Skip to main content

Đau dạ dày ăn yến được không?

  • Ngày đăng:

    27/05/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    309

Đau dạ dày ăn yến được không hay đau dạ dày uống nước yến được không là những câu hỏi khá phổ biến hiện nay. Bởi Yến là một thực phẩm bổ dưỡng và mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Do đó, người bị đau dạ dày rất quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn tất cả những thắc mắc trên

1. Đau dạ dày ăn yến được không?

Đau dạ dày ăn yến được không? hay đau dạ dày uống nước yến được không? Câu trả lời: Người đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được yến. Yến vốn là một loại thực phẩm quý giá. Thời xưa, chỉ có bậc vua chúa mới được sử dụng loại thực phẩm này. Yến có chứa tới 18 loại axit amin, 30 vi chất đặc biệt và 7 loại đường thiết yếu.

Trong đó có nhiều chất, vi chất mà cơ thể không tự tổng hợp được. Do đó, ăn yến rất tốt cho sức khỏe và cả những người bị đau dạ dày. Cụ thể loại thực phẩm này bổ dưỡng như thế nào và người đau dạ dày ăn yến có tác dụng ra sao, chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây.

Đau dạ dày ăn yến được không
Đau dạ dày ăn yến được không

2. Tại sao bị đau dạ dày nên ăn Yến

Tại sao bị đau dạ dày nên ăn yến
Tại sao bị đau dạ dày nên ăn yến

Người xa xưa chưa có những công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nhưng đã sớm biết được giá trị dinh dưỡng của yến sào.Vậy yến có tác dụng gì đối với người bị đau dạ dày:

Tác dụng của yến đối với người bị đau dạ dày:

  • Kích thích tiêu hóa: Trong yến có chứa chất Cr ( 2,18mg/1kg). Chất này có tác dụng kích thích tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng. Điều này giúp người đau dạ dày có thể hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng hơn, tránh tình trạng suy kiệt sức khỏe và mệt mỏi.
  • Khắc phục bệnh dạ dày: Hợp chất Threonine có trong yến (4,74%) có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, rối loạn đường ruột và loét dạ dày. Leucine (4,56%) có tác dụng giúp nhanh chóng chữa lành các vết thương, vết loét dạ dày.
  • Giảm đau: Hợp chất Threonine trong yến sào hoạt động như một chất bôi trơn có tác dụng giảm nhanh các cơn đau dạ dày hiệu quả.

Với những tác dụng cho hệ tiêu hóa kể trên, người đau dạ dày ăn yến sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt. Chính vì vậy với những câu hỏi: Đau dạ dày ăn yến được không hay đau dạ dày uống nước yến được không? thì bạn không cần phải lo lắng nữa nhé.

Những tác dụng của yến đối với sức khỏe bao gồm:

  • Tác dụng bổ phế: Theo Đông y thì ăn yến sào có tác dụng bổ thận dưỡng âm. Tổ yến giúp tiêu đờm, giảm ho, làm sạch phổi và hệ thống đường hô hấp. Do đó ăn yến có thể phòng bệnh cảm cúm và bệnh dị ứng hiệu quả.
  • Tăng cường sức đề kháng: Yến chứa nhiều nguyên tố vi lượng và 18 loại axit amin tốt cho cơ thể như cystine, histidine, amide, humin, arginine,… Nhờ vậy, ăn yến có tác dụng cân bằng dưỡng chất trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
  • Giúp hệ xương chắc khỏe: Trong yến có chứa nhiều Canxi (0,76%) và Phenylalanine (4,5%). Chất này giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D để tăng cường khả năng hấp thụ Canxi. Ngoài ra còn có Lysine (1,75%) có tác dụng giúp cho hệ xương chắc khỏe, giảm lão hóa cột sống.
  • Làm đẹp da: Chị em phụ nữ rất ưa chuộng yến vì có công dụng làm đẹp da dẻ. Chất  Threonine trong yến (4,74%) có tác dụng giúp cơ thể tăng cường sản sinh Collagen và Elastin giúp da đàn hồi, săn chắc. Kết hợp với Glycine (2,28%) mang lại cho chị em làn da sáng mịn.
  • Bồi bổ sức khỏe: Yến là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho người mới ốm dậy. Yến có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe: Tyrosine (2,26%) giúp phục hồi cơ thể sau điều trị xạ, phục hồi hồng cầu; Proline (5.27%) và Axit aspartic (4.69%) giúp phục hồi cơ, tái tạo tế bào da,…
  • Tốt cho hệ thần kinh: Trong yến sào có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ thần kinh như Canxi, Kali, Sắt,… Các chất này có tác dụng ổn định tinh thần, giúp ngủ ngon và thư giãn.
  • Tăng cường sinh lý: Yến sào chứa nhiều axit amin có tác dụng tăng cường nội tiết tố trong cơ thể. Vì vậy, ăn yến giúp tăng cường chức năng sinh lý cho cả hai phái nam và nữ.

>> Tìm hiểu thêm:

3. Cách sử dụng Yến đúng cách

Cách sử dụng yến đúng cách
Cách sử dụng yến đúng cách

Đau dạ dày ăn yến được không? Đau dạ dày uống nước yến được không đã được giải đáp ở trên. Tuy nhiên để ăn yến mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe thì bạn cần phải biết ăn yến đúng cách với những chỉ dẫn sau đây:

  • Thời điểm ăn yến: Bạn có thể ăn yến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất là trước khi đi ngủ. Ăn yến vào lúc này sẽ giúp cơ thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn. Nguyên nhân là do nồng độ nội tiết trong cơ thể ở thời điểm này được tăng lên cao nên giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Cách chế biến yến: Yến có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng cách chế biến tốt nhất là chưng cách thủy. Cách này giữ được nguyên hương vị và dưỡng chất có trong tổ yến. Do yến có mùi vị không quá đặc trưng nên người ăn có thể kết hợp với các nguyên liệu bổ dưỡng khác như táo đỏ, thịt gà,…
  • Lượng ăn yến: Tuy yến rất bổ dưỡng nhưng không vì thế mà càng ăn nhiều càng tốt. Ngược lại, ăn nhiều tổ yến sẽ dẫn tới tình trạng tiêu hóa kém do cơ thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 20g yến sào.
  • Tần suất ăn yến: Duy trì liều lượng yến khoảng 20g mỗi ngày và ăn khoảng 3-4 ngày trong tuần là tốt nhất.
  • Sau bao lâu ăn yến có tác dụng: Tác dụng của tổ yến cụ thể ra sao còn phụ thuộc vào thể trạng từng người. Thông thường, sau 1 tuần sử dụng tổ yến là người ăn có thể bắt đầu thấy được các tác dụng.

Lưu ý những đối tượng không nên ăn yến:

  • Những người sau đây không nên ăn yến sào: người bị phong hàn, cảm mạo, cơ thể hàn lạnh, tiêu chảy, viêm nhiễm đường tiết niệu, tỳ vị hư,… Do lúc này cơ thể đang chuyển hóa kém nên nếu ăn yến sào sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Trẻ dưới 7 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này có hệ tiêu hóa yếu. Ăn yến sẽ khó hấp thu được các dưỡng chất có thể làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra bệnh đường ruột sau này.
  • Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, mới sinh: Tổ yến có tính hàn có thể gây hại cho sức khỏe của đối tượng này.
  • Người bị bệnh gout: Có thể ăn được yến sào cho yến sào không chứa chất béo. Tuy nhiên, chỉ nên ăn với lượng nhỏ vì yến sào chứa nhiều dinh dưỡng, nếu ăn nhiều có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, người già yếu: Nên ăn yến sào hạn chế vì lượng dinh dưỡng quá cao không hấp thụ được do hệ tiêu hóa yếu.

