Cảnh báo khi bị đau dạ dày lâu ngày
-
Ngày đăng:
30/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
282
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày lâu ngày khiến người bệnh bị mệt mỏi và suy nhược nhanh chóng. Ngoài ra đó còn là biểu hiện của những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp biểu hiện, nguyên nhân và các biến chứng khi tình trạng đau dạ dày bị lâu ngày
1. Biểu hiện khi bị đau dạ dày lâu ngày
Khi bị đau dạ dày kéo dài , người bệnh có thể sẽ xuất hiện các biểu hiện đặc trưng kèm theo như:
- Đau bụng vùng thượng vị: Các cơn đau dạ dày thường biểu hiện ở vùng thượng vị ( trên rốn). Khi bị đau dạ dày kéo dài thì cơn đau âm ỉ có thể đến bất cứ lúc nào, nhất là khi bụng rỗng hay khi sử dụng bia rượu, các đồ ăn cay nóng và thậm chí có thể khiến người bệnh ngất xỉu khi đau dạ dày đã chuyển sang các biến chứng.
- Đầy bụng, Khó tiêu: Khi bị đau dạ dày dài ngày, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khiến thức ăn không được tiêu hóa hết và tồn đọng ở vùng hang vị dạ dày. Khả năng bài tiết cũng bị vậy mà chậm lại gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Buồn nôn và nôn: Khi bị đau dạ dày lâu ngày các cơn nôn và buồn nôn sẽ xảy ra liên tục. Đấy là do thức ăn không tiêu hóa được, lên men và trào ngược acid dạ dày lên họng khiến bạn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Sau khi nôn xong người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu hơn tuy nhiên miệng đắng khiến bạn mất đi cảm giác thèm ăn.
- Sụt cân nhanh chóng: Khi bị đau dạ dày kéo dài người bệnh thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, hay buồn nôn, khó chịu. Kem theo đó là các cơn đau đến bất chợt khiến người bệnh mệt mỏi, xanh xao. Thức ăn tiêu hóa kém khiến các cơ quan khác không hấp thụ được dinh dưỡng trở nên thiếu chất. Vì vậy những người bị đau dạ dày thường bị sụt cân, suy nhược nhanh chóng.
- Đầy hơi chướng bụng (Ăn ít nhưng vẫn thấy no): Thức ăn không tiêu hóa được khiến người bệnh luôn có cảm giảm đầy bụng, không muốn ăn. Cho dù ăn ít thì cũng vẫn có cảm giác no, không thèm ăn. vẫn không thấy đói. Tình trạng này kéo dài khiến người bị đau dạ dày chán ăn, sút cân nhanh chóng.
- Xuất huyết thường xảy ra ở những người bị viêm xung huyết dạ dày: Khi tình trạng đau dạ dày lâu ngày không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết ra máu. Người bệnh đi ngoài ra phân có lốm đốm máu. Nặng hơn là tình trạng phân nát, có màu đen như bã cà phê, mùi tanh hôi đặc trưng. Xuất huyết dạ dày thường xảy ra với những người bị viêm xung huyết dạ dày.
- Nôn ra máu hoặc chất nhầy có màu cà phê: Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hoặc có màu nâu đen như cà phê, dịch nhầy. Tình trạng nôn ra máu có thể xảy ra sau khi nôn thức ăn. Dựa vào màu máu nôn có thể xác định được tình trạng bệnh đã đến giai đoạn nào. Nếu nôn ra màu máu nâu, chứng tỏ nguồn máu bị chảy ít, là tích tụ của nhiều lần mới nôn ra một lượt. Trong khi đó, nôn ra máu tươi là tình trạng đau dạ dày đã lên tới cấp báo động, tốc độ chảy máu nhanh với số lượng nhiều. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Phân màu đen: Khi bị tình trạng đau dạ dày lâu ngày thì máu chảy từ dạ dày khi kết hợp với enzym trong quá trình tiêu hóa sẽ chuyển thành màu đen bị lẫn trong phân ra ngoài khiến bạn khó nhận biết. Tuy nhiên người đau dạ dày đi ngoài ra máu thường bị phân nát, có màu đen như bã cà phê và mùi tanh nồng rất khó chịu.
>> Tìm hiểu thêm:
2. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày dài ngày
Bệnh đau dạ dày được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, chế độ sinh hoạt, do tác dụng phụ của thuốc, do căng thẳng kéo dài,… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng nguyên nhân trong bài viết dưới đây nhé.
- Nhiễm khuẩn H. pylori: Khuẩn Helicobacter Pylori là loại vi khuẩn duy nhất có thể sinh sống và tồn tại trong môi trường acid dịch vị của dạ dày. Vi khuẩn này gây suy yếu chức năng bảo vệ của vùng niêm mạc và là nguyên nhân chính gây nên các bệnh trong dạ dày. Khuẩn HP kích thích sự sản sinh các acid dịch vị trong dạ dày khiến dạ dày bị bỏng rát và bào mòn, lâu dần hình thành các ổ loét khiến bụng bị đau quặn và giảm chức năng dạ dày.
- Lạm dụng hoặc sử dụng nhóm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm: Các loại thuốc chống viêm, kháng sinh có corticoid tuy có tác dụng giảm đau và điều trị bệnh hiệu quả nhưng cũng gây nên nhiều tác dụng phụ không kém. Các dòng thuốc này kích thích sự sản sinh các acid dịch vị, làm suy giảm chức năng bảo vệ của lớp nhầy vùng niêm mạc dạ dày. Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc này với liều lượng lớn trong thời gian kéo dài thì tình trạng đau dạ dày sẽ càng thêm trầm trọng.
- Trào ngược dịch mật từ ruột non: Trào ngược dịch mật từ ruột non là tình trạng van môn vị đóng không kín dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi từ đó trào ngược lên thực quản nếu van tâm vị mở. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh bị ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, nôn ra dịch mật, kho han , và gây ra các biến chứng đau dạ dày nguy hiểm.
- Sử dụng nhiều bia, rượu, cocaine trong thời gian dài: Rượu bia và các chất kích thích không chỉ gây hại cho gan thận và các cơ quan khác mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày lâu ngày. Khi các chất này vào cơ thể sẽ kích thích sự tiết ra nhiều các acid dịch vị hơn gây hình thành các ổ loét ở thành dạ dày. Đồng thời sự hoạt động của các cơ quan khác cũng bị đình trệ khiến việc tiêu hóa chậm lại ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Stress lâu ngày: Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài sẽ kích ứng thần kinh hình thành nhiều acid quá mức gây ra tình trạng viêm loét. Bên cạnh đó, căng thẳng còn kèm theo tình trạng mất ngủ, ăn uống thất thường khiến sức khỏe yếu hơn càng tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh hoành hành khiến đau dạ dày nghiêm trọng hơn.
- Ăn uống không điều độ kéo dài: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bỏ bữa, lúc ăn quá nó lúc lại để bụng rỗng cùng với việc ăn các thực phẩm gây hại cho dạ dày là nguyên nhân chính hình thành các ổ loét vùng niêm mạc. Lượng acid tiết ra quá mức nhưng không được sử dụng, thức ăn không tiêu hóa hết tồn đọng ở hang vị khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả và suy yếu dần.
3. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến đau dạ dày lâu ngày
Các yếu tố có nguy cơ dẫn đến bệnh đau dạ dày lâu ngày điển hình đó là:
- Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, chất bảo quản, dầu hoặc chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa (mỡ động vật) và chất béo chuyển hóa, thức ăn cay nóng chính là nguyên nhân gây kích thích acid dạ dày gây ra các ổ loét. Các triệu chứng đau dạ dày không biểu hiện ra quá nhiều trong giai đoạn đầu, vì vậy người bệnh cứ chủ quan kéo dài thói quen này khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
- Thói quen hút thuốc lá là thói quen xấu gây ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể như gan, phổi và cả dạ dày. Nicotine có trong thuốc lá kích thích sự tiết ra nhiều của acid dịch vị trong dạ dày, lâu ngày hình thành các ổ loét lớn trên thành dạ dày.
- Những người uống rượu bia, các chất có cồn và các loại nước ngọt có ga cũng khiến dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực chất việc uống một ít bia rượu cũng có tác dụng tốt cho cơ thể giúp đẹp da hơn tuy nhiên nếu sử dụng liều lượng cao trong thời gian liên tục lại gây viêm loét dạ dày khá nghiêm trọng.
- Sử dụng lâu dài các loại thuốc điều trị trào ngược axit và khó tiêu khiến dạ dày bị tổn thương và dần dần suy yếu các chức năng bảo vệ dạ dày. Tình trạng này kéo dài tạo điều kiện thuận lợi có các vi khuẩn có hại xâm nhập vào và gây bệnh cho dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét.
- Các dòng thuốc giảm đau có chứa Corticoid khiến kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn gây viêm loét dạ dày.
Xem thêm:
4. Những biến chứng gặp phải khi bị đau dạ dày dài ngày
Bệnh đau dạ dày khi không được ngăn chặn, để lâu sẽ dẫn tới nhiều biến chứng phức tạp và có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh đặc biệt trong đó phải kể đến:
- Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là biến chứng vô cùng nguy hiểm mà những người đau dạ dày lâu ngày không điều trị mắc phải. Ung thư dạ dày khiến việc tiêu hóa không còn hiệu quả, chất dinh dưỡng không đưa được đến các cơ quan khác, người bệnh ngày càng suy nhược, xanh xao và sụt cân nhanh chóng. Điều trị ung thư dạ dày cần phải dùng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị gây ảnh hưởng trầm trọng hơn tới sức khỏe người bệnh về sau này.
- Thiếu máu do thiếu sắt hoặc xuất huyết nội: Tình trạng xuất huyết dạ dày có thể khiến người bị đau dạ dày lâu ngày bị thiếu máu, thiếu sắt. Máu bị xuất huyết và đào thải qua đường tiêu hóa, thậm chí là nôn ra máu là tình trạng vô cùng nguy hiểm mà người đau dạ dày cần phải hết sức cẩn thận.
- Những vấn đề sức khỏe do thiếu vitamin B12: Viêm loét dạ dày thường gây thiếu máu đồng thời giảm sự hấp thụ vitamin B12. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể luôn mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, nhịp tim không đều, việc đi lại mất cân bằng, trí nhớ giảm sút nghiêm trọng.
- Dạ dày tăng trưởng bất thường, có thể bắt nguồn từ sự hiện diện của khối u: Đau dạ dày có thể khiến các nếp gấp trong dạ dày co dãn bất thường làm tăng trưởng kích thích của dạ dày, nguy hiểm hơn có thể hình thành các khối u nguy hiểm. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
5. Làm gì khi bị đau dạ dày lâu ngày
Ngay khi thấy có những dấu hiệu gây bệnh như trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp khám và điều trị bệnh kịp thời. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác tình trạng của bệnh cũng như nguyên nhân gây ra bệnh để có thể điều trị chính xác.
- Trong trường hợp bạn bị nhiễm khuẩn HP: Bạn sẽ cần phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại kháng sinh thường sử dụng cho bệnh dạ dày như Kháng sinh Amoxicillin, Kháng sinh Clarithromycin, Metronidazol, Tinidazol vv.. Ví dụ phác đồ điều trị bệnh khi có vi khuẩn HP: Clarithromycin (500 mg x 2 viên/ngày) + PPI (chất ức chế bơm proton) (2 lần/ngày)+ Amoxicillin (2g x ngày) sử dụng trong vòng 14 ngày
- Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế căng thẳng, stress giữ tinh thần vui vẻ, vô tư giúp bạn hạn chế được sự tiết acid dịch vị hơn giúp phòng ngừa và hỗ trợ bị đau dạ dày lâu ngày. Người bệnh có thể hạn chế stress bằng cách đọc sách, xem tv, tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe. Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý:
- Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều đạm, nhiều acid, đồ ăn nhanh, đồ ăn mặn, rượu bia và chất chất kích thích.
- Nên ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nhiều vitamin, đồ ăn loãng, uống nhiều nước, trái cây vv…
- Chế độ sinh hoạt của bạn cũng có tác động rất nhiều tới sức khỏe của cơ thể. Để có thể hỗ trợ quá trình điều trị tích cực nhất, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học: không ăn đêm, ăn đúng giờ, đi ngủ sớm, kết hợp tập thể dục thường xuyên. Bạn cũng nên phân bổ thời gian nghỉ ngơi, làm việc và tập luyện cho phù hợp.
- Bổ sung nano curcumin để làm lành các vết loét dạ dày hiệu quả hơn. Nhờ có công nghệ nano, nano curcumin đã được ra đời, khắc phục mọi nhược điểm về độ tan và khả năng hấp thụ của curcumin thông thường. Cũng nhờ vậy, sử dụng nano curcumin mang tới hiệu quả cao cấp 40 lần so với các sản phẩm khác được chiết xuất từ nghệ.
>> Tìm hiểu thêm:
- Đau dạ dày đắng miệng – Nguyên nhân và cách xử lý
- Thủng dạ dày vì tự ý tiêm thuốc giảm đau
- Đau dạ dày ăn không tiêu có nguy hiểm không?
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về chứng bệnh đau dạ dày lâu ngày. Có thể thấy, đau dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hãy phòng tránh bệnh thật tốt và cố gắng điều trị ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên nhé.