Vi Khuẩn HP Có Gây Ung Thư Không? [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT]
-
Ngày đăng:
17/09/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
210
Nội dung bài viết
ToggleKhi biết cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP, nhiều người tỏ ra lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không, nguy hiểm như thế nào. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phần nào giải đáp thắc mắc đó, cũng như cách phòng ngừa chủng vi khuẩn nguy hiểm này
>> Xem thêm:
1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP
Trước khi tìm hiểu vi khuẩn HP có gây ung thư không, bạn cần tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của chủng vi khuẩn này. Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Chúng là một loại xoắn khuẩn gram âm, có khả năng tồn tại được trong niêm mạc dạ dày bất chấp nồng độ acid đậm đặc tại đây.
Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tiết ra các độc tố để trung hòa acid, làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, bào mòn niêm mạc gây tổn thương dạ dày. Chính điều này gây ra các rối loạn trong hoạt động của dạ dày và sinh ra nhiều bệnh viêm loét phức tạp.
Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua sinh hoạt, qua những dụng cụ ăn uống hàng ngày,…
2. vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày không?
Câu trả lời là: Có. Vi khuẩn HP có gây ung thư. Trên thực tế, vi khuẩn HP được xếp trong nhóm những tác nhân hàng đầu gây ra ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai bị nhiễm vi khuẩn HP cũng có thể bị ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP gây ung thư như thế nào?
Theo PGS Phạm Duy Hiển – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K: “Cũng như nhiều loại sinh vật khác, vi khuẩn HP có nhiều chủng khác nhau. Theo công trình nghiên cứu của bệnh viện K, hiện nay có tới 200 chủng vi khuẩn HP. Tuy nhiên, chỉ những chủng vi khuẩn có độc lực cao mang gen CagA mới có khả năng gây ung thư dạ dày. Độc tính CagA có trong các chủng vi khuẩn này sẽ làm thay đổi cấu trúc của các tế bào dạ dày và khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào các tế bào dạ dày. Khi tiếp xúc lâu dài với chất độc này khiến dạ dày bị mãn tính”
Hiện nay có tới 80% người trên 50 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng gây ra ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 1% những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư. Các công trình nghiên cứu khoa học cho rằng 1 số chủng vi khuẩn HP mang độc tính CagA có khả năng gây ung thư cao.
Tiếp xúc lâu với độc tính này, dạ dày sẽ bị viêm mãn tính. Không chỉ vậy, với khả năng bất hoạt các protein ức chế khối u, các chủng vi khuẩn HP mang độc tính CagA làm tăng nguy cơ ung thư cho người bệnh.
3. Cách phòng ngừa vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có gây ung thư không còn phụ thuộc vào cách phòng ngừa loại khuẩn HP này. Để phòng ngừa loại khuẩn này các bạn nên thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt thật khoa học. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống hợp lý, lên thực đơn khoa học
- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì bạn cần cách ly; không dùng chung bát đũa, bát nước chấm; dùng riêng ly, cốc, đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn, hạn chế ăn thức ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh
- Xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học hợp lý, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn HP
- Bổ sung Nano curcumin giúp ức chế sự 65 chủng vi khuẩn HP ngay cả khi kháng sinh đã kháng kháng sinh nên có thể giúp bạn loại trừ nguy cơ bị HP tấn công từ sớm. Bên cạnh đó, làm tăng yếu tố bảo vệ dạ dày, giúp cơ thể chống lại các tác động xấu do HP gây ra.
- Hạn chế ăn đồ ăn sống và thức ăn lên men như: gỏi, rau sống, mắm tôm,… Những thực phẩm này thường không đảm bảo vệ sinh, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt là vi khuẩn HP
- Không nên để bụng quá no hoặc quá đói, không lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn có tính axit cao.
Tạo thói quen tốt với một chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học:
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
- Hạn chế căng thẳng mệt mỏi, nên tìm cách cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để không bị căng thẳng quá mức
- Vệ sinh cá nhân bằng việc rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi vệ sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại đặc biệt là vi khuẩn HP
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài
- Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ
>> Xem thêm:
Trên đầy là lời đáp cho thắc mắc vi khuẩn HP có gây ung thư không? Mặc dù vi khuẩn HP là một trong những tác gây ung thư dạ dày nhưng không phải ai nhiễm HP cũng bị ung thư dạ dày. Vì vậy các bạn không nên quá lo lắng mà cần làm theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tiêu diệt triệt để khuẩn HP.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!