4. Chữa đau dạ dày bằng yến sào pha sữa bò

Yến sào sữa bò
Yến sào sữa bò

Yến sào pha sữa bò là một món ăn và cũng là bài thuốc có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Với món yến sào pha sữa bò thì các bạn không cần phải thắc mắc: Đau dạ dày ăn yến được không hay đau dạ dày uống nước yến được không? Cùng xem cách thực hiện chi tiết dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 10g tổ yến
  • 250ml sữa bò

Sơ chế tổ yến:

  • Ngâm tổ yến trong 1-2h cho tới khi tổ yến tơi ra.
  • Tổ yến sau khi đã ngâm cho ra một chiếc đĩa. Dùng nhíp để gắp hết tạp chất ra ngoài.
  • Gắp riêng từng phần tổ yến và để trong một bát nước sạch để loại bỏ hết những tạp chất khó nhặt.
  • Để tổ yến đã làm sạch vào rổ cho ráo nước.

Cách chế biến:

  • Cho yến sào vào bát thêm một lát gừng tươi vào để làm mất mùi tanh của tổ yến và chưng cách thủy cho tới khi nước sôi thì thêm sữa bò vào khuấy đều.
  • Đợi tới khi sữa bò sôi trở lại là hoàn thành.

Người đau dạ dày nên ăn món yến sào pha sữa bò này khi còn nóng và ăn vào buổi tối là tốt nhất. Nên sử dụng liên tục trong 4 ngày để mang lại hiệu quả.

5. Lưu ý thực phẩm nên và không nên ăn cho người bị đau dạ dày

Lưu ý chế độ ăn cho người bị đau dạ dày
Lưu ý chế độ ăn cho người bị đau dạ dày

Bạn không cần phải thắc mắc đau dạ dày ăn yến được không hay đau dạ dày uống nước yến được không nữa. Ngoài ra bạn nên cần tránh những thực phẩm nào khi bị dạ dày và nên ăn những thực phẩm nào. Cùng xem chi tiết dưới đây

Người bị đau dạ dày nên ăn những loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày như: bánh ngọt, trà hoa cúc, sữa, trứng,… Các thực phẩm này khi đi vào dạ dày sẽ hoạt động như một lớp lót bảo vệ dạ dày, giảm kích thích.
  • Thực phẩm giúp lành vết loét như: bắp cải, tôm, cá, nghệ,… Các thực phẩm này có chứa nhiều Canxi, Sắt, Vitamin U. Đó đều là những chất cần thiết giúp tái tạo tế bào và giúp vết loét dạ dày mau lành.
  • Thức ăn giảm tiết acid như: thịt hấp, cá hấp, cơm, xôi, cháo, súp, bánh chưng,… Các thực phẩm trên giúp trung hòa axit trong dạ dày và giúp dạ dày không cần tiết nhiều axit để tiêu hóa chúng.
  • Cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie: Các chất dinh dưỡng trên có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả, rau củ màu đỏ, xanh đậm như cải bẹ xanh, rau ngót, mồng tơi, bí đỏ, rau dền đỏ, cà rốt,… Chúng giúp cung cấp cho người bị đau dạ dày các vitamin và khoáng chất cần thiết bị thiếu do hấp thu kém vì bệnh dạ dày.

Những thực phẩm mà người đau dạ dày không nên ăn gồm:

  • Thực phẩm có độ axit cao như chanh, xoài xanh, dấm, mẻ,… Chúng làm tăng nồng độ axit trong dạ dày.
  • Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như nước ngọt có ga, giá đỗ, dưa cà muối,… Chúng khiến dạ dày sinh ra khí gây căng tức bụng, ợ hơi, tiêu hóa kém.
  • Thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê,.. Chúng chứa những chất kích thích khiến dạ dày bị kích ứng và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Thức ăn làm tăng tiết acid như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,… Các thực phẩm trên khó tiêu hóa nên dạ dày phải tiết ra nhiều acid hơn để tiêu hóa thức ăn.
  • Thức ăn cứng, dai, gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày như sụn, gân bò, xương, rau củ già,… Chúng khiến niêm mạc dạ dày bị trầy xước và tổn thương.

>> Tìm hiểu thêm:

Đến đây, hẳn là bạn đã giải đáp được thắc mắc: Đau dạ dày ăn yến được không hay đau dạ dày uống nước yến được không? Hy vọng bạn đã có thêm những tham khảo hữu ích về một thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho người bị đau dạ dày.

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1