Bị Đau Dạ Dày Uống Cà Phê Được Không? [TƯ VẤN]
-
Ngày đăng:
27/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
282
Nội dung bài viết
ToggleBị đau dạ dày uống cà phê được không? Uống cà phê có bị đau dạ dày không? Đau bao tử uống cà phê sữa được không? là thắc mắc của rất nhiều người bởi cà phê là “nguyên liệu” sống của rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại hối hả. Hãy cùng giải đáp câu hỏi nhức nhối của các tín đồ cafe này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tác dụng của cà phê
Các tác dụng của cà phê:
- Trong cà phê có chứa hormone cortisol, epinephrine,… những hoạt chất này có công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường lưu thông máu đến não, chống căng thẳng, tăng cường nhịp tim, từ đó giúp người uống có một tinh thần phấn chấn sảng khoái.
- Caffeine trong cà phê cũng có tác động rất lớn tới hệ thần kinh, mắt và các tri giác của con người, khiến cơ thể trở nên nhạy bén hơn, hoạt động thần kinh mạnh mẽ và tỉnh táo hơn.
- Nhờ có khả năng này, cà phê trở thành thức uống thường xuyên được lựa chọn của những người phải làm việc trí óc, những người lỡ có 1 đêm mất ngủ và cần lấy lại sự tỉnh táo trước ngày dài làm việc.
2. Uống cà phê có đau dạ dày không?
Cà phê là một trong những loại thức uống có mùi hương quyến rũ, vị đắng ngọt và đặc biệt là có khả năng khiến những bộ óc trì trệ nhất cũng phải tỉnh táo trở lại. Vậy đau dạ dày uống cà phê có được không? Câu trả lời là người đau dạ dày (đau bao tử) không nên uống cà phê bởi những lý do sau:
- Làm tăng axit dạ dày: Axit clohidric là một trong những chất quan trọng giúp xúc tác và tăng cường biến đổi để lượng thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi người bị đau dạ dày uống cà phê, thành phần caffeine trong loại thức uống này sẽ không ngừng kích thích tăng tiết lượng axit clohidric ngày càng nhiều, khiến những tổn thương niêm mạc dạ dày khó lành, gây ra đau dạ dày tá tràng, đại tràng.
- Dễ gây loét dạ dày: Chính khả năng kích thích tăng tiết axit dạ dày của cà phê sẽ khiến môi trường trong dạ dày mất cân bằng, có tính axit cao hơn bình thường, dễ sinh ra loét dạ dày.
- Làm mất nước và khoáng chất: Nếu người đau dạ dày uống cà phê với liều lượng lớn sẽ dẫn đến tăng dịch cơ thể qua thận, đi tiểu nhiều lần gây mất nước cũng như các dưỡng chất cần thiết của cơ thể.
- Ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng chất: Bên cạnh gây mất nước, hàm lượng caffein trong loại thức uống này cũng làm giảm đi khả năng giữ magie, canxi, kẽm cùng nhiều khoáng chất quan trọng khác. Đây điều là những khoáng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe dạ dày cũng như của toàn cơ thể.
- Gia tăng sự căng thẳng: Thành phần norepinephrine và epinephrine khi uống cà phê tạo thành sẽ làm gia tăng căng thẳng, ức chế quá trình tiêu hóa khiến các vấn đề về dạ dày càng thêm nghiêm trọng hơn. Caffeine trong cà phê gây nên cảm giác tỉnh táo ảo. Nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm gia tăng sự căng thẳng.
- Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa: Acid chlorogenic được tạo thành khi uống cà phê, đặc biệt là lúc bụng đói gây ra các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu,…
- Viêm niêm mạc dạ dày: Khi người đau dạ dày uống cà phê, hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao cũng khiến niêm mạc dạ dày hình thành thêm nhiều vết loét, những ổ viêm gây ra các cơn đau kéo dài và tình trạng trào ngược dạ dày.
- Cà phê tác động lên cơ thể như thuốc lợi tiểu: Tanin có trong cà phê cũng được xem là chất lợi tiểu rất mạnh, khiến cơ thể và dạ dày bị mất nước.
Từ những tác hại đối với dạ dày khi uống cà phê được nêu trên thì câu hỏi: đau bao tử uống cà phê được không đã được trả lời rồi phải không nào. Chúng ta có thể kết luận chính xác rằng người bị đau dạ dàng không nên uống cà phê.
>> Tìm hiểu thêm:
3. Nên uống nước gì thay cafe?
Người bị đau dạ dày uống nước gì để thay thế cafe mà không làm hại tới dạ dày mà không lo bị “nhạt mồm nhạt miệng” vì chỉ uống nước lọc. Cùng xem chi tiết các loại nước uống sau đây.
3.1 Uống nước ép cà rốt
Đau dạ dày uống cà phê có hại thì bạn có thể uống nước ép cà rốt thay thế. Bởi trong nước ép cà rốt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A cũng các dưỡng chất khác mang tính kiềm, giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày từ đó làm làm giảm đi triệu chứng trào ngược acid dạ dày.
Cách làm: Cà rốt sau khi được rửa thật sạch đem cắt khoanh và luộc chín với vài lá bạc hà (cần lưu ý không vỏ để tránh làm mất đi nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng). Sau khi luộc xong đem ép lấy nước uống khi còn nóng.
Mỗi tuần nên uống nước ép cà rốt từ 2-3 lần, tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể gây ra tình trạng vàng da.
3.2 Uống nước gạo rang
Nước gạo rang từ lâu đã được xem như một bài thuốc có công dụng làm giảm cơn đau dạ dày, ngăn chặn tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Cách làm: Đem gạo lứt vào chảo rang đến khi có mùi thơm. Lấy gạo đã rang hòa cùng nước nấu đến khi nào gạo nở hết tình tắt bếp. Cuối cùng chắt lấy phần nước đem uống.
Mỗi ngày bạn nên uống 1 ly nước gạo lứt rang vào buổi sáng nhé.
3.3 Nước giấm táo
Nước giấm táo giúp cân bằng lượng acid dịch vị trong dạ dày, từ đó làm giảm đi hiện tượng ợ nóng và ợ chua cũng như các cơn đau dạ dày.
Cách làm: Mỗi lần dùng hòa tan 1 muỗng giấm táo, 1 muỗng cà phê mật ong rừng nguyên chất cùng 1 ly nước ấm sau đó khuấy đều.
Mỗi ngày nên uống nước giấm táo này sau bữa ăn 30 – 45 phút.
3.4 Nước ép thì là
Hàm lượng vitamin C, vitamin B3, mangan, kali, chất xơ,… có trong thì là sẽ làm giảm đi các cơn đau dạ dày, triệu chứng ợ hơi, hội chứng ruột kích thích,…
Cách làm: Cho 100g hạt thì là vào cùng 200ml nước, đun sôi khoảng 15-20 phút thì tắt bếp.
Nên uống nước thì là mỗi ngày 2 lần sau các bữa ăn chính 30 phút.
Bây giờ bạn đã biết đau dạ dày uống cà phê không được thì có nước gì thay thế chưa?
3.5 Nước ép đu đủ
Trong quả đu đủ có chứa nhiều vitamin như B1, B2, cùng nhiều acid gây men và khoáng chất quan trọng giúp làm giảm những cơn đau dạ dày mãn tính, tăng cường nhu động ruột giúp quá trình tiêu thụ thức ăn diễn ra tốt hơn.
Cách làm: Đu đủ chín sau khi gọt vỏ, loại bỏ hạt đem cho vào máy ép để ép lấy nước uống.
Bạn nên uống 1 cốc nước ép đu đủ sau mỗi bữa ăn sáng mỗi ngày.
3.6 Sinh tố chuối
Chuối là một trong những loại thực phẩm rất thân thiện với người bị đau dạ dày, loại thực phẩm này có tác dụng làm trung hòa hàm lượng axit dịch vị, từ đó giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
Cách làm: Đem 1-2 quả chuối chín đã gọt sạch vỏ vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Nên dùng sinh tố chuối mỗi tuần 1-2 lần sau các bữa ăn trưa.
3.7 Giấm gạo
Bị đau dạ dày uống cà phê không được thì uống nước gì? Giấm gạo chính là một trong những câu trả lời. Bởi trong thành phần của giấm gạo có chứa đến 16 loại axit hữu cơ cùng hơn 20 loại axit amin quan trọng khác giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và dạ dày cho người dùng.
Cách làm: Cho 1 muỗng giấm gạo hòa cùng 50ml nước ấm, khuấy đều để tạo thành một loại nước uống.
Nên dùng nước giấm gạo mỗi tuần 2 lần. Lưu ý nên dùng sau bữa ăn chính của ngày, không uống lúc bụng đói.
3.8 Trà gạo
Gạo là một trong những loại thực phẩm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe người dùng nói chung và dạ dày nói riêng. Dùng trà gạo vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cung cấp năng lượng, bổ sung dưỡng chất, làm giảm co thắt dạ dày.
Cách làm: Gạo trắng cho vào chảo rang sơ đến khi có mùi thơm nhẹ thì tắt bếp. Phần gạo đã gang này cho vào bình trà, đậy nắp kín khoảng 20 phút thì có thể dùng được. Bạn nên uống trà gạo vào mỗi buổi sáng để tăng cường sức khỏe đường ruột.
- Đau Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không?
- Đau Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Đậu Nành Không? [GIẢI – ĐÁP]
- [HỎI – ĐÁP] Đau Dạ Dày Uống Nước Mía Được Không?
Bài viết trên đã giúp bận giải đáp được câu hỏi: “Đau dạ dày uống cà phê được không“. Nếu bạn đang là một tín đồ của cà phê và phải đối diện với những cơn đau dạ dày dai dẳng, hãy lên kế hoạch tìm một loại đồ uống thay thế trong các món được kể trên. Thường xuyên truy cập vào https://cumargoldnew.com/ để cập nhật những thông tin mới nhất nha!