Đau Dạ Dày Khi Mang Thai: 3 ĐIỀU MẸ BẦU CẦN LÀM!
-
Ngày đăng:
06/03/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
283
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày khi mang thai không phải trường hợp hiếm gặp. Vậy, nguyên nhân đau dạ dày khi mang thai là gì? Dấu hiệu và ảnh hưởng khi bà bầu bị đau dạ dày (bao tử) ra sao? Mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn và kiêng ăn gì? Đáp án chi tiết sẽ có ngay trong bài viết sau đây, hãy tham khảo ngay nhé!
1. Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
Thông thường, nguyên nhân đau dạ dày là do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Tuy nhiên, bà bầu bị có thể do một số nguyên nhân khác.
- Ốm nghén : Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường bị ốm nghén. Các triệu chứng kèm theo khi ốm nghén gồm buồn nôn và nôn thường xuyên. Mặc dù triệu chứng này không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm cho dạ dày phải co bóp quá mức, tăng tiết dịch vị và xuất hiện các cơn đau.
- Nội tiết tố bất ổn: Hormone Progesterone có xu hướng tăng đột ngột khi mang thai. Chức năng của hormone này là giữ bào thai trong tử cung đồng thời hạn chế nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, khi Progesterone tăng bất thường sẽ khiến nhu động ruột giảm, ổ bụng thêm áp lực và gây kích thích dạ dày. Khi đó, dạ dày có xu hướng bài tiết nhiều dịch vị, co bóp mạnh và thường xuyên xuất hiện cơn đau.
- Tử cung giãn nở: Để đảm bảo không gian cho thai nhi phát triển, bắt đầu từ tháng thứ 4 tử cung sẽ giãn nở. Điều đó vô tình khiến cho ổ bụng bị áp lực, gây kích ứng dạ dày và ống hậu môn. Theo thống kê, khoảng 80% bà bầu gặp vấn đề về tiêu hóa trong đó có đau bao tử ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Căng thẳng thần kinh: Nguyên nhân bà bầu bị căng thẳng thần kinh là do nội tiết tố bất ổn, thường xuyên lo lắng về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Căng thẳng thường xuyên khiến cho dây thần kinh não – ruột bị áp lực quá mức, nhu động ruột giảm, dạ dày bài tiết acid và co bóp quá mức.
- Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Đau bao tử khi mang thai có thể là do lượng thực phẩm trong bữa ăn tăng lên đột ngột. Bên cạnh đó, bà bầu thường xuyên ăn quả chua, ăn đêm, uống cà phê, bia, rượu,… cũng là nguyên nhân xuất hiện các cơn đau dạ dày.
2. Triệu chứng của đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt sẽ khiến bà bầu phải đối diện với rất nhiều triệu chứng của bệnh trong một thời gian dài. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết bà bầu bị đau dạ dày.
2.1 Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ
Thời điểm nhạy cảm của thai kỳ chính là 3 tháng đầu. Đây là thời điểm nội tiết tố và cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những thay đổi đột ngột. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hóa dẫn đến đau dạ dày.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu thường có dấu hiệu khởi phát với mức độ nhẹ và tần suất liên tục. Nếu chăm sóc tốt và có cách trị đau cho bà bầu hiệu quả thì các triệu chứng này có thể biến mất khi bước sang tuần thứ 14. Triệu chứng điển hình của bà bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu gồm:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Buồn nôn và nôn thường xuyên
- Cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc khi ăn quá no
- Đầy bụng, khó tiêu
- Tiêu chảy hoặc táo bón
2.2 Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ
Ba tháng giữa thai kỳ là thời điểm cơ thể mẹ đã bắt đầu thích nghi với các thay đổi về tâm sinh lý, đây chính là thời điểm ổn định nhất của thai kỳ. Tuy nhiên, thai nhi phát triển mạnh ở giai đoạn này khiến bà bầu phải tăng khối lượng thực phẩm trong chế độ ăn. Đây chính là lý do khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng và cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ như sau:
- Đau và có cảm giác nóng rát vùng thượng vị thường xuyên
- Ít có cảm giác buồn nôn và nôn như đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
- Trào ngược, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
- Giảm cân
- Mệt mỏi
- Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện vào lúc giữa đêm
2.3 Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có xu hướng nghiêm trọng hơn. Tử cung giãn nở quá mức khiến ổ bụng bị áp lực, dạ dày tăng tiết acid và co bóp quá mức. Biểu hiện của mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ như sau:
- Cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên, dai dẳng, mức độ nặng
- Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
- Trào ngược khi ăn no hoặc nằm
- Chán ăn, ăn không tiêu
- Cơ thể xanh xao, mệt mỏi
3. Đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ của bé nhưng khiến sức khỏe thai phụ suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh đau dạ dày kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống của bà bầu. Một số ảnh hưởng của bệnh đau dạ dày với bà bầu đó là:
- Sút cân
- Cơ thể xanh xao, mệt mỏi thường xuyên
- Hình thành ổ viêm loét nặng ở niêm mạc dạ dày, tá tràng, thực quản
- Trẻ sinh ra còi cọc, ốm yếu
>> Tìm hiểu thêm:
- Đau dạ dày sau sinh – Mách mẹ 6 cách xử lý
- Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em – Nguyên nhân và Cách chữa
- Đau Dạ Dày Cấp Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị
4. Đau dạ dày khi mang thai nên gặp bác sĩ khi nào?
Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày khi mang thai có thể giảm khi áp dụng chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp các triệu chứng xuất hiện có thể do viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng Zollinger – Ellison. Vì vậy, để bà bầu nên đến gặp bác sĩ nếu thấy các triệu chứng sau:
- Các cơn đau xuất hiện thường xuyên, có xu hướng gia tăng về tần suất và mức độ
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Nôn ra máu tươi hoặc có màu cà phê
- Phân có máu
- Giảm cân
- Mất ngủ
- Cơ thể xanh xao, mệt mỏi
5. Mẹ bầu bị đau dạ dày có nên dùng thuốc giảm đau không?
Có thai bị đau dạ dày uống thuốc gì? Chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng thuốc Tây y có được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu
Mẹ bầu khi bị đau dạ dày không nên dùng thuốc giảm đau. Việc dùng thuốc giảm đau dạ dày có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi thai nhi được 3 tháng, một số cơ quan như thần kinh trung ương, tim, tay, chân,… bắt đầu hình thành. Sử dụng thuốc giảm đau dạ dày có thể gây dị tật hay quái thai.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa thì việc dùng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ. Ba tháng cuối là lúc các bộ phận của thai nhi đã hình thành gần như đầy đủ nhưng chức năng chưa hoàn thiện nhất là gan và thận. Uống thuốc giảm đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
6. Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu
Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Cách trị đau dạ dày cho bà bầu nào tốt? Cách nào giúp giảm đau dạ dày cho bà bầu tốt?
Hầu hết bà bầu bị đau dạ dày đều xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Bên cạnh đó, căng thẳng thần kinh, rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân không thể không nhắc đến. Vì vậy, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, thiết lập chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh là điều mà bà bầu nên làm. Sau đây là một số cách chữa đau dạ dày cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo.
6.1 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp nhu động ruột của bà bầu được cải thiện, hoạt động bài tiết acid và co bóp của dạ dày được kiểm soát. Bên cạnh đó, chế độ ăn khoa học còn giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, thúc đẩy thai nhi phát triển toàn diện. Một số gợi ý về chế độ ăn uống khoa học cho bà bầu:
- Không ăn thực phẩm, đồ uống gây kích ứng dạ dày như đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, dưa muối, kim chi, cà muối, xoài, cóc, nước ngọt có ga, bia, rượu, trà đặc,…
- Cân nhắc về giai đoạn phát triển của thai kỳ để bổ sung thực phẩm lành mạnh, phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
- Nên chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ (4-5 bữa phụ), mỗi bữa cách nhau khoảng 2 -3 tiếng để giảm bớt áp lực áp lực cho dạ dày.
- Mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, tránh vận động/nằm ngay sau khi ăn để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng và chướng bụng.
- Nên ăn các món mềm, lỏng, ít gia vị và giàu dinh dưỡng như canh xương hầm, súp, cháo, món luộc, hấp,… Không nên dùng món ăn có khả năng cao gây đau dạ dày và táo bón như đồ chiên, nướng, xào, sấy khô,…
- Bổ sung nước, vitamin, chất xơ vào chế độ ăn cho bà bầu bị đau dạ dày để bù nước, cân bằng điện giải, trung hòa dịch vị, ngăn ngừa táo bón và giảm đau dạ dày.
