Tìm Hiểu Tình Trạng Đau Dạ Dày Sút Cân
-
Tác giả:
-
Ngày đăng:
05/08/2019 -
Lần cập nhật cuối:
21/10/2023 -
Số lần xem
372
Nội dung bài viết
ToggleCùng với các biểu hiện đầy bụng, ợ hơi thì sút cân cũng là tình trạng mà nhiều người mắc phải khi đau dạ dày. Vậy đau dạ dày sút cân có nguy hiểm hay không? Nên làm gì khi gặp phải tình trạng này? Hãy cùng Cumargold tìm hiểu những thông tin dưới đây để có thể hiểu và ngăn chặn tình trạng đau dạ dày và sụt cân này một cách kịp thời nhé!
1. Tại sao đau dạ dày lại sút cân?
Những người mắc phải bệnh lý đau dạ dày, đặc biệt là bệnh nhân viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản thường có hệ miễn dịch rất yếu. Chính vì vậy, khi vi khuẩn khi xâm nhập vào trong cơ thể, thường sẽ ở lại và tấn công lớp niêm mạc dạ dày.
Về lâu dài, chúng có thể phá hủy toàn bộ cấu trúc niêm mạc, tiêu diệt lợi khuẩn cùng hệ sống sợi mao trong ruột non dẫn đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột kém, thậm chí không hấp thụ được thức ăn khiến người bệnh sụt giảm cân một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, dạ dày bị viêm loét, tổn thương nên hoạt động cũng kém hẳn. Do đó, thức ăn sau khi nạp vào không được tiêu hóa hiệu quả, dẫn tới việc cơ thể không thể hấp thụ được đủ dưỡng chất cần thiết. Thiếu chất, thiếu năng lượng lâu ngày sẽ khiến cân nặng bị sụt giảm.
Cùng với triệu chứng sút cân, bệnh nhân mắc phải bệnh đường tiêu hóa này cũng thường xuyên gặp phải các biểu hiện như:
- Mệt mỏi
- Đau bụng
- Những cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ
- Đau bụng dữ dội trước khi ăn hoặc sau khi ăn no có thể khiến cho người bệnh cảm thấy bất tiện.
Những người đau dạ dày sụt cân cũng thường mẫn cảm với các thực phẩm lạ, khi ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, cồn thì cơn đau bụng càng khó chịu hơn.
2. Đau dạ dày sút cân có thể là biểu hiện của những bệnh gì ?
Tình trạng sút cân do đau dạ dày có thể sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần xác định được rõ ràng những nguyên nhân này để có thể có phương hướng điều trị hiệu quả. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
2.1 Viêm dạ dày
Vi khuẩn HP khi xâm nhập vào cơ thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm dạ dày sút cân. Sự tồn tại và phát triển mạnh của HP trong dạ dày khiến lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị mỏng đi. Điều này khiến cho thành dạ dày bị tiếp xúc với dịch vị, bị tổn thương và bị viêm, xung huyết.
Chúng khiến bệnh nhân thường xuyên gặp phải những cơn đau bụng dữ dội, cảm giác đắng miệng và gây nên tình trạng chán ăn. Về lâu dài, viêm dạ dày sẽ khiến bệnh nhân sút cân nhanh chóng, suy nhược.
2.2 Loét dạ dày
Các vết viêm dạ dày lâu ngày không được điều trị sẽ chuyển thành loét. Các vết loét ăn sâu vào niêm mạc dạ dày, vừa gây đau, vừa gây chảy máu dạ dày rất nguy hiểm. Cùng với đó, người bệnh có thể nôn ra thức ăn có chứa dịch nhầy và thậm chí là máu. Nếu tình trạng diễn ra lâu dài có thể khiến thiếu máu, cơ thể xanh xao, gầy yếu và là một trong những của triệu chứng đau dạ dày sút cân nhanh chóng.
Cùng với tình trạng sụt cân nhanh chóng, đau dạ dày do viêm loét có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau vùng thượng vị với các cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Chúng có thể đau âm ỉ hoặc quặn thắt, đau từng cơn.
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn khi dạ dày bị tổn thương nặng nề kèm với các triệu chứng tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng cảm giác khó tiêu, hay do đau lúc bụng đói nửa về đêm sáng.
- Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị có thể xuất hiện những cơn trào ngược thực quản dạ dày.
- Rối loạn tiêu hóa là một trong những biểu hiện điển hình của loét dạ dày. Do việc tiêu hóa không ổn định, người bệnh viêm loét dạ dày thường tiêu chảy hoặc cũng có thể táo bón, mệt mỏi, cơ thể bị sút cân.
2.3 Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày cũng là một biến chứng của đau dạ dày sụt cân. Ở giai đoạn ung thư tiến triển, bệnh nhân có thể mất đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng, cơ thể nhanh chóng gầy rộc đi trông thấy. Ung thư gây ảnh hưởng lên toàn bộ hoạt động tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Do đó mà làm giảm cân nặng.
Cùng với sụt cân, ung thư dạ dày cũng gây nên hàng loạt những biểu hiện, triệu chứng tiêu biểu như:
- Tình trạng đau bụng với những cơn đau từng đợt: Khi ung thư chuyển sang giai đoạn năng, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng, với tần suất thường xuyên hơn. Thậm chí, ngay cả khi người bệnh dùng thuốc cũng không thuyên giảm.
- Cảm giác chán ăn: Thường ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là còn có thể là các hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
- Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu kèm theo nôn mửa, buồn nôn sau khi ăn. Ngay cả khi bệnh nhân ăn không quá nhiều thì vẫn có thể gặp phải những cơn đầy bụng, chướng bụng này.
- Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, cần nghĩ ngay đến khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Đi ngoài phân đen: Triệu chứng thường sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư. Điều này có nghĩa là nếu kịp thời phát hiện bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh lý dựa vào chính biểu hiện này. Sụt cân nhanh là một trong những triệu chứng nguy hiểm cho thấy ung thư đang lan rộng rất nhanh trong cơ thể. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy mình xuất hiện tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân.
>> Tìm hiểu thêm:
- 7 bài thuốc dân gian trị đau dạ dày tại nhà
- Nguyên nhân và cách điều trị đau dạ dày khi mang thai
- Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam hiệu quả
3. Làm gì khi bị đau dạ dày sút cân
Khi bị đau dạ dày và sút cân, người bệnh cần đi khám sớm nhất có thể để xác định phương hướng điều trị. Bên cạnh đó, việc thay đổi thói quen sinh hoạt và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là rất cần thiết.
3.1 Cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt
Ngay khi nhận thấy mình thường xuyên gặp phải các cơn đau dạ dày kèm theo các những biểu hiện sút cân, người bệnh cần quan tâm và đánh giá các biểu hiện. Để có thể nhận định chính xác nhất về bệnh tình của mình, tốt nhất nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để có thể được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm đau dạ dày có thể giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.
3.2 Chế độ ăn uống dành cho người đau dạ dày
Bệnh nhân đau dạ dày sụt cân nên cẩn trọng trong ăn uống. Một số loại thực phẩm dưới đây được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo không nên sử dụng nhiều để có thể hạn chế những cơn đau dạ dày:
- Không ăn các loại thức ăn chua, thức ăn lên men như dưa muối, kim chi, cà muối… đồ chua sẽ làm tăng acid trong dạ dày, khiến bệnh nặng hơn.
- Không ăn các loại gia vị có tính cay, nóng hay các món quá mặn, quá ngọt như dấm, ớt cay, tỏi, tiêu…
- Bệnh nhân không ăn nhiều rau sống, các loại đồ ăn sống như gỏi, tiết canh… và đồ ăn tái có thể chứa vi khuẩn HP, gây đau bụng,…
- Không ăn các loại thức ăn dai, cứng bởi chúng có thể tạo áp lực lên dạ dày.
