên cạnh đó, thuốc Nam khá an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ hơn thuốc Tây. Tuy nhiên, thuốc Nam chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày –  tá tràng, giúp làm liền vết loét và giảm triệu chứng của bệnh. Do đó, chỉ nên áp dụng bài thuốc Nam khi bệnh dạ dày đã chuyển sang giai đoạn phục hồi và ổn định. Ngoài ra, trong thuốc Nam bên cạnh hoạt chất có lợi còn chứa nhiều thành phần hay các tạp chất khác nên đòi hỏi người bệnh kiên trì trong thời gian dài mới phát huy tác dụng

Theo nghiên cứu khoa học, với bệnh viêm loét dạ dày, Curcumin tác động theo cơ chế đa chiều: tăng yếu tố bảo vệ (mucin), giảm yếu tố tấn công (acid HCl, pepsin), ức chế sự phát triển vi khuẩn HP, chống viêm, chống oxy hóa, tạo màng bao vết loét giúp làm hồi phục nhanh các tổn thương, tái tạo niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư ở bệnh viêm loét dạ dày mạn tính.

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm như ở trên, nhưng Curcumin lại có 1 nhược điểm rất lớn đó là không tan trong nước. Điều này sẽ khiến độ hấp thu cực kỳ thấp chỉ trong khoảng 2%. Do đó, khi dùng Curcumin để đạt hiệu quả bạn phải dùng với liều cực kỳ lớn đồng thời phải dùng liên tục trong một thời gian dài. Đó cũng chính là lí do cho sự xuất hiện của tinh bột nghệ Nano Curcumin

Năm 2013, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng thành công công nghệ Nano, được bào chế ra Nano Curcumin từ Curcumin có trong nghệ và chuyển giao cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI sản xuất dưới dạng viên nang mềm – CumarGold. Năm 2019, CVI Pharma tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm CumarGold New, dựa trên công thức cũ kết hợp với chiết xuất gừng chuẩn hóa được nhập khẩu từ Naturex (Pháp).

CumarGold và CumarGold New đều được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính và không tác dụng phụ. Đặc biệt, cả hai sản phẩm chứa Curcumin dạng Nano, tăng khả năng hấp thu và sinh khả dụng, có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh dạ dày, giảm triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Bên cạnh đó, Nano Curcumin còn giúp chống lại tác nhân gây ung bướu, giảm độc tính hóa, xạ trị, tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng và tốt cho phụ nữ sau sinh.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng và tác dụng của CumarGold New trong video dưới đây nha:

9. Cách phòng tránh viêm loét dạ dày – tá tràng theo chuyên gia

Để phòng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn, không nên tập trung vào một nhóm thực phẩm dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược cơ thể
  • Bổ sung vitamin A, vitamin D, canxi, sắt,… để trung hòa độ acid trong dạ dày
  • Bổ sung rau xanh, trái cây, sữa hoặc chế phẩm từ sữa, uống đủ nước (tuyệt đối không được vừa ăn vừa uống)
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, có vị chua, nhiều dầu mỡ, hàm lượng đường cao
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học: ăn chậm, nhai kỹ, không ăn khuya, không làm việc hoặc vận động sau ăn
  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt, cà phê, trà, thuốc lá
  • Rèn luyện thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày
  • Giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan và không để căng thẳng kéo dài

10. Chế độ ăn uống và sinh họat hợp lý giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Để ngăn ngừa viêm dạ dày thì việc thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh được cho là cần thiết.

Chế độ ăn uống

  • Tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày: bánh mì, nước dừa, sữa chua,…
  • Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid: ớt, chanh, các món chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê,…
  • Ăn đúng, đủ bữa, đảm bảo ăn chín, uống sôi
  • Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể
  • Tránh nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn xong

Chế độ sinh hoạt

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
  • Hạn chế bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn
  • Tập luyện khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày
  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 7-8h/ngày
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress

Hi vọng rằng, với những thông tin về viêm loét dạ dày- tá tràng mà CumarGold New đã giải đáp ở trên, bạn hãy lựa chọn cách tốt nhất để bảo vệ và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm nhé! Thường xuyên truy cập vào CumarGoldNew.com để nhận được những thông tin bổ ích nhất nha!

“Các bài viết của CumarGold New và CVI Pharma chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị y khoa”.

Liên quan Bài viết

Tư vấn viêm loét dạ dày

Đau thượng vị kèm với nóng rát dạ dày, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu là bệnh gì?

17/03/2022
Chuyên gia vạch trần sự thật về điều trị viêm dạ dày bằng tinh bột nghệ
Tư vấn viêm loét dạ dày

Chuyên gia vạch trần sự thật về điều trị viêm dạ dày bằng tinh bột nghệ

23/07/2021
Đúng – Sai trong chăm sóc và điều trị bệnh viêm loét dạ dày [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]
Tư vấn viêm loét dạ dày

Đúng – Sai trong chăm sóc và điều trị bệnh viêm loét dạ dày [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

12/07/2021
Tiền ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp lâu năm, ổn định trở lại nhờ giải pháp này
Tư vấn viêm loét dạ dày

Tiền ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp lâu năm, ổn định trở lại nhờ giải pháp này

21/05/2021
Kỳ tích: Thoát án tiền ung thư dạ dày chỉ nhờ cách đơn giản không ngờ tới
Tư vấn viêm loét dạ dày

Kỳ tích: Thoát án tiền ung thư dạ dày chỉ nhờ cách đơn giản không ngờ tới

29/01/2021
Viêm loét dạ dày – hiểu đúng nguyên nhân Tìm đúng giải pháp
Tư vấn Đau Dạ Dày

Viêm loét dạ dày – hiểu đúng nguyên nhân Tìm đúng giải pháp

21/01/2021

CHUYÊN GIA TƯ VẤN

( miễn phí )

Đi khám nhiều nơi và sử dụng nhiều phương pháp nhưng vẫn chưa hiệu quả? Để lại thông tin, chuyên gia sẽ tư vấn giải pháp tối ưu

Đăng ký tư vấn

Thông báo

x
GS, TS Nguyễn Khánh Trạch
Nguyên trưởng khoa tiêu hóa
Bệnh viện Bạch Mai

Tham vấn chuyên môn

►GS, TS, BS Nguyễn Khánh Trạch – Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
►GS. TS Đào Văn Phan – Phó chủ nhiệm BM Dựơc lý ĐH Y HN
► TS, BS Nguyễn Thị Quỹ – Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội

Quy chế hoạt động

  • Quy chế hoạt động TMĐT
  • Chính sách giao nhận
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Hướng dẫn mua hàng

Mạng xã hội

Facebook Youtube Twitter

Hỗ trợ

1800 1796
đã thông báo bộ công thương DMCA.com Protection Status


CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM CVI
Trụ sở chính: Lô đất CN1-08B-3 Khu công nghiệp công nghệ cao 1 – Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Km 29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội
Văn phòng Miền Bắc: Tòa nhà Comatce, số 61 Ngụy Như Kon Tum, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội Điện thoạị: 024.3668.6938
Văn phòng Miền Nam: Công ty Cổ Phần CVI Miền Nam Số 28 Phạm Vấn, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh/ Tel: 028 3861 0162
GPKD số 0105440255 do sở KH & ĐT TP Hà Nội cấp ngày 05/08/2011
----------------------------
(*) Hiệu quả tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người
(**) Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

No Result
View All Result
  • Sản phẩm
  • Nano Curcumin
  • Bệnh Đau Dạ Dày
    • Đau Dạ Dày
    • Vi Khuẩn HP
    • Viêm Loét Dạ Dày
    • Tư vấn viêm hang vị
  • Chia sẻ người dùng
  • Điểm Bán
GỌI 1800.1796
NHẬN TƯ VẤN