6.2 Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Mức độ và tần suất đau dạ dày có thể giảm đáng kể nhờ thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bà bầu bị đau dạ dày nên áp dụng thói quen sau:
- Nghỉ ngơi trong thời gian đầu thai kỳ để có thể thích nghi với sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Nên cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc để hạn chế stress.
- Nên ngừng hẳn công việc khi tử cung phát triển lớn và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Làm việc trong thời gian này có khả năng làm cho đầu óc căng thẳng và kích thích các cơn đau dạ dày.
- Nên chủ động chia sẻ với chồng hoặc người thân về những vấn đề mà bạn lo lắng để nhận được sự giúp đỡ, động viên.
- Nên bắt đầu thực hành các động tác có cường độ nhẹ để cải thiện khung xương, nâng cao sức khỏe, điều hòa nhu động ruột, giảm cơn đau dạ dày ở 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Bà bầu bị đau dạ dày có thể áp dụng một số biện pháp để giải tỏa như nghe nhạc, thiền, đọc sách, shopping,…
6.3 Cách trị đau dạ dày cho bà bầu bằng thảo dược
Nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong là bài thuốc chữa đau dạ dày được áp dụng phổ biến trong dân gian. Curcumin và Beta – carotene có trong củ nghệ giúp trung hòa dịch vị, tái tạo ổ viêm loét, tăng cường hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và tái tạo niêm mạc dạ dày nhanh chóng. Đau dạ dày khi mang bầu có thể sử dụng nghệ và mật ong, cách thực hiện như sau:
- Lấy khoảng 200ml nước ấm
- Cho khoảng 3 thìa cafe tinh bột nghệ và 2 thìa cafe mật ong vào cốc nước ấm đã chuẩn bị trước đó
- Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút (uống khi đói), 3 lần/ngày
Trà gừng
Trà gừng ấm có tác dụng giảm nhanh cảm giác buồn nôn, nôn và khó tiêu của bệnh đau dạ dày khi mang thai. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa và hoạt chất Gingerol có trong gừng còn giúp giảm viêm, ức chế sự phát triển của virus, nấm, vi khuẩn có hại. Cách trị đau dạ dày cho bà bầu bằng trà gừng được thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi, thái thành lát mỏng
- Cho lát gừng vào cốc nước ấm 250 – 300ml
- Hãm trong 5 – 10 phút sau đó cho thêm 1 – 2 thìa cafe mật ong, khuấy đều và uống
7. Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp kiểm soát tốt các cơn đau dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện đáng kể triệu chứng. Vì vậy, mẹ bầu bị đau dạ dày nên:
- Uống đủ nước
- Rau xanh
- Trái cây (không nên ăn trái cây có vị chua)
- Sữa chua
- Thực phẩm giàu tinh bột
- Thực phẩm chứa Omega 3 như cá thu, cá hồi, dầu ô liu, hạnh nhân, hạt óc chó,…
8. Đau dạ dày khi mang thai kiêng ăn gì?
Thực phẩm và đồ ăn không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Theo thống kê, bà bầu có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh thường bị đau dạ dày, nguy cơ mắc bệnh trĩ, tiểu đường,… Vì vậy, bà bầu bị đau dạ dày nên kiêng:
- Đồ ăn tái, sống
- Đồ ăn có tiền sử dị ứng
- Trái cây có vị chua như xoài, cóc, dưa muối, kim chi
- Đồ ăn cay, nóng, đồ hộp
- Rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê,…
Như vậy, đau dạ dày khi mang thai mặc dù không gây nguy hiểm đến thai nhi nhưng nếu các triệu chứng của bệnh kéo dài, xuất hiện thường xuyên và trong thời gian dài có thể khiến sức khỏe bà bầu suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên áp dụng chế độ ăn khoa học, thiết lập lối sống lành mạnh để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về bệnh lý dạ dày, hãy comment bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 1800 1796. Truy cập website https://cumargoldnew.com/ thường xuyên để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
>> Tìm hiểu thêm: