Skip to main content

Đau dạ dày triệu chứng ra sao? Liệu có nguy hiểm không?

  • Ngày đăng:

    11/06/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    285

Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị đau dạ dày, hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu triệu chứng đau dạ dày ra sao cũng như nguyên nhân và cách điều trị nhé. Bệnh dạ dày tuy nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm thì có thể được kiểm soát và điều trị khỏi hoàn toàn đấy.

1. Tìm hiểu về đau dạ dày

Đau dạ dày
Đau dạ dày

Dạ dày là một phần rất lớn của hệ tiêu hóa. Đây là bộ phận nối giữa thực quản và tá tràng, có chức năng chứa đựng thức ăn mới được xử lý thô ở miệng.

Cấu tạo thành dạ dày được chia thành 5 lớp, nếu tính từ ngoài vào trong bao gồm: lớp thanh mạc, lớp cơ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp hạ niêm mạc và ngoài cùng là lớp niêm mạc. Các cơ này tạo cho dạ dày khả năng co bóp rất khỏe, để trộn đều thức ăn với dịch vị, làm nhuyễn thức ăn trước khi đi vào hệ thống ruột để được hấp thụ.

Theo nhận định của PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (giảng viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, đau dạ dày phần nhiều được hiểu là tình trạng những tổn thương tại khu vực niêm mạc dạ dày, phổ biến nhất là tình trạng các vết viêm loét. Các vết loét trong dạ dày sẽ tạo ra cảm giác đau rất khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

2. Đau dạ dày có triệu chứng gì?

Bệnh đau dạ dày tạo ra nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm:

2.1 Bụng cồn cào, đau rát

Triệu chứng của đau dạ dày đầu tiên đó chính là bụng bị cồn cào. Vùng bụng trên hay còn gọi là thượng vị sẽ có cảm giác nóng rát. Khi ăn sẽ gây đau hơn. Đây là biểu hiện của bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Vì vậy khi có triệu chứng này các bạn không được chủ quan.

Cách khắc phụcTìm hiểu nguyên nhân xem có vừa ăn loại thức ăn nhiều axit không, hoặc có phải bạn ăn quá bữa sẽ làm bụng cồn cào. Cũng có thể ăn các loại thức ăn cay, nóng làm rau rát dạ dày. Nếu có nghi ngờ bị đau dạ dày các bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay.

2.2 Đau ở thượng vị

Đau thượng vị
Đau thượng vị

Đây chính là triệu chứng của đau dạ dày thứ 2 không thể bỏ qua. Những cơn đau ở thượng vị có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng đau dạ dày của mỗi người ở mức độ nặng hoặc nhẹ tương ứng. Ở giai đoạn đầu đau tức bụng vùng trên là biểu hiện của giai đoạn đầu của bệnh. Bệnh dạ dày càng nặng thì càng đau thường xuyên hơn. Những cơn đau tức tại thượng vị là dấu hiệu gây ra bởi các vết viêm loét tại dạ dày, đặc biệt là khi người bệnh ăn quá no hoặc khi quá đói thì triệu chứng này lại càng rõ rệt hơn.

Cách làm giảm đau thượng vị dạ dày nhanh chóng:

  • Làm giảm cơn đau ngay bằng cách: chờm nóng bụng hoặc uống một cốc nước muối pha loãng, ăn một mẩu bánh mì để làm giảm cơn đau nhanh chóng
  • Thấy các biểu hiện đau nhiều, kéo dài không dứt nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám

2.3 Cảm giác chướng hơi, đầy bụng, không tiêu hoá được

Triệu chứng của đau dạ dày thứ 3 đó là chướng bụng. Khi dạ dày xảy ra vấn đề, quá trình tiêu hóa và xử lý nguồn thức ăn nạp vào chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy người mắc phải đau dạ dày sẽ thường xuyên phải đối mặt với cảm giác đầy bụng, chướng hơi kể cả khi ăn đã lâu. Đây cũng là một trong những triệu chứng tiêu tiêu xuất hiện sớm của đau dạ dày. Khi thấy dấu hiệu đau dạ dày này thường xuyên xuất hiện, bạn cần đặc biệt lưu tâm theo dõi và đi khám để điều trị kịp thời.

Cách hạn chế cảm giác đầy bụng

  • Nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng, mềm
  • Ăn các loại rau có chứa nhiều chất xơ dễ tiêu hoá
  • Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều axit như: cam, quýt, chanh…
  • Không uống các loại đồ uống có gas, cồn….

2.4 Bị đau dạ dày buồn nôn là dấu hiệu biểu hiện rất rõ

Đau bụng, buồn nôn là những triệu chứng điển hình bị dạ dày
Đau bụng, buồn nôn là những triệu chứng điển hình bị dạ dày

Bệnh nhân đau dạ dày thường phải đối mặt với những cơn buồn nôn do dạ dày liên tục tiết ra nhiều axit dịch vị kể cả khi ăn no hay không. Lượng axit này không chỉ nằm yên ở dạ dày mà còn có thể trào ngược lên ống thực quản, tạo cảm giác buồn nôn. Các chuyên gia gọi đây là hiện tượng trào ngược axit, tình trạng này gây khó chịu cho người bệnh và những tổn thương niêm mạc dạ dày, hoặc thậm chí rách thực quản ở những trường hợp nghiêm trọng.

Cách hạn chế buồn nôn:

  • Nên chia ra nhiều bữa nhỏ
  • Không uống các loại đồ uống có gas, cà phê
  • Tránh thức khuya , ăn uống đúng bữa

2.5 Ợ chua, ợ hơi

Sau những bữa ăn, bệnh nhân đau dạ dày ngoại trừ cảm giác đầy bụng còn thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi. Nguyên nhân là bởi sự vận động của dạ dày trong tình trạng rối loạn, lượng thức ăn ăn vào không được xử lý ngay mà rất chậm được tiêu hóa, tồn tại trong dạ dày lên men và sinh ra hơi. Vì vậy khi phát hiện những cơn ợ chua, ợ hơi diễn ra thường xuyên, cần nghĩ ngay đây là triệu chứng của đau dạ dày cơ bản để kịp thời điều trị.

2.6 Ho kéo dài không tìm được nguyên nhân

Ho kéo dài
Ho kéo dài

Dấu hiệu của đau dạ dày tiếp theo đó là ho kéo dài. Trào ngược dạ dày khiến axit dịch vị thường xuyên tiếp xúc với cổ họng của người bệnh, làm viêm họng, gây ra cảm giác khô rát, khản họng, ho kéo dài. Tần suất ho sẽ nhiều hơn sau khi ăn xong vì đây là lúc tình trạng trào ngược xuất hiện với cường độ mạnh nhất. Vì vậy, khi bạn bị ợ hơi, ợ chua kéo dài kèm theo những cơn ho không tìm được nguyên nhân, rất có thể đó chính là biểu hiện của việc bị đau dạ dày.

2.7 Rối loạn bài tiết phân

Sau một khoảng thời gian dài bị đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, người bệnh đau dạ dày sẽ dần thấy các vấn đề về tiêu hóa, bài tiết khác trong đó có rối loạn bài tiết phân. Việc bài tiết có thể diễn ra khó khăn hoặc diễn ra quá nhiều, tiêu chảy khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất nước, suy nhược cơ thể.

2.8 Ăn không thấy ngon, cảm giác bị chướng bụng

Khi hệ tiêu hóa không ổn định hoặc gặp phải những tổn thương, thức ăn không được tiêu hóa nhanh chóng gây ra cảm giác bị chướng bụng. Bởi vậy người bệnh sẽ luôn trong tình trạng cảm thấy ngang bụng, mất cảm giác ăn ngon miệng kể cả bữa ăn trước cách đó đã lâu.

2.9 Giảm cân đột ngột

Giảm cân đột ngột
Giảm cân đột ngột

Tiêu hóa kém và ăn không ngon khiến người bệnh đau dạ dày ăn ít và không hấp thu được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, khiến cơ thể thiếu những dưỡng chất cần thiết, ảnh hưởng đến thể trạng và cân nặng.

2.10 Thay đổi thói quen đại tiện

Triệu chứng của đau dạ dày tiếp đến là thói quan đại tiện thay đổi. Đau dạ dày dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khiến người bệnh khi thì bị táo bón, khi lại đi ngoài ra phân lỏng liên tục. Thói quen đại tiện thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của bệnh nhân, mà còn ảnh hưởng đến tình trạng đào thải những chất độc trong cơ thể.

2.11 Có thể nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu

Khi tình trạng đau dạ dày của bệnh nhân chuyển sang giai đoạn nặng, những vết viêm loét trong dạ dày ăn sâu tới vị trí có mạch máu hiện tượng đau dạ dày này có thể dẫn đến xuất huyết bao tử. Do đó mà người bệnh có thể thấy mình bị nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.

2.12 Chảy máu đường tiêu hóa đã nghiêm trọng

Chảy máu đường tiêu hóa là triệu chứng nghiêm trọng của nhiều vấn đề về dạ dày như viêm đại tràng, viêm hang vị xung huyết, thủng dạ dày… gây ra. Khi bị chảy máu đường tiêu hóa, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

2.13 Đi tiêu phân đen

Xuất huyết tại dạ dày khiến máu thoát ra bị trộn cùng thức ăn và đi xuống ruột, khi bài tiết ra ngoài sẽ gây ra triệu chứng đi tiêu phân đen. Với triệu chứng này, tình trạng tổn thương dạ dày của bạn đang ở mức độ nặng, vì vậy cần được thăm khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ điều trị.

3. Nguyên nhân và cách chữa bệnh đau dạ dày

Dấu hiệu của đau dạ dày đã được nêu rất chi tiết ở trên. Việc dựa vào các dấu hiểu đồng thời tìm ra được nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng. Bệnh đau dạ dày gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với mỗi nguyên nhân, chúng ta sẽ cần điều trị theo cách phù hợp để tạo được hiệu quả tốt nhất và rút ngắn thời gian điều trị nhất.

3.1 Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Nguyên nhân bị đau dạ dày
Nguyên nhân bị đau dạ dày
  • Do vi khuẩn Hp: Theo thống kê, hiện nay có đến hơn 70% bệnh nhân mắc phải đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Sau khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn Hp sẽ làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho các vết loét phát sinh và không tự lành được. .
  • Rượu bia, thuốc lá: Cồn và nicotin sẽ làm lớp nhầy có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc của dạ dày bị phá huỷ, gây ra tình trạng viêm loét, xuất huyết hoặc nghiêm trọng hơn là thủng dạ dày nếu không được điều trị kịp thời.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống thất thường, để bụng quá đói hoặc quá no, thói quen bỏ bữa sáng hoặc thức khuya khiến dạ dày liên tục rơi vào tình trạng căng thẳng, tăng áp lực tiêu hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày phổ biến.
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài kích thích hệ thống thần kinh tác động đến dạ dày, khiến khu vực này tiết ra nhiều axit hơn, từ đó gây viêm hang vị dạ dày, viêm loét niêm mạc,…
  • Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh như thuốc giảm đau, hạ sốt,… nếu bị lạm dụng quá mức hoặc sử dụng trong một thời gian dài có thể gây tác động tiêu cực đến lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến những triệu chứng đau dạ dày thường gặp như đau bụng, đầy hơi, ợ chua,…

3.2 Cách chữa bệnh đau dạ dày

Khi phát hiện bị Triệu chứng của đau dạ dày ở trên đã nêu trong bài viết, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh đau dạ dày. Hiện nay có một số phương pháp chẩn đoán đau dạ dày phổ biến như: nội soi, test thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp gây đau dạ dày. Tùy theo tình trạng đau dạ dày, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên thông người người bệnh nên kết hợp cả 3 yếu tố dưới đây để nâng cao hiệu quả điều trị cho tốt nhất

Sử dụng thuốc điều trị:

  • Trường hợp đau dạ dày do vi khuẩn Hp bắt buộc người bệnh phải điều trị bằng thuốc dưới sự chỉ định của các bác sĩ theo liệu trình từ 7-14 ngày. Một số nhóm thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay như: Nhóm Beta- lactam, nhóm Quinolon, nhóm Macrolid…
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y để chữa thì cần phải theo sự chỉ định từ bác sĩ không tự ý uống các loại thuốc ngoài khi chứ có chỉ định của bác sĩ

Chế độ ăn uống: 

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày, không ăn các món ăn no
  • Nên ăn các thức ăn mềm, dạng lỏng
  • Bên cạnh đó, người đau dạ dày cũng nên lưu ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn. Người đau dạ dày nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, flavonoid, omega-3 như: táo, hành tây, cần tây, cải xanh, tỏi, ngũ cốc và các loại hạt, cá hồi,…
  • Đồng thời, người bị đau dạ dày cũng cần tránh ăn những loại thực phẩm giàu axit như chanh, cam, quýt, các loại gia vị cay nóng, thức ăn nhanh và thức ăn nhiều dầu mỡ,… để tránh làm nghiêm trọng hơn những cơn đau và làm tái phát tình trạng đau dạ dày.
  • Không sử dụng các loại đồ uống có gas, cà phê, bia rượu, thuốc lá
  • Tránh ăn các thực phẩm có tính axit như: cam, quýt, chanh…
  • Tránh ăn các loại thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày
  • Không ăn các loại thịt đỏ, các loại đồ ăn chế biến sẵn…

Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay mà ai cũng có thể có nguy cơ mắc phải. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết được triệu chứng đau dạ dày như thế nào và có biện pháp khắc phục tình trạng bệnh kịp thời. Hãy luôn cảnh giác và bảo vệ sức khỏe của mình nhé.

>> Tìm hiểu thêm:

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1