- Người bệnh tốt nhất nên tránh xa các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Người bệnh mắc đau dạ dày sụt cần cần chú ý đến khẩu phần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và có sự chọn lọc kỹ càng để có thể giúp thể trạng nhanh hồi phục mà vẫn ngăn chặn các biến chứng. Những thực phẩm khuyến cáo nên sử dụng bao gồm:
- Nhóm các thực phẩm có chứa đường, mật ong, bánh quy, dầu thực vật,… giúp làm giảm tiết axit dịch vị.
- Bệnh nhân nên sử dụng trứng và sữa giúp trung hòa các axit dịch vị.
- Thực phẩm ít xơ như: rau củ non các loại rau củ màu xanh đậm tốt cho dạ dày.
- Bánh mỳ, gạo nếp, khoai, sắn… giúp hút acid tiết ra dư thừa và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
3.3 Thay đổi chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ngăn chặn bệnh lý đau dạ dày sụt cân biến chứng thành nặng. Chính vì vậy, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học như:
- Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya để tạo khoảng thời gian hợp lý cho dạ dày có thể nghỉ ngơi cũng như tiêu hóa hết phần thức ăn còn sót trong dạ dày.
- Nên ăn đủ 3 bữa trong ngày, trong đó bữa sáng và trưa cần nạp đủ năng lượng, không nên ăn quá khuya, ăn xong đi ngủ ngay.
- Thường xuyên tập thể dục là biện pháp giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất. Có thể thực hiện các bài tập thể thao nhẹ hoặc thiền hay Yoga đều là những gợi ý rất hoàn hảo.
- Duy trì tâm trạng lạc quan, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress- một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày trở nặng.
CumarGold New – Giải pháp toàn diện cho bệnh viêm loét dạ dày cấp và mãn tính
Bạn có biết: Lần đầu tiên Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam đã sáng chế thành công Nano Curcumin dựa trên công nghệ Micell tiên tiến nhất thế giới kết hợp với của nghệ vàng, rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh dạ dày. Nano Curcumin Viện Hàn Lâm có chất lượng tương đương với Nano Curcumin của Mỹ, cao hơn của Ấn Độ và Trung Quốc.
Tiếp nhận thành công đó, công ty cổ phần dược mỹ phẩm CVI đã kết hợp với Viện hàn lâm Việt Nam cho ra dòng sản phẩm bảo vệ dạ dày CumarGold New – Giải pháp toàn diện cho bệnh nhân đau dạ dày. Sản phẩm đã được hơn 10.000 nhà thuốc phân phối, hơn 20.000 dược sĩ tin tưởng, và được hàng triệu chuyên gia và bệnh nhân tin dùng trong suốt 8 năm qua.
Nano Curcumin với công nghệ Micell cho tác dụng tối ưu so với Curcumin thông thường:
- Tăng độ tan từ 7.500 -10.000 lần
- Hấp thu hơn 40 lần so với Curcumin thường
- Làm lành nhanh vết loét, hết đau dạ dày, triệu chứng ợ hơi, ợ chua nhanh chóng
- Giúp hơn 1,5 triệu người đã Ức chế 65 chủng vi khuẩn HP, không còn tái phát với bệnh dạ dày”
Ngoài ra, trong CumarGold New còn chứa chiết xuất Gừng chuẩn hóa giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược, đầy bụng, ợ hơi, cải thiện tiêu hóa. Hiệp đồng tác dụng ức chế khuẩn Hp, chống viêm, làm lành; kích thích sản xuất chất nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
CumarGold New – Giúp bệnh nhân đau dạ dày cải thiện qua từng ngày
- Sau 1-2 tuần: Giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày như đau rát thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, đầy bụng khó tiêu, ăn không ngon, mất ngủ…
- Sau 4-8 tuần:Các triệu chứng xuất hiện rất ít, niêm mạc dạ dày được phục hồi, vi khuẩn Hp được ức chế, bệnh nhân ăn ngon, tiêu hóa ổn định.
- Sau 9-12 tuần:Các triệu chứng không còn, bệnh nhân sinh hoạt bình thường, thoải mái, dễ chịu. Nguy cơ biến chứng được đẩy lùi, ngăn ngừa khả năng tái lại.
>> Tìm hiểu thêm: