Nhịn ăn đau dạ dày – Cảnh báo nguy hiểm từ việc nhịn ăn
-
Ngày đăng:
18/06/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
319
Nội dung bài viết
ToggleNhiều người có thói quen nhịn ăn thái quá để giữ dáng dẫn đến việc sinh bệnh. Nhịn ăn đau dạ dày là một tình trạng mà khá nhiều người gặp phải sau khi nhịn ăn một thời gian dài. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tác hại của việc nhịn ăn ảnh hưởng đau dạ dày
Thực hư về việc tại sao nhịn ăn đau dạ dày? Dạ dày là bộ phận quan trọng hàng đầu của bộ máy tiêu hóa. Dạ dày làm nhiệm vụ chứa và nghiền cơ học thức ăn, giúp thức ăn được thấm đều dịch vị và sẵn sàng cho quá trình tiêu hóa tại ruột. Các loại thức ăn mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của dạ dày. Do đó, việc nhịn ăn sẽ trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh đau dạ dày nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Viêm loét dạ dày: Dù bạn nhịn ăn hay ăn uống đầy đủ thì dạ dày vẫn duy trì cơ chế sản xuất ra một lượng axit nhất định để tiêu hóa thức ăn. Khi nhịn ăn, lượng axit này sẽ trở nên dư thừa và quay sang làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra chứng viêm loét dạ dày.
- Viêm hang vị dạ dày: Viêm hang vị dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị trầy xước, viêm hoặc tổn thương do vi khuẩn tại vị trí của hang vị. Khi ăn quá đói, lượng axit tiết ra sẽ đọng ở bờ cong lớn của dạ dày – vị trí hang vị, làm gia tăng nguy cơ viêm loét hang vị.
- Viêm loét hành tá tràng: Hành tá tràng là đoạn đầu tiên của tá tràng, là nơi chịu nhiều tác động của axit dạ dày. Nhịn nhịn đói, axit dư thừa sẽ tác động lên khu vực này và gây viêm đau.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Tương tự như những nguyên nhân trên, khi không có thức ăn để tiêu hóa, lượng axit được sản xuất dư sẽ vượt quá sức chịu đựng của dạ dày. Dạ dày bị kích ứng sẽ co bóp, đẩy các dịch trong dạ dày ngược lên thực quản, gây ra chứng trào ngược dạ dày, ợ chua… bất thường.
- Xuất huyết dạ dày: Nếu bị viêm loét dạ dày, tá tràng do nhịn ăn nhưng không được điều trị kịp thời, rất có thể bệnh sẽ chuyển hóa thành chứng xuất huyết dạ dày, khiến bệnh nhân ói ra máu hoặc thải ra phân có màu đen.
>> Tìm hiểu thêm:
2. Cách khắc phục việc nhịn ăn đau dạ dày
Vậy chúng ta có thể làm gì để việc nhịn ăn hoặc giảm ăn mà không gây ra tác động xấu tới dạ dày?
2.1 Thay đổi thói quen ăn uống
Xây dựng cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết trong việc giữ gìn sức khỏe hệ tiêu hóa và dạ dày. Bạn nên tập thói quen ăn uống theo mốc thời gian cố định, không ăn quá nhiều vào buổi tối vì đây là lúc dạ dày cần nghỉ ngơi.
Ngoài ra, bạn nên tập ăn từ tốn, nhai kỹ để nghiền nhỏ thức ăn, giúp giảm tải áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Nhai kỹ giúp bạn tiêu hóa hiệu quả hơn và cũng ngăn tình trạng ăn quá nhanh và quá nhiều, khiến dạ dày bị quá tải.
Bạn cũng chỉ nên ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không ăn các loại thực phẩm đã bị hỏng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn…
Vậy để khắc phục tình trạng nhịn ăn đau dạ dày các bạn nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày để tránh bị bệnh về đau dạ dày.
2.2 Không để bụng quá đói
Bạn nên ăn lượng thức ăn vừa đủ để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tuyệt đối không để bụng quá đói thường xuyên. Bạn có thể giãn các bữa ăn ra và ăn ít hơn mỗi bữa, chứ không nên để bụng đói cả ngày sẽ rất có hại.
2.3 Ăn đúng bữa trong ngày
Việc ăn không đúng bữa là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhịn ăn đau dạ dày. Theo các bác sĩ, thời điểm thích hợp nhất để ăn bữa sáng là từ 7 đến 8 giờ, cách lúc thức dậy khoảng 30 phút. Thời điểm vàng cho bữa trưa là 12 giờ 30 cho đến 14 giờ. Thời gian dùng bữa tối lành mạnh là từ 18 giờ đến 21 giờ, nếu ăn muộn cũng không nên ăn quá 22 giờ đêm.
Trước khi đi ngủ, nếu cảm thấy đói, bạn có thể ăn một vài chiếc bánh quy và uống sữa ấm, tránh các món ăn nặng nề, món ăn cay nóng…
2.4 Khi đang đói không nên tránh những gì?
Để tránh việc nhịn ăn đau dạ dày thì khi đang đói các bạn không nên làm những việc sau:
- Bạn tuyệt đối không được ăn khoai lang vì loại khoai này chứa các chất kích thích tiêu hóa không tốt.
- Bạn cũng không nên ăn thực phẩm có tính axit cao như các món ăn chua, cà pháo, giấm mẻ, cam, chanh, khế, bưởi…
- Không nên dùng đồ ăn đông lạnh như thịt nguội, pate, lạp xưởng… Không nên ăn các loại thịt đỏ vì chúng gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
- Không nên ăn cà chua hay quả hồng vì chúng có chứa nhiều axit tannic và nhựa pectin gây loét, thủng, kết sỏi dạ dày.
- Ngoài ra, khi đói, bạn cũng không nên ăn chuối vì lúc này hàm lượng magie cao trong chuối sẽ làm hệ tim mạch bị mất cân bằng…
2.5 Hạn chế ăn các loại đồ uống không tốt
Để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, bạn cũng không nên uống các loại thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, bia rượu, vv…
Vừa rồi là một số điều cần lưu ý về việc nhịn ăn đau dạ dày cũng như một số cách phòng và trị bệnh hiệu quả. Hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng những điều này để giúp dạ dày cùng hệ tiêu hóa của bản thân luôn luôn khỏe mạnh.
>> Tìm hiểu thêm: