Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em : 5 điều cơ bản cần biết
-
Ngày đăng:
19/02/2019 -
Lần cập nhật cuối:
18/07/2020 -
Số lần xem
272
Nội dung bài viết
ToggleNhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Xem thêm:
- Bé 7 tuổi bị đau dạ dày – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Viêm loét dạ dày ở trẻ em – Cảnh báo 6 dấu hiệu phụ huynh nên chú ý
- Vi khuẩn HP có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta
1. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em
Đa số mọi người bị nhiễm vi khuẩn HP trong nhiều năm mà không hay biết, vì chưa có bất kì triệu chứng nào. Chỉ đến khi nó gây ra viêm loét thì mới biết.
Các triệu chứng và cường độ của triệu chứng là khác nhau ở mỗi người. Điểm chung duy nhất là đau bụng, thường là 2-3 giờ sau bữa ăn hoặc vào ban đêm.
Ngoài ra, trẻ bị nhiễm HP còn có thể có những biểu hiện khác như :
- Đầy hơi, ợ nóng.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Ăn mất ngon.
- Sụt cân.
- Nôn ra máu hoặc phân đen (do xuất huyết trong dạ dày hoặc tá tràng).
Những triệu chứng này nhìn chung không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở hệ tiêu hóa khác.
2. Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Có rất nhiều trường hợp người bệnh tự khỏi sau một thời gian mà không cần phải điều trị gì cả. Nhưng cũng khi, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Tạo một lỗ thủng trong dạ dày.
- Chảy máu trong dạ dày, tá tràng.
- Làm tắc nghẽn.
Những người lớn tuổi thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với trẻ em và thanh niên. Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em thường ít khi gây ra nhiễm trùng.
Vi khuẩn này có thể gây viêm nhẹ nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng nặng. Trường hợp bị nhiễm trùng do HP, dù đã khỏi bệnh nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày về sau.
3. Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em
Khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, bạn nên cho trẻ em đi khám. Muốn biết chắc chắn nhiễm bệnh hay không và hướng điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành một vài thủ tục y tế :
- Xét nghiệm máu : Kiểm tra các kháng thể.
- Kiểm tra mẫu phân : Dùng kính hiển vi và một vài thí nghiệm nhỏ : để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn.
- Kiểm tra hơi thở : Kiểm tra lượng ure khi cho trẻ uống một lượng chất lỏng.
Xem thêm: Chỉ số vi khuẩn HP trong test hơi thở có chính xác không?
Soi và sinh thiết : dùng một dây ống có camera để quan sát lớp niêm mạc, vết loét ở thực quản, dạ dày và tá tràng. Đồng thời sẽ lấy một mẫu mô sinh thiết để kiểm tra.
Nếu trẻ được chẩn đoán là nhiễm bệnh này, các thành viên trong gia đình cũng nên đi khám vì bệnh này dễ lây nhiễm.
4. Chăm sóc và điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em
Phác đồ điều trị HP cho trẻ em :
- Quá trình điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em phụ thuộc tuổi, tình trạng sức khỏe của trẻ, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường bác sĩ sẽ kê cho thuốc kháng sinh (một hoặc nhiều loại).
- Trẻ em thường sẽ lấy Amoxicillin (kháng sinh) 50 mg / kg chia làm nhiều lần, 2 lần/ ngày (tối đa lên tới trên 1 gram mỗi ngày 2 lần) trong 14 ngày. Hoặc thêm Biaxin :15 mg / kg, chia hai lần mỗi ngày (tối đa lên tới 500 mg 2 lần/ ngày) trong 14 ngày.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể được kê dùng các thuốc sau :
- H2-bloker : Ngăn chặn histamine, giảm lượng axit trong dạ dày.
- Thuốc ức chế bơm proton : Ngăn chặn tiết axit trong dạ dày.
- Một số thuốc bảo vệ dạ dày : Tạo ra các lớp lót xếp chồng bảo vệ dạ dày khỏi axit, đồng thời diệt vi khuẩn.
- Bệnh này có thể tái nhiễm một lần nữa do vậy bạn cần cho bé đi khám lại sau 1 tháng.
Chăm sóc trẻ bị nhiễm HP :
- Trẻ bị nhiễm HP thường được chăm sóc tại nhà, dưới đây là một mẹo giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn :
- Rửa tay cho bé thường xuyên để ngăn ngừa lây nhiễm.
- Chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ.
- Hạn chế tiếp xúc nước bọt với bé bằng cách : tránh hôn, tránh dùng chung đồ ăn, bàn chải đánh răng,…
- Uống trà xanh : Chứa lượng cao chất polyphenol – ức chế sự sản sinh H. pylori.
- Bổ sung probiotics : Giúp giảm mật độ của các vi khuẩn có hại trong đó có HP. Probiotics có nhiều trong sữa chua, kim chi.
- Tăng cường vitamin C để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nó có nhiều trong cam chanh, dưa đỏ, bắp cải, ớt đỏ, ổi,…
- Ăn nhiều bông cải xanh : Mặc dù không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn H. pylori song các nghiên cứu cho thấy nó giúp giảm số lượng đáng kể vi khuẩn này.
5. Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp
Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa vi khuẩn hp do đó để phòng ngừa lây nhiễm, bạn và trẻ cần có thói quen ăn uống và vệ sinh tốt. Cụ thể là :
- Nấu chín thức ăn, làm sạch thức ăn trước khi chế biến.
- Nên uống nước đun sôi để nguội.
- Rửa tay thường xuyên.
- Tránh đến những nơi mất vệ sinh.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Xem thêm: