Đau dạ dày khi đói – Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
-
Ngày đăng:
31/07/2019 -
Lần cập nhật cuối:
17/07/2023 -
Số lần xem
206
Nội dung bài viết
ToggleĐau dạ dày khi đói là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Các cơn đau tái diễn nhiều lần không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược mà nó còn là triệu chứng báo hiệu rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để hiểu thêm về bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay trong những thông tin dưới đây nhé!
1. Các biểu hiện đau dạ dày khi đói là gì
Không chỉ là các cơn đau xuất hiện tại dạ dày, đau dạ dày lúc đói còn kèm theo hàng loạt các biểu hiện mà bạn nên quan tâm, lưu ý để có thể sớm nhận biết chúng.
1.1 Đau vùng thượng vị
Đau vùng thượng vị là biểu hiện rõ nhất của bệnh đau dạ dày khi đói. Các cơn đau này có thể âm ỷ hoặc dữ dội, đau quặn khiến người bệnh đứng ngồi không yên. Ngoài ra, chúng cũng có thể bao gồm cảm giác đau rát hoặc cồn cào ở phía bụng trên, vùng ức. Tình trạng đau vùng thượng vị này sẽ chỉ xuất hiện khi đói hoặc ăn quá no.
1.2. Cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược
Hiện tượng chán ăn có thể do cơ thể mệt mỏi. có thể là một trong những biểu hiện của tình trạng đau dạ dày lúc đói. Khi các cơn đau này xuất hiện, nó khiến bệnh nhân mệt mỏi và không còn muốn nạp thức ăn. Lúc này dạ dày ngừng tiết dịch vụ khiến bệnh nhân có cảm giác miệng đắng, chán ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên suy nhược cơ thể, giảm sút cân một cách nhanh chóng.
1.3 Ợ hơi, ợ chua và chướng bụng
Ợ hơi, ợ chua kèm chướng bụng là dấu hiệu đau dạ dày khi đói thường gặp ở rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, do tính chất của biểu hiện này không quá nghiêm trọng nên nó thường không được chú ý.
Nếu tự nhiên mà bạn bị chướng bụng và xuất hiện tình trạng ợ hơi liên tục thì cần đi thăm khám ngay. Đặc biệt hãy chú ý xem có hiện tượng ợ chua hay không bởi nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến người bệnh có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt ở miệng.
1.4 Rối loạn tiêu hóa
Khi bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa là tình trạng tất yếu, không thể tránh khỏi, thường xảy ra ở các bệnh nhân. Có thể là hiện tượng bị tiêu chảy, đi phân sống hoặc táo bón, gây mệt mỏi. Do đó nếu cảm thấy, chứng rối loạn tiêu hóa thường xuyên tái đi tái lại người bệnh nên chú ý kiểm tra các vấn đề về đường tiêu hóa khi bị đau dạ dày khi đói
1.5 Cảm giác đầy bụng trên sau khi ăn
Ở phần lớn các trường hợp, ban đầu những biểu hiện của đau dạ dày lúc đói thường chỉ xuất hiện dưới dạng là việc đầy bụng và sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu đ quá lâu chúng có thể diễn biến thành các biểu hiện nặng hơn với mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân cần hết sức chú ý đến biểu hiện lạ của cơ thể không nên để bệnh nặng mới khám và dùng thuốc.
2. Nguyên nhân đau dạ dày lúc đói
Đau vùng dạ dày là triệu chứng bệnh lý mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên các cơn đau này lại thường dễ bị bỏ qua. Chỉ đến khi chúng kèm theo những triệu chứng như sôi bụng, ợ chua, ợ hơi và những cơn đau âm ỉ, dữ dội khiến người mắc phải vô cùng khó chịu thì người bệnh mới quan tâm đến.
Quá trình vận hành của dạ dày xảy ra khi acid dịch vị và co bóp để tiêu hóa thức ăn. Chúng lặp đi lặp lại theo chu trình được lập trình sẵn và giúp thức ăn được nghiền nát, hấp thu, trở thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Tuy nhiên, nếu như dạ dày xảy ra tình trạng bất ổn thì qui trình này sẽ trở nên rối loạn. Cụ thể, lượng dịch vị sẽ tiết ra nhiều hoặc ít hơn nhu cầu cần thiết, kích thích các hoạt động co bóp mạnh hay yếu của dạ dày. Đây chính là một trong những tác nhân gây nên cơn đau dạ dày khi đói.
Trong trường hợp axit dạ dày tiết ra ít hơn nhu cầu cần thiết của dạ dày sẽ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm trễ, không hiệu quả, Từ đó khiến thức ăn ứ đọng lâu hơn trong dạ dày, tích tụ lâu ngày hoặc qua nhiều bữa ăn sẽ gây nên tình trạng chướng bụng, khó tiêu, và thường chỉ xuất hiện sau khi ăn no.
Khi acid dạ dày tiết nhiều hơn thông thường, lượng chất này sẽ gây hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây nên các ổ viêm hoặc loét dạ dày. Đặc biệt là khi bệnh nhân để tình trạng bụng đói (thường là lúc sáng sớm hay tối muộn) sẽ khiến dịch vị trong dạ dày vẫn liên tục tiết ra mà không có đối tượng để tiêu hóa. Lúc này các cơn co thắt dạ dày mạnh sẽ gây nên tình trạng đau dạ dày lúc đói. Các cơn đau dạ dày lúc đói có thể xảy ra bất chợt. Đôi khi chúng đi kèm với cảm giác nôn nao, cơ thể mệt mỏi, không có năng lượng để học tập và làm việc.
>> Tìm hiểu thêm:
- Nguyên nhân gây dạ dày sau sinh là gì?
- Bị đau dạ dày nên uống nước gì?
- Cách trị đau bao tử tại nhà hiệu quả
3. Đau dạ dày khi đói là biểu hiện của bệnh gì?
Phần lớn các bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày lúc đói đều nghĩ rằng đó đơn thuần là phản ứng đói của dạ dày. Chính vì vậy họ thường chỉ tìm cách bù đắp thức ăn mà không biết rằng các cơn đau này cũng là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh. Cụ thể:
3.1 Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày được hiểu là tình trạng acid trong dạ dày tiết quá nhiều dẫn đến sự dư thừa, các acid này sẽ tác dụng lên lớp niêm mạc dạ dày, bào mòn và khiến dạ dày xuất hiện các ổ viêm. Theo kiến thức của mô học, kích thước của vết viêm khoảng 0.5cm và có thể lớn hơn khi tình trạng này diễn ra lâu. Tùy thuộc vào vị trí thương tổn của lớp niêm mạc mà bệnh có thể có nhiều tên gọi khác như: viêm loét hang vị, viêm loét môn vị, tâm vị…
Viêm loét dạ dày có thể sẽ là các cơn đau âm ỷ nhưng đôi khi chúng cũng bao gồm những cơn đau dữ dội phụ thuộc vào ổ viêm, đau dạ dày khi đói nhiều hơn hoặc ăn uống các đồ ăn kích thích.
3.2 Viêm hang vị dạ dày
Viêm hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị bị viêm, loét khiến các mạch máu giãn nở xung huyết vùng niêm mạc dạ dày bị viêm trở nên đỏ hơn các vùng khác. Tình trạng này tương tự với viêm loét dạ dày và chúng đều có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi bởi các cơn đau hành hạ.
3.3 Viêm loét hành tá tràng
Các ổ viêm do dịch vị tác động bào mòn lâu ngày ở tá tràng có thể là nguyên nhân gây nên viêm loét hành tá tràng.
3.4. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng mạnh trong những năm gần đây bởi chính thói quen ăn uống không điều độ của con người. Tình trạng này được hiểu là hiện tượng thức ăn, axit dạ dày , men tiêu hóa, hơi bị đẩy ngược lên thực quản. Các cơn trào ngược này có thể lên họng gây tổn thương thực quản, hầu, họng vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược được các bác sĩ giải thích đó là do sự suy yếu của cơ vòng thực quản. Trong đó, cơ vòng thực quản như một tấm van ngược chiều giúp ngăn cách giữa dạ dày và thực quản. Khi lớp van này không còn được hoạt động nhanh nhạy hoặc suy yếu có thể gây nên tình trạng trào ngược thực quản dạ dày.
Thông thường, tình trạng trào ngược thường xuất hiện vào lúc sáng sớm khi bệnh nhân vừa thức dậy hoặc vào thời điểm đêm khuya khiến cho người bệnh cảm thấy nóng rát vùng thượng vị, vùng đau dạ dày khi đói
3.5 Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét cấp tính hay mãn tính, chảy máu. Tình trạng này được coi là khẩn cấp bởi chúng có thể gây mất máu, thiếu máu, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tình trạng xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thủng dạ dày ở vị trí bất kì. Bệnh nhân sau khi nhận thấy có các biểu hiện như nôn ra máu, đi ngoài ra máu kèm các cơn đau bụng quặn thắt cần cấp cứu nhanh chóng để được phát hiện và xử lý kịp thời trước khi bệnh diễn biến nặng hơn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hoặc để lại di chứng hết sức nặng nề.
4. Cách khắc phục tình trạng đau dạ dày lúc đói
4.1. Không để bụng quá đói
Thói quen ăn khi bụng đã đói là một thói quen có hại đặc biệt là với những bệnh nhân mắc đau dạ dày lúc đói có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Nếu nhịn ăn kéo dài hoặc thường xuyên ăn uống thất thường thì các cơn đau dạ dày sẽ ngày càng trở nặng, tăng dần về tần suất và cả mức độ do lượng dịch vị vẫn tiếp tục được tiết ra mà không có thức ăn để tiêu hóa.
Nếu như người bệnh chủ quan, không quan tâm tới ăn uống đúng giờ bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Chính vì vậy, lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa đó chính là bạn nên giữ cho mình thói quen ăn uống đúng bữa. Đặc biệt với những người bị đau dạ dày thì tuyệt đối không được nhịn ăn sáng để tránh cơn đau dạ dày khi đói bùng phát.
Ở người khỏe mạnh, nên duy trì chế độ ăn với trọng tâm ở bữa sáng và trưa, bữa tối có thể giảm bớt khẩu phần và đặc biệt không nên ăn sau 8 giờ tối.
4.2. Ăn đúng bữa, ăn chậm nhai kỹ
Bên cạnh việc không để bụng đói có thể khiến các cơn đau dạ dày khởi phát, người bệnh cần tạo lập cho mình thói quen ăn đúng bữa để dạ dày có thể sớm thích nghi với lối sống này. Từ đó giúp cho sự vận hành của bộ máy tiêu hóa được diễn ra nhịp nhàng hơn và ổn định hơn.
Trong bữa ăn, nên thực hiện ăn chậm nhai kĩ bởi “nhai kĩ no lâu”, tránh bị cơn đau dạ dày khi đói “hành hạ”. Đặc biệt, không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc xem tivi có thể khiến thức ăn không được nhào nặn kĩ, ảnh hưởng đến dạ dày.
4.3. Đau dạ dày khi đói nên ăn gì?
Với những bệnh nhân vốn mắc bệnh về dạ dày, khi đói cần chú ý đến những thực phẩm hấp thụ vào cơ thể. Chính vì vậy, để xoa dịu cơn đau, người bệnh nên ăn một ít đồ ngọt, đồ ăn dễ tiêu để xoa dịu cơn đói, cơn đau dạ dày cũng vì thế mà thuyên giảm đi ít nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn các thực phẩm tinh bột, ở dạng dễ tiêu hóa như bánh mì, cháo, súp để hấp thụ.
4.4 Đau dạ dày lúc đói nên hạn chế những gì
Khi cơn đau dạ dày lúc đói xuất hiện người bệnh không nên ăn một số thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày như cam, chanh, quýt, bưởi, thuốc lá, rượu, bia, đồ lên men, đồ đóng hộp, đồ uống có ga… Những chất này sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết axit hơn, càng khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên thưởng thức các loại trà bởi chúng có thể khiến các cơn đói cồn cào tái phát, kích thích dịch vị tiết ra acid nhiều hơn.
>> Tìm hiểu thêm:
- Đau Dạ Dày Gây Khó Thở – Nguyên nhân và Cách Điều Trị
- Đau Dạ Dày Xuyên Qua Lưng – Nguyên Nhân và Cách Xử Lý
- 5 Cách Xử Lý Khi Đau Dạ Dày Kèm Theo Sốt
Đau dạ dày khi đói trên thực tế hoàn toàn không hiếm gặp. Vì thế, việc bệnh nhân cần thiết nên trang bị thêm cho mình một số kiến thức sẽ giúp bạn chủ động hơn để phòng ngừa cũng như đối phó nếu mắc phải tình trạng trên là điều mà nhiều bác sĩ khuyến cáo. Hãy giữ cho mình một lối sống lành mạnh để có thể bảo vệ chính dạ dày của mình nhé!