Skip to main content

Nhiễm vi khuẩn hp có gây ngứa không?

  • Ngày đăng:

    16/09/2019
  • Lần cập nhật cuối:

    17/07/2023
  • Số lần xem

    326

Hiện nay số lượng người nhiễm vi khuẩn HP chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, nhiều người bệnh thắc mắc vi khuẩn HP có gây ngứa không. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc về chủng vi khuẩn này.

Xem thêm:

1. Vi khuẩn hp có gây ngứa không?

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori, đây là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường axit dạ dày. Chủng vi khuẩn này sẽ tiết ra các độc tố làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, bào mòn niêm mạc gây tổn thương dạ dày.

Vi khuẩn HP là một xoắn khuẩn Gram âm. Nhiều người thường có quan niệm vi khuẩn HP cũng như một số loại vi khuẩn khác trên bề mặt da gây ra tình trạng ngứa ngáy và dị ứng. Tuy nhiên các bác sĩ cho biết người bệnh khi bị nhiễm vi khuẩn hp thường không có triệu chứng ngứa ngáy hay nổi mẩn mà thường có các dấu hiệu sau đây:

  • Đau rát vùng thượng vị
  • Nôn, buồn nôn
  • Chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi
  • Ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu ..
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Rối loạn tiêu hóa mà không rõ nguyên nhân
  • Hôi miệng

Chính vì thế người bệnh không nên quá lo lắng vi khuẩn HP có gây ngứa không vì triệu chứng ngứa do nhiễm vi khuẩn HP là rất ít và gần như là không có.

Xem thêm:

Hình ảnh minh họa vi khuẩn HP
Vi khuẩn hp là một trong những nguyên nhân chính của bệnh đau dạ dày

2. Làm thế nào để biết bị nhiễm vi khuẩn hp

Vi khuẩn hp không gây ngứa hay triệu chứng đặc trưng nào. Vậy làm sao để nhận biết bạn đã bị nhiễm HP? Cách tốt nhất là đến cơ sở y tế để xét nghiệm. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng những phương pháp dưới đây:

Phương pháp nội soi:

Với phương pháp này các bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ có gắn camera để luồn qua thực quản vào dạ dày và tá tràng nhằm nội soi dạ dày và xác định các vị trí bị viêm loét.

Khi nội soi các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP. Cho mẫu thử tiếp xúc với hóa chất để theo doi hiện tượng, nếu mẫu thử đổi màu chứng tỏ bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP

Test hơi thở:

Phương pháp này cho hiệu quả chẩn đoán cao lên tới 98%. Bệnh nhân sẽ được uống Ure 14c, nếu như có vi khuẩn HP, ure sẽ bị chuyển thành CO2 trong không khí, khi thở ra sẽ biết được mức độ nhiễm vi khuẩn HP.

Chi tiết xem:

Xét nghiệm phân của người bệnh:

Vi khuẩn có thể tồn tại trong phân của người bệnh, chính vì thế thông qua xét nghiệm phân, các bác sĩ có thể xác định được người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Các bác sĩ trực tiếp lấy mẫu phân từ trực tràng hoặc tự thu thập mẫu phân tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Sau đó các bác sĩ sẽ cho một số chất tạo màu và hóa chất vào mẫu phân. Nếu như mẫu phân chuyển thành màu xanh dương người bệnh sẽ bị nhiễm vi khuẩn HP.

Xét nghiệm máu:

Dựa trên kết quả xét nghiệm máu các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cơ thể bạn có kháng thể HP hay không.

Tuy nhiên phương pháp xét nghiệm máu không phải là phương pháp tối ưu nhất vì một số trường hợp kháng thể HP có trong máu suy giảm quá chậm dẫn tới vi khuẩn HP, mặc dù đã được tiêu diệt hết nhưng kết quả kiểm tra nồng độ kháng thể HP vẫn còn.

Xem thêm: Đau dạ dày nên đi khám ở đâu? Top 15 địa chỉ khám đau dạ dày tốt nhất

Phương pháp xét nghiệm test hơi thở
Phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn HP

3. Cần làm gì khi biết bị nhiễm khuẩn HP

Ở phần 1 bạn đã biết vi khuẩn HP có gây ngứa không, phần này chúng sẽ tìm hiểu về cách điều trị và chế độ sinh hoạt phù hợp để giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả.Ngoài ra người bệnh cần chủ động phòng tránh để không làm lây nhiễm vi khuẩn HP sang những người xung quanh.

3.1. Tiêu diệt vi khuẩn hp

Các bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị diệt vi khuẩn HP để tiêu diệt vi khuẩn HP. Thông thường phác đồ điều trị vi khuẩn HP sẽ có sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc giảm tiết axit.

Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để có thể tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn HP

Xem thêm: Điều trị vi khuẩn hp bao lâu? Câu trả lời chuẩn xác

3.2. Chế độ ăn uống

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Hoạt chất có trong những đồ uống này sẽ làm phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP xâm nhập và phá hủy môi trường niêm mạc dạ dày
  •  Tránh thực phẩm cay nóng, thực phẩm có tính axit cao, thực phẩm chiên xào, đồ ăn sẵn, chứa nhiều chất béo,… Những thực phẩm này sẽ khiến dạ dày phải làm việc vất vả để tiêu hóa thức ăn, làm tăng acid dịch vị dạ dày, giúp vi khuẩn HP dễ dàng tấn công, phá hủy niêm mạc dạ dày
  • Ăn chín uống sôi: hạn chế ăn thức ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh, nên ăn những thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Hạn chế ăn đồ ăn sống và thức ăn lên men như: gỏi, rau sống, mắm tôm,… Những thực phẩm này thường không đảm bảo vệ sinh, làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP
  • Bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất: giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn HP
  • Nên ăn thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa: nước ép cam việt quất, mầm cải xanh, yến mạch, lúa mạch, gạo lứt,… giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày, giảm những tổn thương ở niêm mạc dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP từ đó giúp hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP hiệu quả.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu Probiotic: sữa chua, giấm táo nguyên chất, bơ, phô mai, socola đen,… giúp duy trì sức khỏe đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và đặc biệt giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả

Xem thêm:

Chế độ ăn cho người bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP
Chế độ ăn cho người bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP

3.3. Chế độ sinh hoạt

  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao: Để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài, giúp việc điều trị vi khuẩn HP đạt hiệu quả cao nhất
  • Tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh: để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại đặc biệt là vi khuẩn HP
  • Không nên dùng chung bát đũa: dùng chung bát nước chấm, dùng riêng ly, cốc, đồ dùng vệ sinh cá nhân để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP sang những người xung quanh
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, sắp xếp công việc khoa học hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi
  • Nghỉ ngơi, tránh làm việc và vận động mạnh sau khi ăn: để không làm cản trở hoạt động tiêu hóa của dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển.

Trên đây là lời đáp cho thắc mắc vi khuẩn hp có gây ngứa không mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn. Người bệnh khi bị nhiễm vi khuẩn hp thường không có triệu chứng ngứa ngáy hay mẩn ngứa như nhiều người vẫn nghĩ. Chính vì thế người bệnh không nên quá lo lắng mà cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị

Tổng đài miễn cước
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Mua hàng online
nhận hàng tại nhà
Danh sách nhà thuốc gần bạn nhất
Nhận thông báo
Thông báo
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

1